Hôm nay,  

Chính Sách Đối Ngoại Rơi Rụng

02/07/201300:00:00(Xem: 6690)
...cũng là cách chính quyền Obama lái dư luận ra khỏi các vụ xì-căng-đan nhức đầu...

Năm 2008, một chuyên viên tổ chức cộng đồng của một vùng ngoại ô phiá nam thành phố Chicago ra tranh cử tổng thống. Ông hứa hẹn đủ điều, từ đại đoàn kết dân tộc đến hoà đồng màu da, từ ổn định kinh tế đến cải tổ tài chánh, từ chấm dứt đe dọa khủng bố đến cải thiện bang giao với tất cả các nước trên thế giới, bạn và nhất là thù nghịch, v.v... Ngày ông được đảng của ông đề cử làm ứng viên tranh cử tổng thống, ông tuyên bố đó là ngày thủy triều ngừng dâng trong khi địa cầu sẽ hàn gắn mọi vết thương. Không nên tìm hiểu thế nghiã là gì, cứ việc tin theo thôi.

Với một người chưa làm một việc gì lớn lao hơn là tổ chức cộng đồng, tức là giúp dân một khu phố xin sửa đường, gắn đèn đường, lắp hệ thống cống rãnh, tu bổ sơn quét chung cư, xin phiếu thực phẩm hay medicaid cho những ông già bà lão trong khu phố, đây quả là những hứa hẹn còn lớn hơn đội đá vá trời.

Trước những câu chất vấn của thiên hạ, ông đã thao thao bất tận có câu trả lời đầy đủ, không thiếu sót trong bất cứ vấn đề gì.

Một câu hỏi khúc mắc nhất mà ông vẫn trả lời được, đó là vấn đề đối ngoại. Được hỏi ông có kinh nghiệm đối ngoại như thế nào mà ông nghĩ ông có thể lãnh đạo đại cường đối đầu với cả thế giới, bạn cũng như thù, ông trả lời rất rõ ràng là ông là công dân của... thế giới.

Một cách cụ thể hơn, ông khoe ông là người có máu quốc tế, ông bố ruột là người Kenya từ Phi Châu, ông bố ghẻ là người Nam Dương từ Á Châu, bà mẹ là Mỹ trắng gốc Ái Nhĩ Lan, nhưng cũng là chuyên gia tư vấn quốc tế, đi làm việc khắp xứ này xứ kia. Quan trọng hơn nữa, ông đã sống ở Nam Dương tới bốn năm, từ năm 6 tuổi đến năm 10 tuổi. Đến thời sinh viên, ông có đi thăm Pakistan mấy ngày. Cái lý luận này đúng ra chỉ có một mình ông có thể tin được thôi, nhưng thực tế đã có cả triệu người ngẩn ngơ tin, cũng như ngơ ngẩn tin tất cả những lời hứa hẹn của ông mặc dù có nhiều điều họ chẳng hiểu rõ nghiã là gì.

Trong vấn đề chống khủng bố, ông chê cựu TT Bush là không biết cách. Ông sẽ có cách ôn hoà, tôn trọng văn minh, văn hoá và tôn giáo Ả Rập, và cả khối này sẽ xếp hàng sau lưng ông, khủng bố chấm dứt trên toàn cầu.

Lâu lắm thế giới mới thấy được một người có khả năng ăn nói với một sức thuyết phục có một không hai như vậy. Cả thế giới cấp tiến, “yêu chuộng hòa bình” phủ phục xuống hoan hô. Hơn một nửa dân Mỹ bị hớp hồn, và ông chính khách này đắc cử tổng thống. Chẳng bao lâu sau, ông nhận lãnh luôn giải Nobel Hòa Bình, chỉ vì tài mồm mép.

