Hôm nay,  

Chai Rượu Quý

27/06/201300:00:00(Xem: 7589)
Rượu ngon không có bạn hiền... không ngon!

Tình bạn cũ ví như chai rượu ngon ủ kỹ qua nhiều năm tháng.

Muốn chai rượu có phẩm chất tuyệt hảo, độ ẩm phải cân nhắc ngay dưới tầng hầm giúp chuyển đổi nồng độ và nước nho chọn lọc được pha chế với mùi vị thảo mộc để rượu trở thành đặc sản, giá trị đôi khi thuộc loài quý hiếm vào bậc nhất trần gian.

Người đời thường ví von tình bạn cũ giống hình ảnh chai rượu quý! Thời niên thiếu học hành, vui đùa chung dưới một mái trường rồi dòng đời chia cách họ như những nhánh sông nhỏ. Sông trôi âm thầm qua đồng bằng, có lúc vượt núi rừng thành thác đổ nhưng cuối đời lại cùng chẩy ra biển. Bạn cũ gặp nhau lúc các nhánh sông sắp hòa vào biển cả, khi “bóng dâu đã xế ngang đầu” (Kiều) chẳng khác gì hơi ấm của nắng bình minh còn vương vãi trong cảnh chợ chiều.

Đời hưu trí vắng lạnh như buổi chợ sắp tan! Vài bạn hàng tình cờ gặp lại nhau giữa lúc hối hả thu dọn đồ nghề để sớm về cho kịp bữa cơm chiều. Họ ôm nhau, tay bắt mặt mừng, chẳng còn để ý tới cảnh hoàng hôn tối trời lẻ loi, khói sương đang bao phủ con đường cô quạnh sắp đi về nhà.

Lưu luyến cái dĩ vãng vàng son nên họ quên cả thời gian lẫn không gian, rủ nhau cùng ngồi lại, đốt lửa để sưởi ấm cái gía lạnh lúc chiều tàn. Họ thì thầm, tỉ tê nhắc đi nhắc lại kỷ niệm vui buồn tuổi niên thiếu, chuyện gia đình hạnh phúc gẫy đổ và công việc buôn bán thành đạt hay thua lỗ như chút quà bánh mang ra tặng nhau ở buổi đầu tái ngộ. Vài người cao hứng, cất tiếng hát để không gian u tịch bớt phần tẻ nhạt và cuộc vui ngày xưa, sôi nổi lẫn êm đềm tưởng như vẫn còn kéo dài quanh đây...

Thực tế thì chẳng còn gì! Những hoài vọng thời xuân xanh tan biến khi tuổi đời đã cao... Chỉ còn “tình cũ không rủ cũng đến” nhưng đây là tình bạn, một loại tình yêu vô thức thời trẻ dại và có ý thức khi về già, không chung chăn gối trên giường nhưng nồng nàn tri kỷ giống như chai rượu quý được ủ kỹ lâu năm mà con người vẫn thường đề cao ca tụng.

Tiếc thay! Trên đây chỉ là đoản văn viết ra nặng tình đẹp nghĩa, cốt ý làm vui lòng người. Dòng đời hay dòng sông mãi mãi một dòng chẩy xuôi... Con người không thể sống cùng một kỷ niệm ở hai thời điểm khác nhau và nếu có đôi lần trùng hợp thì âu cũng là sự ngẫu nhiên...

Tôi cũng hay đề cao tình bạn cũ như chai rượu quý và chỉ mở nút đãi ngộ khi bạn hiền đến thăm nhưng trên thực tế, sự đời có nhiều trường hợp ngoại lệ, éo le hơn... sỗ sàng ví von tựa chiếc lá đa!

Không phải chai rượu nào để lâu cũng ngon và tình bạn nào lâu năm cũng quý. Thời gian trôi vô định, đổi thay là sự bất biến cố định, âm thầm chuyển hóa thể chất và tâm hồn chúng ta nên khi gặp lại nhau ở tuổi già, tình bạn cũng có thể khác xưa... trở nên vô vị lạt lẽo.

Thời sinh viên, ở cư xá Đông-Dương (Maison dIndochine) Paris 14ème, tôi có anh bạn thân, hai đứa chưa có gia đình nên những ngày nghỉ lễ hay rủ nhau hội hè suốt năm tháng trọ học nơi đây. Từ lúc rời Paris, sau thời gian dài xa cách, tình cờ gặp lại bạn ở Little Saigon Nam Cali. Anh xin địa chỉ đến thăm nhà ngay sáng hôm sau, chúng tôi ngồi tâm tình cả buổi và cuối cùng trước khi giã từ, bạn tôi ngỏ ý mượn 10.000 đô la để giúp cô vợ trẻ trang trải tiệm quần áo thời trang. Tôi ngỡ ngàng từ chối sự vay mượn sống sượng này. “Người bạn thân” cũng đi luôn, không bao giờ trở lại thăm tôi thêm một lần!

