Hôm nay,  

Người Già Tại Mỹ Có Nên Về Sống Tại VN Không?

08/09/201300:00:00(Xem: 17881)
Nguyễn Ninh Thuận
(Viết một phần qua Sưu tầm)

Sáng nay chúng tôi thức dậy sớm mở Email ra đọc… Thông thường hàng trăm email từ các nhóm văn thơ,bạn hữu gởi đến, chúng tôi đọc lướt qua tựa đề rồi quyết định đọc hay xóa đi… Một email từ: dzung.bui với tựa "Người Già Có Nên Về Sống Tại VN Không? " bài do bạn BaTran giới thiệu… Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ ngày 26/6/2007.

Vấn đề hơi tế nhị có thể gây phiền lòng một số ít quí cụ…Có nhiều câu hỏi được đặt ra...

- Đã là người Việt Nam có ai không muốn về sống trên quê cha đất tổ,để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác?…

- Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có sung sướng không? Có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình không? Chi phí sống ở Việt Nam có thấp hơn sống ở Mỹ không? Các món ăn có hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ không? Nhất là hiện nay thực phẩm không có chất lượng, vì tiền họ không nghĩ đến sức khỏe con người, mà trước mắt tiền và tiền đầy túi, sống chết mặc ai…

- Có một số ít người về để xây biệt thự để về hưởng thụ, vui chơi… để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về phải không?…

- Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác phải không?

Cụ Năm cho biết… " Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ, nhưng họ không nhận nuôi các bà… Ý định: "Ta về ta tắm ao ta" sớm tắt ngay…

Cậu Hoàng kể chuyện là "…các nữ tu một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ cậu muốn về, nhưng khi nhìn thấy thực tế là tỉnh mộng…"

- Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu, nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Người con gửi tiền về cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng họ đối xử rất tồi tệ… Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang để đòi tiền thêm. Các con ruột nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lựa sai lầm …"

Anh Đang kể lại chuyện thương tâm của anh Toàn, bạn thân của anh.... " Sau khi vợ anh Toàn chết, anh nghe theo lời xúi dục của hai vợ chồng đứa con trai lớn bán nhà về VN sinh sống với chúng. Khi mới chân ước chân ráo trở về quê cũ, anh được bà hàng xóm đón tiếp như một vị khách quý vì sẳn tiền trong túi anh tiêu pha rất rộng rãi được lòng bà con. Nhất là hai vợ chồng con trai ân cần săn sóc anh rất chu đáo. Anh nghĩ cuối cuộc đời sống với con cháu là thượng sách… Thế là bao nhiêu tiền bạc anh ấy giao hết cho con trai sửa nhà cửa cho rộng rãi và buôn bán làm ăn… Cuộc sống êm ấm xảy ra được vài tháng, thế rồi mức săn sóc lơi dần ra… Chưa tới 1 năm tình thâm lại quay mặt 180 độ, con trai nghe lời vợ đối xử rất tệ bạc với cha ruột! Anh Toàn đòi tiền lại, nhưng hai vợ chồng thằng con trời đánh cho biết làm ăn thất bại không có tiền trả lại… Anh Toàn sừng sộ làm cho ra chuyện, nhưng có âm mưu, hai vợ chồng ra hai điều kiện: 1 là cha già ra khỏi nhà… hai là chúng cất một chòi nhỏ cuối vườn, gần bụi chuối để anh Toàn sinh sống! Thế rồi bao đêm suy nghĩ, anh Toàn thấy không trở vể Mỹ vì về VN lâu ngày giấy tờ không còn hiệu lực khi chưa vào quốc tịch và đã làm giấy tờ hồi hương… Anh phải ngậm bồ hòn làm ngọt, sống hết một kiếp sống thừa ở trong căn nhà lụp xục thiếu mọi tiện nghi với bữa đói bữa no...Thật là cái giá quá đắt cho tình nghĩa cha con dưới thời CS…

Mục Sư kể chuyện…

- Chúng ta biết điều kiện an ninh tốt chưa?… Có nạn nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét không?…

- Khi hậu Việt Nam nay có khắc nghiệt, nóng nực, và mưa xuống là ngập sinh ra lụt lội hơn 30 năm về trước không? …

- Vấn đề ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe như thế nào?…

- Thức ăn uống không hợp vệ sinh rồi phát sinh nhiều bệnh tật không?…

- Các tài xế có lái xe quá ẩu, không có sự an toàn không? …

- Bước chân ra khỏi nhà là tốn đủ mọi thứ tiền: nào là tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác phải không?…

- Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp không?

