Hôm nay,  

Lá Thư Từ Đức Quốc, 26-09-2013: Hậu Bầu Cử Quốc Hội 2013 Đảng Xanh và Hải Tặc ‘Kiểm Điểm, Chỉnh Đốn Nội Đảng’

27/09/201300:00:00(Xem: 13781)
Lê-Ngọc Châu
(Munich)

Hôm nay, người viết trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư từ Đức quốc. Nếu thời gian cho phép lần lượt tôi sẽ tóm lược nhanh các tin liên quan đến "hậu bầu cử Quốc Hội Đức" đã xảy ra vào ngày Chủ Nhật 22-9-2013. Tôi bắt đầu với đảng Xanh và Hải Tặc.

* * *

Tối hôm 22.09.2013, ai theo dõi tình hình chính trị nước Đức đều thấy rõ cuộc bầu cử lại Quốc hội Đức diễn ra rất căng thẳng, gay cấn chưa từng có.

Đảng CDU của bà Merkel chiến thắng vẻ vang với 41,5% và vì FDP bị loại ra khỏi Quốc hội nên hiện đang tìm một "đồng minh mới" để thành lập chính phủ, hoặc liên minh với Xanh hay với SPD. Tuy nhiên hôm nay người viết tạm giới hạn viết về hai đảng Xanh + Hải Tặc (không thôi bài sẽ rất dài) và sẽ trở lại "chuyện liên minh của CDU" và của đảng FDP trong bài khác.

Như chúng ta biết, kết quả bầu cử hôm 22.09.2013 không đáp ứng được sự mong đợi đối với đảng Xanh và Hải Tặc nói riêng.

Xanh chiếm được 8,4% (năm 2009: 10,7%) là đảng thứ 4 được tham chính, thua luônTả Khuynh (8,6%) và là đảng yếu nhất trong 4 đảng gồm CDU/CSU, SPD, Tả Khuynh và Xanh. Vì vậy Xanh thất vọng hoàn toàn; lý do Xanh vài tuần trước bầu cử theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri có thể chiếm đến 14%, hơn xa Tả Khuynh. Ngay trong đêm 22-09.2013 ban lãnh đạo Xanh đã tuyên bố sẽ tìm hiểu nguyên nhân đưa đến sự thất bại, chỉnh đốn lại nhân sự trong thành phần lãnh đạo cũng như xét lại đường lối chính trị đảng.

Và chuyện gì đến phải đến, hôm sau 23.09.2013 ban lãnh đạo của đảng Xanh tuyên bố "dọn đường" (ý nói đồng loạt từ nhiệm!) cho những nhân sự mới và sẽ bầu lại ban lãnh đạo trong một kỳ đại hội đảng bất thường sẽ được tổ chức nay mai, theo lời bà Clauida Roth, một trong hai vị chủ tịch của đảng Xanh sau khi ban lãnh đạo Xanh hộp tại Bá Linh và ngày giờ bà ta ấn định sau.

Hôm 24.09 Xanh cụ thể hơn sau phiên họp bất thường. Ông Trittin, bà Roth và Kuenast cho biết sau thất bại bầu cử là họ sẽ "thôi", không ra tranh cử vào hội đồng lãnh đạo của đảng Xanh trong cuộc bầu cử sắp tới. Riêng bà Goering-Eckardt, ứng cử viên hàng đầu của Xanh và thượng nghị sĩ Anton Hofreiter thì muốn trở thành trưởng khối tân dân biểu của Xanh tại Quốc hội Đức trong nhiệm kỳ 2013-2017. Ông Hofreiter là thượng nghị sĩ từ năm 2005. Từ năm 2011 ông là Chủ tịch Ủy ban Giao thông vận tải, nhưng cũng được xem là một chuyên gia môi trường và giống như Trittin ông ta thuộc về cánh tả của đảng Xanh. Hôm nay, 26.00.2013, chuyên gia về kinh tế Kerstin Andreae cho biết bà ta cũng ra tranh cử trưởng khối tân dân biểu của Xanh tại Quốc hội Đức. Vị chi sẽ có cuộc bỏ phiếu chọn lựa giữa Goering-Eckardt và Andreae trong nội đảng Xanh!

Trittin cho biết trong buổi họp nói trên là Xanh cần cải tổ nhân sự, có ban lãnh đạo mới với tầm nhìn là " Chúng tôi cần phải chuẩn bị vị trí của Xanh cho năm 2017 ". Đồng thời Trittin cho biết qua Twitter là ông và Katrin Gưring-Eckardt muốn dẫn đầu cuộc "thương lượng thành lập liên minh với CDU", nếu trường hợp này xảy ra!

Bà Roth nói qua "ARD-Morgenmagazin" là sẽ không ra tranh cử vào ban lãnh đạo Liên Bang của Xanh vào mùa Thu và thay vào đó muốn ra tranh cử chức phó chủ tịch Quốc hội Đức (Bundestagsvizeprsidentin). Kế vị chức chủ tịch của bà Roth sẽ là nữ chính trị gia đảng Xanh tiểu bang Saarland; Simone Peter. Đồng chủ tịch với bà Roth, Cem Ưzdemir cho biết muốn tái tranh cử chức chủ tịch đảng Xanh.

