Hôm nay,  

Những Viên Ngọc Quí Trong Tù Ngục

21/09/201300:00:00(Xem: 6981)
Ngày 2 tháng 9 đến rồi đi, để lại nỗi thất vọng trong lòng nhiều người. Theo sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ hội kiến với ông Obama, trong giới blogger đã có không ít người hy vọng một giai đoạn mới trong hồ sơ nhân quyền Việt Nam bắt đầu. Đó là hy vọng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ theo chân Miến Điện thả - nếu không tất cả thì cũng rất nhiều - tù chính trị nhân dịp ngày 2 tháng 9. Nhưng thay vì các tin vui về thái độ đối xử mới văn minh hơn, người ta chỉ thấy các cảnh bao vây các nhà dân chủ ngặt nghèo hơn và các đợt đàn áp tôn giáo mới từ Nam chí Bắc.

Nhưng cũng trong tháng 9 này, người Việt Nam cùng nhớ có ít là 5 sinh nhật trong tù của các anh chị Điếu Cày. Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung, Lê Quốc Quân, Đậu Văn Dương; và 1 sinh nhật của anh Nguyễn Xuân Anh vừa ra tù. Những ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu của 6 cuộc đời này và những cuộc đời khác nữa đang hy sinh trong tù ngục vì tương lai của người khác để lại trong chúng ta không ít khắc khoải.

Ai trong chúng ta lại chẳng biết tình trạng xã hội bế tắc, đất nước suy đồi, nguy cơ mất dần đất nước vào tay Trung Quốc ngày càng rõ nét hiện nay cần phải được chấm dứt. Ai lại chẳng biết đây là những việc mà chính dân tộc Việt Nam phải đứng lên giải quyết chứ không thể trông chờ hay nhờ vả ai khác. Nhưng câu hỏi thách thức to lớn nhất vẫn là: AI TRONG CHÚNG TA SẼ ĐỨNG LÊN ĐẦU TIÊN để làm những việc cần thiết đó?

Xin thưa chính là những trái tim yêu nước, yêu người tha thiết đang ngồi trong tù ngục hiện nay!

Những con người xem bề ngoài có vẻ bình thường ấy đã từng sống ngay bên cạnh chúng ta nhưng ít người nhận ra họ. Dưới sự cai trị nghiệt ngã và hung bạo của chế độ độc tài CSVN suốt 3/4 thế kỷ qua, ai nấy, dù già hay trẻ, đều biết loại chuyện gì sẽ ập xuống đầu những người dám đứng lên cảnh báo về những nguy hiểm cho đất nước, những đau khổ cho dân tộc, và quan trọng hơn nữa là chỉ ra nguồn gốc của các nguy hiểm đó chính là chế độ đang cai trị đất nước. Và không chỉ riêng họ, mà cả gia đình, bè bạn của những người nói lên tiếng lương tâm này cũng bị vạ lây. Và cũng từ 3/4 thế kỷ sống dưới sự trấn áp đến độ luôn tự kiểm duyệt suy nghĩ của chính mình đó, mà rất nhiều người trong chúng ta không hiểu nổi cái gọi là "tiếng lương tâm" là gì mà lại đủ sức thúc giục những người dám đứng lên làm chuyện "điên rồ" ấy. Thật vậy, trong nhiều giai đoạn trong quá khứ, những người như nhà thơ Hữu Loan, nhà văn Trần Dần, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, v.v... bị xem là "những anh dở hơi", "hâm", "mắc bệnh tâm thần".

Nhưng những trái tim khát khao danh dự cho đất nước và nhân phẩm cho dân tộc này không chỉ bất chấp các đòn phép trấn áp của bạo quyền mà còn bất chấp cả ánh mắt ngờ vực của nhiều người chung quanh, để tập trung vào những mục tiêu mà họ muốn xả thân phục vụ.

Họ là những Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Lê Thị Kim Thu, Lê Thị Ngọc Đa,… những người dân bình thường nhưng quên cả những oan khuất của chính mình để giúp bà con dân oan khác đòi công lý, đòi lại miếng đất kiếm sống duy nhất của gia đình. Đây là những người cùng sống lê lết trên vỉa hè với các nạn nhân khác, cùng chịu những cú đòn dã man của công an, và nay đang bị các cai tù cố tình đày đọa hơn cả những tù nhân khác.

Họ là những Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương,... những người xót xa trước cảnh các công nhân Việt đang bị chính chế độ của giai cấp Công Nông tiếp tay với tư bản nước ngoài hà hiếp, đánh đập, và ngay cả quịt lương. Nay trong lao tù, đảng của giai cấp Công Nông lại căm thù họ hơn xa cả mối thù tư bản trước kia. Những tin tức về các trận đánh đập và các căn bệnh trên người Đỗ Thị Minh Hạnh đang làm rơi nước mắt nơi những người còn lương tâm trên khắp thế giới.