- Điều kiện chữa trị y tế hơn Hoa Kỳ không?...

- Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình phải không?

Cụ An nói.. " Điều quan trọng nhất là những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng hơn 800USD. Nếu tôi ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt tiền già ngay vì đó đâu phải tiền hưu của tôi!" …

Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?

- "Nếu tôi không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc thì xin vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California.! " Cụ An tâm sự tiếp…

"- Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng toạ đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời. Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào… Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ. …" Mục Sư Ân cần nhắn nhủ...

- Hello, chị Thy Mai có khỏe không? -Chị bước qua tuổi hơn 70, có khi nào chị nghĩ về VN sống chuổi ngày còn lại và chết ở quê hương mình không?-

"- Mấy lâu nay trong người chị không được khỏe… Như em đã biết, chị đâu còn con cháu bên VN mà về luôn bên đó sinh sống! Chị chỉ còn gia đình hai ông anh, nay cũng già yếu bệnh tật luôn. Chị phải dành dụm trong tiền hưu trí của mình gởi về giúp gia đình các anh trong cơn nguy khốn! Trong 'cái khó bó cái khôn ', chị muốn về thăm các anh một chuyến, nhưng suy đi tính lại tốn rất nhiều tiền thì đâu có tiền giúp đỡ được! Chị cũng không muốn xin tiền các con chị, dù chị đã hy sinh cuộc đời chị là một mình đưa chúng đi vượt biên mấy chục năm về trước… rồi tất bật làm ăn nuôi chúng nên người hữu dụng. Nay chúng có công ăn việc làm vững chắc! Nhưng các con đã có gia đình riêng tư, chúng phải lo cho con cái học hành. Nước mắt chảy xuống mà em! …"

- Nhưng nếu chị còn con cháu bên VN thì chị có định về VN sống tiếp cuộc đời còn lại không?

"- Chắc là không đâu em! Chị không muốn làm gánh nặng cho con cái khi tuổi về già. Nay chị hết đau bệnh này lại đau bệnh khác liên mien, ở bên này đủ thầy đủ thuốc, không tốn tiền mà không mạnh hẳn, thì về VN chỉ khổ cho con cháu phải hầu hạ mình thôi! Chị chỉ về thăm chúng và thỉnh thoảng gởi quà bánh cho các cháu vui mừng là được! Bên này chị cũng lo đầy đủ cho mình khi nằm xuống!... Nếu chị thấy bệnh tật nhiều làm phiền đến con cháu thì vào viện dưỡng lão cho con cháu đỡ vất vả. Chị cũng đã làm giấy là nếu dại mình phải nằm một chỗ sống cũng như chết thì rút ống cho chị đi thanh thản, khỏi làm phiền con cháu lui tới thăm viếng! Ai cũng một lần ra đi… Sống mà đem niềm vui đến con cháu thì nên sống, còn không thì về với ông bà cho xong…"

- Hello chị Bạch Mai! Mấy tuần nay sao vắng bóng chị, chị về VN thăm nhà há?

"- Lễ nhiều, mấy đứa con chị đưa chị đi chơi mọi nơi vui lắm! Chị cũng định Tết về thăm quê hương một chuyến, nhưng còn e ngại thời tiết; không khí, thức ăn bị ô nhiễm, xe cộ đường sá kẹt, hơn nữa tiền bạc mình eo hẹp không quà cáp đủ cho người thân sẽ bị phiền trách…vì nhiều người ' áo gấm về làng' mình đâu bì với tiền hưu già ít ỏi của mình được! nên còn tính lại… thế mà bạn chị có ý hướng về an hưởng tuổi già bên VN chị chịu thua thôi! "

- Bạn chị có lãnh tiền hưu không hay lãnh tiền già?

"- Có người lãnh hưu thì còn mạnh miệng nói, nhưng có người chỉ lãnh tiền già nên e sợ sẽ bị cúp tiền luôn… Nếu về không có tiền thì buồn nhiều hơn vui ' vai mang bị bạc lè kè, nói quấy nói quá chúng nghe ầm ầm …' Đời mà em!...Bên này vui quá, đau ốm có thầy có thuốc, con cháu đưa đi chơi, già thì vô Nursing home, nếu không muốn làm phiền con cháu… À quên, cuối tuần này chị rảnh, có hội đoàn nào không, chị sẽ đi với em?..."

- Chị không có sức để đi đó thôi! Có nhiều mục đáng đi lắm, em sẽ tin chị biết và chị sắp xếp để đi nhé! Chào chị, chúc chị an vui..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.