Cũng xin nhắc lại, bà Kuenast là người đã chủ xướng trong chiến dịch tranh cử với đề nghị giới thiệu một ngày Veggie (Veggie-Days) ở Kantinen mà qua đó bà ta đón nhận sự chỉ trích nặng nề từ liên minh cầm quyền màu đen và màu vàng.

Reinhard Btikofer, nghĩ sĩ Châu Âu cáo buộc Trittin rằng ông ta đã xuất hiện không như là ứng cử viên hàng đầu cho đảng nhưng chỉ như là " một phát ngôn viên của cánh trái ".

Cựu Ngoại trưởng Joschka Fischer ( Đảng Xanh ) buộc tội những thành viên hàng đầu của đảng Xanh là họ đã theo đuổi " một chiến lược" không những không giành được cử tri mới, mà còn làm cho nhiều cử tri cũ sợ hãi".

Tương tự đảng Xanh, xếp của đảng Hải Tặc (Piraten) Schloemer bỏ cuộc, tự động từ chức do hậu quả sự thất bại thê thảm của đảng trong cuộc tổng tuyển cử 22.09.2013 vừa qua. Qua sự yếu kém của Hải Tặc trong cuộc tổng tuyển cử, lãnh đạo đảng Bernd Schloemer đã từ chức. "Tạm biệt # Pirates! Vậy là xong đối với tôi. Tôi sẽ nghỉ hưu". Schloemer thông báo ngắn gọn như thế qua dịch vụ Twitter. Ông cám ơn cho bốn năm rưỡi tuyệt vời trong hội đồng lãnh đạo đảng liên bang. Đảng "Cướp biển" sẽ bầu trong kỳ đại hội đảng vào tháng 11 ở Bremen một hội đồng mới.

Điểm rất tiêu cực là tin tức liên quan đến Hải Tặc được cung cấp trong năm rưởi qua. Thay vì các cuộc tranh luận chính trị và nội dung của cuộc sống thì họ gây khó khăn, tạo không khí thù hằn cá nhân ngày càng chồng chất bao trùm lên cả những công việc khác. Nhiều tháng dài cãi cọ, bắt nạt nhau. Thêm vào đó, nhà chính trị John Ponader, giám đốc điều hành của Piraten còn tạo thêm sự kích động qua lời phát biểu tương tự như những ý tưởng phát xít của nghị sĩ Martin Delius /Berlin. Các vụ bê bối lớn và nhỏ chồng chất quá nhanh mà thậm chí còn có blog riêng của họ, Popcornpiraten.de được thành lập, báo cáo về vụ tranh chấp đang diễn ra bên trong nội đảng.


Theo nhận xét của người viết dựa vào tin tức báo chí loan tải thì Hải Tặc đã có khuyết điểm rất lớn là sự tranh chấp nhân sự trong nội đảng. Người ta có cảm tưởng sự tranh chấp về nhân sự giữa thành phần lãnh đạo còn quan trọng hơn nội dung, đường lối chính trị và chương trình tranh cử. Cho nên từ đó cử tri Đức lánh xa Hải Tặc cách nhanh chóng cũng là chuyện dễ hiểu!

Piraten trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày chủ nhật 22-09-2013 chỉ chiếm 2,2 phần trăm số phiếu và không vào được quốc hội Đức như ý muốn. Schloemer nói qua Spiegel Online: " đã đến thời điểm đòi hỏi người với với những đường lối chính trị mới! " Schloemer nói thêm: " tôi muốn tự quyết định khi nào tôi ra đi.."

Schloemer được bầu làm chủ tịch đảng Hải T8ạc (hay Cướp Biển=Piraten) trong năm 2011, vào thời điểm đó "Piraten cao bay" và đã thắng cử liên tiếp ba lần, được tham chính tại 4 nghị viện tiểu bang (Berlin, NRW, Saarland và Schlewig-Holstein). Schloemer, 41 tuổi, từng là công chức trong Bộ Quốc phòng được dẫn đầu bởi CDU, đã hai năm giữ chức thủ quỹ trong ban điều hành liên bang của đảng Piraten.
germany-merkel-wins-big-resized
Đảng CDU của bà Merkel thắng lớn với 41,5%.

Thay lời kết:

Người viết mạo muội đưa ra vài nhận định riêng sau đây đi từ những dữ kiện nêu trên:

• Đức là một nước Dân Chủ, đa đảng nên khác với cộng sản đông Đức nói riêng và các nước theo chủ nghĩa xã hội nói chung như cộng sản Việt Nam là các chính đảng luôn ý thức được vai trò của họ vì quyền lợi quốc gia và đảng. Thấy không đủ uy tín và mất đi sự ủng hộ của cử tri họ "tìm cách từ nhiệm", dọn đường cho những khuôn mặt mới vớ hy vọng qua đó, những chính trị gia mới này sẽ kéo đảng nói riêng ra khỏi khó khăn hiện tạị.