Giờ này đây, bước qua ngưỡng cửa nhiệm kỳ hai, tự nhiên cơn mưa thác lũ đổ xuống. Hết xì-căng-đan này đến khủng hoảng khác. Cơn mưa này chưa tạnh, cơn bão khác đổ đến. Từ khủng hoảng ngoài nước tuốt đâu Benghazi, đến xì-căng-đan trong nước qua các vụ sở thuế và theo dõi nhà báo, theo dõi điện đàm và emails. Rồi từ trong nước lại quay ngược ra ngoài nước với khủng hoảng ngoại giao, hay nói cho đúng hơn, thất bại ngoại giao với Trung Cộng và Nga, và cả với các đồng minh Âu Châu luôn.

Những thất bại này phải được đặt trong bối cảnh một chính sách ngoại giao tả tơi rơi rụng của chính quyền Obama trong suốt hơn bốn năm qua.

Anh chuyên gia CIA-NSA Edward Snowden xì tin NSA theo dõi cả triệu người dân Mỹ qua các điện đàm, và internet, emails, gây chấn động chính trường Mỹ. Người khen kẻ chửi, ai cũng có ý kiến về việc làm của anh này. Chính quyền Obama truy tố anh này về tội gián điệp và lùng bắt. Nhưng anh này khôn ngoan, đã cao bay xa chạy trước khi xì tin mật cho các báo Washington Post của Mỹ và The Giardian của Anh.

Hành động của anh này như đã bàn trên cột báo này, chỉ là loại tiêu biểu cho mấy anh cấp tiến cực đoan lập dị, muốn chơi nổi mà bất cần biết hậu quả, hậu quả cho cả nước cũng như hậu quả cho cá nhân mình. Như cái anh Julian Assange xì cả trăm ngàn mẫu tin emails cho thiên hạ và báo chí coi chơi qua Wikileaks, gây tai tiếng không ít cho chính quyền Mỹ về phương diện quốc phòng và ngoại giao. Bây giờ trốn trong một phòng của toà đại sứ Ecuador tại Anh từ cả năm nay, không thấy cách nào có thể ra ngoài được trong không biết bao nhiêu năm nữa. Gọi là ở tù không có ngày ra.

Bây giờ đến phiên anh Snowden này, cho đến giờ vẫn trốn chạy, chưa biết tương lai như thế nào.

Cái tội của anh Snowden này nặng hơn anh Assange nhiều. Anh Assange dù sao thì cũng chỉ là xì ra những thư từ qua lại của các viên chức thấp hay trung cấp, và sự kiện bị lộ phần lớn chỉ gây bối rối cho chính phủ Mỹ, chẳng hạn như tin các viên chức ngoại giao Mỹ nói xấu về các lãnh tụ đồng minh. Trong khi anh Snowden này mang bốn cái laptop đầy ắp tin mật về hệ thống tình báo, theo dõi thiên hạ của NSA. Theo dõi dân Mỹ, theo dõi khủng bố, nhưng cũng theo dõi cả Nga, Trung Cộng, và theo dõi luôn các đồng minh.

Điều làm chính quyền Obama lo xót vó là không biết trong mấy cái laptop anh này ôm đi có những tin bí mật gì, quan trọng đến mức nào. Chính quyền Obama với sự hậu thuẫn của truyền thông phe ta khua chiêng gõ trống rầm rộ về chuyện anh Snowden chạy lăng xăng, đi đến đâu bị chính quyền Mỹ rình ràng truy đuổi đến đó.

Điều ít người để ý là đây cũng là cách chính quyền Obama lái dư luận ra khỏi các vụ xì-căng-đan nhức đầu. Mở báo hàng ngày ra đọc, các mẫu tít chạy ngang cả mặt báo đều là tin chính quyền Mỹ rượt đuổi anh Snowden, chỉ trích Trung Cộng và Nga bất hợp tác, không còn tin sốt dẻo về Benghazi, về IRS, về Foxnews bị theo dõi, hay về NSA nữa.