Họ là những Lm. Nguyễn Văn Lý, Ms. Nguyễn Công Chính, Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Đình Cương, Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Đức Hòa,... những người chỉ muốn mọi người dân Việt dù theo tín ngưỡng nào cũng có quyền sống đạo và có thể góp phần băng bó lại xã hội đang tan nát, băng hoại về mọi mặt.

Họ là những Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Minh,… những người đau thắt ruột gan nhìn từng phần đất, phần biển đảo rời khỏi thân thể tổ quốc. Không những thế, các ngư dân Việt bị giặc Tàu cướp bóc, đánh đập, bắn giết trên biển Đông. Rồi từng đoàn, từng vùng biệt lập của quân đội Tàu trá hình cứ mọc lên như nấm tại những nơi hiểm yếu của đất nước, kể cả trên "nóc nhà Đông Dương" và dọc theo biên giới. Những trái tim yêu nước này đã phải lên tiếng dù biết đang làm phật lòng giới lãnh đạo tại cả Hà Nội và Bắc Kinh.

Họ là những Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Lê Quốc Quân, Vi Đức Hồi,... những người thấy xa hơn tương lai tụt hậu và bần cùng của đất nước dưới ách cai trị độc tài hiện nay. Họ tha thiết kêu gọi dân tộc Việt hãy chọn một con đường mới cho Việt Nam.

Hiển nhiên khi cái nhãn "tâm thần" không còn hữu hiệu như trong quá khứ nữa, ban tuyên giáo và báo đài của đảng đã thử dán lên những người Việt yêu nước này đủ loại nhãn hiệu xấu xa khác, như "những phần tử bất mãn", "những kẻ hám danh", "tranh đấu để kiếm thu nhập", "thi hành các chỉ thị của những thế lực thù địch nước ngoài",... Bên cạnh đó là những lời khuyên can ngon ngọt, như "yêu nước thế là tốt rồi, nay về đi để nhà nước lo", "chuyện ngoại giao lớn lao dân biết gì mà lo, hãy tin vào lãnh đạo", "tuổi trẻ hãy lo học hành và ngành nghề chuyên môn", "đất nước cần ổn định để phát triển",...

Nhưng những lời này không làm rúng động hay lừa bịp được những con dân Việt nêu trên vì họ không chỉ nhớ mà còn dùng lịch sử Việt Nam để thuyết phục người chung quanh. Trong dòng lịch sử của dân tộc những lời xỉ vả và ru ngủ mà ban tuyên giáo đảng CSVN đang dùng đã xuất hiện vô số lần.

Chắc chắn đã có những kẻ từng khuyên Trần Quốc Toản là còn nhỏ không nên lo chuyện đất nước, hay khuyên Phạm Ngũ Lão chỉ nên tập trung vào ngành nghề chuyên môn, chuyện quốc gia đại sự hãy để người khác lo. Chắc chắn chế độ nhà Minh từng phê phán cái làng của dòng họ Lê Lợi chỉ là đám phá hoại ổn định xã hội. Chắc chắn đã có những người từng tố cáo vua Quang Trung giữ ý đồ phá hoại quan hệ hữu hảo với Bắc Triều mà vua Lê đã dày công xây đắp với vua Thanh. Chắc chắn có những kẻ từng khuyên Ngô Thì Nhậm cứ nhắm mắt cầm chắc sổ hưu dù phục vụ triều đình nào cũng được. Chắc chắn đã có các quan tòa của chế độ thực dân Pháp từng lên án những người đòi chủ quyền cho Việt Nam là lũ lạm dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền nói xấu chế độ, để âm mưu lật đổ, để khủng bố và phá hoại sự phát triển trong ổn định,...

Và một điều nữa cũng đã trở thành qui luật: Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, sinh mạng dân tộc vẫn luôn phụ thuộc vào những con dân Việt như vậy. Chính họ, những con người bình thường nhưng ý chí cao vòi vọi và niềm tin sắt đá vào công lý, lẽ phải, và truyền thống dân tộc; đang sẵn sàng hy sinh bản thân họ cho niềm tin đó. Sự hy sinh này đang làm thay đổi suy tư của cả một dân tộc sau gần 7 thập niên bị đảng CS thuần hoá trong tư cách sống dưới cả gà vịt (nếu dùng từ ngữ của nhà văn Võ Thị Hảo).

Con đường trước mặt cho dân tộc đã mở ra và đã được trả giá bằng những hy sinh cao quí. Đã đến lúc chúng ta, phần còn lại của dân tộc, mạnh dạn bước tới, theo gương những anh chị đã mở đường. Chúng ta sẽ tập trung với tất cả quyết tâm vào mục tiêu trước mặt là tương lai tự do, phú cường, nhân phẩm và hạnh phúc cho dân tộc, bất chấp các trò bạo hành và mọi loại chướng ngại khác dọc đường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.