Họ là những chính trị gia chuyên nghiệp, có trình độ và nghề nghiệp vững chắc trước khi dấn thân phục vụ, làm việc cho đảng. Tuy rằng họ có lương bỗng cao nhưng không vì thế "cố bám trụ" và đây là điều chúng ta (nếu muốn) có thể lưu ý, học hỏi.

• Uy tín đóng vai trò quan trọng ! Trittin, ứng cử viên hàng đầu của Xanh một tuần trước khi bầu cử xảy ra bị báo chí phanh phui quá khứ xấu cách đây 32 năm. Vào năm 1981, Trittin ủng hộ "cho việc ấu dâm", một tội phạm hình sự! Bản tin với chứng cớ đàng hoàng cáo buộc Tritten và truyền thông Đức nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên Xanh nghĩ rằng đây cũng là 1 trong các nguyên nhân làm cử tri Đức không ủng hộ Xanh như họ mong đợi.

• Ngoài ra, đường lối chính trị của một đảng đóng vai trò quan trọng tại một quốc gia rất dân chủ như Đức. Chính sách chính của Xanh là môi sinh, và nói cho cùng những đường lối khác cũng không khác gì CDU, SPD cũng muốn đem lại cơm nó áo ấm cho người dân, cài tổ giáo dục, phát triển kinh tế …; chỉ có khác về hình thức hay phương thức thực hiện.

• Đảng hải tặc khi mới xuất hiện gây chú ý nhất là giới trẻ liên quan đến "chính sách Internet nói chung, là đảng nhỏ theo xu hướng Informationsgesellschaft (information society, tạm dịch là Thông Tin Xã Hội". Tuy vào được 4 nghị viện tiểu bang nhưng Piraten chẳng đưa ra thêm được đường lối nào cụ thể hơn nữa nên cử tri Đức không ủng hộ và kết quả bầu cử quốc hội 2013 vừa qua với 2,2% đủ cho đảng Piraten hiểu rằng họ chưa đủ "tầm vóc" để lọt vào quốc hội Đức. Muốn vậy Hải Tặc phải chứng minh cho thấy họ có những chính sách khả thi hơn nhằm phục vụ cho đất nước và dân chúng Đức!

• Dành rằng tranh chấp trong sinh hoạt chính trị hay cộng đồng..v.v… khó tránh khỏi nhưng nếu tranh giành vì chức vụ, tạo phe cánh chửi bới nhau như Hải Tặc là một thí dụ điển hình khó mà có chỗ đứng trên chính trường Đức là một nước Tư Do Dân Chủ. Vì đủ mọi thành phần đảng viên của hành chục đảng phái cũng như ứng cử viên độc lập cho nên dân chúng Đức tha hồ chọn lưạ những nhân sự uy tín, phục vụ cho đất nước và mang lại phúc lợi cho người dân như có thể tùy theo khả năng để bầu, ủng hộ. Đảng nào hay đại diên dân cử nào được bầu nhưng trong quá khứ không gây được niềm tin đối với cử tri Đức thì đừng mong sẽ nhận được sự ủng hộ của họ lần nữa qua "Lá phiếu Dân Chủ"!

Tóm lại, "Lá phiếu Dân Chủ" của cử tri Đức đã được sử dụng đúng theo ý của họ, không bị một áp lức nào cả. Trong hầu hết các cuộc bầu cử xảy ra ở Đức theo sự nhận xét của người viết thì đảng nào có uy tín, nhân sự tốt họ ủng hộ. Còn nếu thấy không đáp ứng được sự mong đợi của người dân thì cử tri Đức mạnh dạn, không vì cảm tình riêng "bỏ phiếu bằng chân" loại ngay ra khỏi chính quyền. Một thí dụ cụ thể nhất là FDP đã thất bại thê thảm hôm 22.09.2013, bị loại ra khỏi quốc hội Đức và hôm sau 23.09.2013 không những chủ tịch đảng Roesler mà toàn ban lãnh đạo đảng gồm 54 chính trị gia tên tuổi đồng loạt từ chức. (Tôi sẽ chi tiết hơn trong 01 bài viết khác!). Kể cả những nghị sĩ tên tuổi hay đảng tham chính, nhưng nếu chỉ là "nghị gật hay tham chính cho có mà thôi, thụ động" thì trong nhiệm kỳ tới cử tri Đức không ủng hộ nữa, họ sẵn sàng "bỏ phiếu mời thành phần này đi chỗ khác chơi".

Lá Thư từ Đức quốc khá dài rồi nên xin tạm dừng ở đây. Sẽ trở lại với quý độc giả nay mai.

Lê-Ngọc Châu (Munich, Chiều ngày 26.09.2013)
(Tài liệu tham khảo: AFP, Spiegel Online, Yahoo-News)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.