Thật ra, chuyện anh Snowden có bị bắt, dẫn độ về Mỹ chẳng quan trọng lắm. Cùng lắm thì anh này sẽ đi bóc lịch một thời gian dài. Nhưng những bí mật an ninh quốc gia đã bị bật mí hết rồi. Theo tin báo chí, anh Snowden trốn ở Hồng Kông cả tuần lễ, rồi được chính quyền Hồng Kông với sự chỉ đạo của Bắc Bình, cho ra khỏi nước. Chạy qua Nga, anh này đã bị tam giữ ở cảng quá cảnh tại phi trường Moscow. Cho đến khi bản tin này được viết thì chưa ai thấy tương lai anh này sẽ ra sao. Trong quá khứ, đã có nhiều trường hợp tỵ nạn chính trị bị kẹt ở phi trường, trong đó nổi tiếng nhất là anh Mehran Nasseri, tỵ nạn từ Iran, đã kẹt ở phi trường Charles de Gaulle của Paris trong 18 năm từ 1988 đến 2006, sống như một tên ăn mày vô gia cư tại phi trường, không ai thèm dòm ngó tới, lết qua lết lại với vài ba thùng quần áo nhơ nhớp đựng trong thùng cạc-tông để trên xe kéo hành lý tại phi trường, tối ngủ trên mấy cái ghế chờ tàu bay.

TT Putin cũng như CT Tập Cận Bình chỉ cần tin mật thôi, còn anh Snowden thì họ chẳng coi ra gì.

Tất cả các chuyên gia về các vấn đề an ninh tình báo đều hiểu trong thời gian anh Snowden ở Hồng Kông và Moscow, anh đã phải trả giá khá đắt: cho các cơ quan tình báo Trung Cộng và Nga xem qua hay sang lại mấy trăm hay mấy ngàn tài liệu trong các laptop của anh, cũng như chia xẻ tin tức về cách Mỹ thâm nhập các hệ thống điện toán thế giới. Bí mật đã bật mí hết rồi, bây giờ có bắt lại được anh này, cho đi tù thì bò cũng đã chạy khỏi chuồng từ lâu rồi, bắt anh chăn bò cũng chẳng ích gì. Sao phải làm to chuyện thế nếu không phải là muốn đánh trống khỏa lấp những xì-căng-đan khác?


Thái độ của Trung Cộng và Nga trong vụ này đã mang chúng ta trở lại thời chiến tranh lạnh của mấy chục năm trước. Sau khi chế độ cộng sản xụp đổ khắp nơi, bang giao giữa Mỹ và các đại cường cộng sản đã được cải thiện rất nhiều. Cho đến khi TT Obama nhậm chức.

Tân ngoại trưởng Hillary Clinton lần đầu tiên gặp ngoại trưởng Nga đã tặng cho cái hộp ghi chữ “reset”, kiểu như là “bắt đầu lại”, sau khi quan hệ Mỹ-Nga bị xấu đi vì cuộc chiến xâm lăng Georgia tháng sáu 2008 của Putin, để bước vào kỷ nguyên hợp tác mới, thân thiện hơn.

Nhưng kỷ nguyên mới đó cuối cùng đã chạy về kỷ nguyên của chiến tranh lạnh. Hai ông Obama và Putin hầu như không nói chuyện với nhau. Trong hai năm qua, sau khi Putin đắc cử tổng thống lần thứ ba từ tháng Năm 2012, Obama vẫn chưa đi Nga và Putin vẫn chưa đi Mỹ. Theo truyền thông, Putin đã mạc nhiên trở thành lãnh tụ của một thứ tân “liên minh” chống Mỹ trên thế giới.

Trung Cộng thì ngày càng trở nên kiêu căng trong vấn đề biển đông, công khai chiếm hết đảo này đến đảo kia, bắt tàu và ngư dân các nước trong vùng, coi các vụ chiến hạm Mỹ phô trương lực lượng, “viếng thăm xã giao” các nước đông nam á như pha, kiểu rung cây nhát khỉ, chẳng làm các ông Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận Bình mất ngủ nửa phút nào.

Qua vụ anh Snowden, quan hệ giữa Mỹ và Trung Cộng và Nga đã tuột xuống thêm vài bực. Trung Cộng chỉ thị cho Hồng Kông không được trao anh Snowden lại cho Mỹ mặc dù Hồng Kông có ký hiệp ước dẫn độ tội phạm với Mỹ. Chính quyền Hồng Kông lấy cớ thiếu chi tiết, yêu cầu chính quyền Obama cung cấp thêm dữ kiện để Hồng Kông cứu xét đơn xin dẫn độ.

Ở đây, có một chi tiết đáng chú ý: tên của anh được chính quyền Mỹ qua các văn thư bộ Tư Pháp trao đổi với Hồng Kông ghi là Edward James Snowden, trong khi tên theo thông hành của anh do bộ Ngoại Giao phát hành lại là Edward Joseph Snowden, khiến Hồng Kông có cớ pháp lý đòi hỏi xác minh lại. Mỹ chưa kịp trả lời là Hồng Kông đã mau mắn cho anh này lên máy bay đi Nga mất rồi, biện minh là Hồng Kông chưa có lý do pháp lý nào giữ anh này lại được vì anh này chính thức chưa hề bị yêu cầu dẫn độ. Ngoài ra, bộ Tư Pháp trong văn thư yêu cần dẫn độ cũng đã không nêu được rõ lý do tại sao trường hợp anh Snowden lại rơi vào phạm vi hiệp ước dẫn độ. Luật sư Alan Dershowitz, một chính khách thiên tả, thân thiện với TT Obama đã viết báo, lên tiếng lắc đầu ngao ngán cho sự bất tài tột cùng của bộ Tư Pháp và bộ Ngoại Giao Mỹ.

Điều miả mai đáng nói là cả Trung Cộng lẫn Nga đều nhân chuyện này đã lên mặt vỗ ngực cho mình là những chính quyền tôn trọng luật pháp và tự do ngôn luận nhất để có dịp dạy bảo Mỹ truy đuổi anh Snowden mà chẳng có căn bản pháp lý vững chắc gì. Như với Hồng Kông thì cung cấp giấy tờ sai sót khiến chính quyền Hồng Kông chưa đủ yếu tố bắt anh Snowden để anh này có dịp chạy thoát. Hay như đối với Nga thì Mỹ không hiểu là anh Snowden trốn trong trạm quá cảnh (transit) tại phi trường Moscow, có nghiã là anh ta không có chiếu khán vào đất Nga, chưa chính thức vào đất Nga, nên chính quyền Nga không thể bắt anh được.

Trên căn bản thì cả hai thái độ đều là lý ngay nhưng tình gian rõ ràng. Nhưng lại khiến chính quyền Obama á khẩu, chẳng biết làm gì.

Tình trạng bang giao với Trung Cộng và Nga xuống dốc thê thảm, nhưng quan hệ với các nước khác cũng chẳng có gì đáng khoe.

Quan hệ với các đồng minh trở nên khó khăn khi anh Snowden lộ tin Mỹ đã theo dõi cả dân lẫn chính quyền các nước đồng minh, từ Anh đến Đức, Pháp, Ý, v.v... Các chính quyền đồng minh tế nhị không nói gì nhiều, nhưng báo chí và dư luận dân chúng bất mãn ra mặt. TT Obama qua Bá Linh dự tính đọc diễn văn trước cả trăm ngàn người như hồi năm 2008, rốt cuộc chẳng có một người dân nào, mà chỉ có quan khách, nhà báo, và cảnh sát, tổng cộng đâu 4.500 người hiện diện trong một quảng trường trước đây đã chứa nửa triệu người. Trước đây, các TT Kennedy và Reagan qua Bá Linh đều được hơn một triệu người đón chào.

Những lãnh tụ độc tài tép riu của Iran, Venezuela, Bắc Hàn, Libya, Syria, chẳng ai nói chuyện gì với TT Obama, ngoại trừ TT Venezuela, Hugo Chavez đã gặp trong buổi họp thượng đỉnh châu Mỹ La Tinh. Nhân dịp này, trước hàng chục ống kính của ký giả, ông Chavez đã thân tặng TT Obama một cuốn sách sỉ vả đế quốc Mỹ đã “hút máu” dân Nam Mỹ như thế nào trong suốt mấy chục năm qua. TT Obama cười gượng nhận cuốn sách. Anh Chavez chưa giải quyết xong lại nhẩy ra anh Correa, tân tổng thống Ecuador, người đã đắc cử chỉ nhờ sỉ vả đế quốc Mỹ, đã cho anh Assange tỵ nạn trong tòa đại sứ Ecuador tại Luân Đôn, và bây giờ đang cứu xét đơn xin tỵ nạn của anh Snowden. TT Correa này còn đề nghị “viện trợ” cho Mỹ hơn 20 triệu đô để mở lớp dạy về tự do ngôn luận và nhân quyền cho dân Mỹ. Không nghe ông Correa nói gì về hàng trăm triệu đô viện trợ của Mỹ từ bao nhiêu năm qua. Cọp giấy Mỹ ai muốn vuốt râu mà chẳng được.

Iran tiếp tục thách đố Mỹ, gửi quân tiếp viện cho Syria, tiếp tục phát triển kỹ năng nguyên tử, không có chút gì thay đổi. Bắc Hàn với ông Hoàng Đế con, vồ lấy Mỹ làm đối tượng bung xung để củng cố quyền bính nội bộ.

Tại Libya, trước áp lực mạnh của các đồng minh Anh và nhất là Pháp, Mỹ đành nhận vai trò lãnh đạo từ phiá sau, tham gia bỏ bom tiêu diệt chế độ Khaddafi, nhân danh “nhân đạo”, cứu nhân độ thế dân Libya. Nhưng cái lý do nhân đạo cao cả đó đã bị cất vào nhà kho khi phải đối đầu với Syria. TT Assad giết gần một trăm ngàn dân trong cả năm trời, dùng cả vũ khí hoá học. Nhưng TT Obama ngó lơ, giải thích với báo chí “vấn đề này khó lắm”.

Mà khó thật. Phe nổi loạn chống TT độc tài khát máu Assad lại chính là đồng minh của Al Qaeda. Gửi thủy quân lục chiến qua thì tuyệt đối không có trong kế hoạch của ông tổng thống có giải Nobel Hòa Bình. Cho máy bay thả bom thì cũng chẳng đi đến đâu. Viện trợ súng đạn thì ai bảo đảm súng đạn này mai mốt sẽ không được Al Qaeda dùng để giết dân Mỹ? Chưa kể TT Putin đã công khai lên tiếng hậu thuẫn và gửi vũ khí, hỏa tiễn cho Assad. Không làm gì thì không được. Giống như Trịnh Công Sơn rên rỉ sau khi nếm mùi nối vòng tay lớn: tiến thoái lưỡng nan.

Trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo, theo thăm dò của cơ quan Zorby, tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama cuối năm 2011 tại Maroc là 12%, tại Ai Cập là 5%, tại Jordan là 10%, tại UAE là 12%. Các tỷ lệ này nói chung, chưa bằng một nửa tỷ lệ hậu thuẫn của TT Bush. Tất cả những nước này đều là đồng minh lâu ngày của Mỹ, đã từng nhận cả trăm triệu viện trợ kinh tế cũng như quân sự. Bao nhiêu lời ca tụng văn minh Ả Rập và xin lỗi Hồi Giáo, và bao nhiêu trăm triệu đô cuối cùng cũng chỉ là công cốc. Cả cái tên đệm Hussein cũng chẳng giúp được gì hơn.

Chuyện lạ mới nhất. TT Obama viếng thăm Nam Phi đã được hàng trăm dân da đen biểu tình chống đối. Hình ảnh thần tượng của dân da đen Phi Châu nay còn được bao nhiêu?

Hình như cái kinh nghiệm sống bốn năm tại Indonesia khi sáu tuổi cũng đã không giúp triển khai tài ngoại giao gì nhiều. (30-06-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.