Một người bạn khác, xa cách hơn nửa thế kỷ, bất ngờ tôi gặp lại anh vào dịp hội ngộ trường cũ. Trời cho trí nhớ tuyệt vời, anh thường gọi điện thoại kể chuyện hàng giờ về kỷ niệm thời trung học và nhất là mối tình với Hà Nội 36 phố phường trong ký ức anh. Từ khi “may mắn” tìm lại nhau, chúng tôi không ngừng trao đổi chuyện đi học, đi làm, gia đình vợ con và những ưu tư khi nhìn về quê hương đất nước. Tính anh rộng rãi nhưng con người cho đi thường hay tính lại nên mất đi sự an lạc mà đáng lẽ phải được tận hưởng.

Mỗi khi đến thăm, vợ chồng anh ở nhà chúng tôi với những tình cảm đôn hậu đến từ hai phía. Hai người vợ lại cùng tuổi, cùng trường thời con gái nên thật lý tưởng cho tình bạn cũ như chai rượu quý sẵn có đầy đủ đất mầu và độ ẩm phát triển trong cảnh đời hưu trí. Chúng tôi bàn bạc dự tính một chuyến Âu du với gia đình anh, tham quan vài xứ lạ mà thời thanh niên tôi đã lưu lạc để kiếm sống khi đất nước chưa có ngày về.

“Thế rồi một buổi chiều” những gì phải đến đã đến vì cá tính con người nằm sẵn trong huyết quản. Sau lần cuối cùng đến thăm vợ chồng anh, về nhà tôi bất ngờ nhận ngay một dòng thư khẳng định sự “giao du bất chính” với vợ anh mà không đặt một câu hỏi nào cho tôi có cơ hội trả lời! Ngỡ ngàng đến sửng sốt vì đây là vấn đề nhân sinh quan trọng... Chỉ có thể hiểu nông cạn là tính anh đa nghi kín đáo theo Đông phương, tính tôi vồn vã bộc trực kiểu Tây phương do đó đôi bạn cũ không cùng chung cung cách giao thiệp.

“Innocent until proven guilty” là phép cư xử trong xã hội Mỹ. Người Việt sống trên đất Mỹ thiểu số vẫn còn giữ bản chất độc đoán, chủ quan áp đặt suy nghĩ của mình lên kẻ khác... Họ giải quyết mọi chuyện theo ý riêng, điều họ nêu ra luôn đúng toàn diện nên nhanh chóng “lên án” bất chấp tất cả mọi nghi vấn dù có hay không! Đây là một tệ đoan thiển cận cần thay đổi ở con người dân chủ mới và dĩ nhiên tình bạn này đã như chai rượu cũ để lâu bị “oxy” hóa thành dấm chua... còn gì để thưởng thức mùi vị ngon ngọt?

Gần đây, gia đình anh bạn hành nghề y khoa Bác sĩ ở miền Đông Bắc sang thăm Little Saigon tại Nam Cali và hân hoan nối lại tình bạn xưa với tôi. Bao năm xa cách, cơ duyên may mắn gặp lại nhau nên rượu ngon cũng lần lượt có lý do mở ra, say sưa rót đầy ly như đã nói ở phần đầu: “rượu ngon không có bạn hiền... không ngon!”

Cuộc vui chưa tàn nhưng hình ảnh người bạn cũ đã nhạt nhòa vài ba ngày sau buổi gặp gỡ khi tôi nhận ra vợ chồng anh bạn chỉ là những kẻ lợi dụng tình thân niềm nở của bạn bè!

Ông bà Bác sĩ đến ở nhà chúng tôi cùng hai người con, thích ăn tiệm để thưởng thức trọn vẹn hương vị của chuyến du hành miền Tây nên chiều nào cũng rủ chúng tôi đi chung. Buổi trưa, họ nấu nướng ăn uống với gia đình chúng tôi ở nhà, chiều tối tất cả kéo nhau tới nhà hàng nhưng sau bữa cơm, ba lần như một, ông bà và con cái tỉnh bơ ngồi chờ... trả tiền! Đến lần thứ ba, tôi thắc mắc vì ngạc nhiên nên ngồi lì, thử xem “con tiền” xoay vần ra sao? Cuối cùng, hiểu ý họ, V.I.P. nhãn hiệu keo kiệt thứ thiệt, đành chào thua và chấp nhận đứng lên trả “bill” ra về...

Ở đời vẫn có những kẻ coi nặng tiền bạc trên cả tính tự trọng nên thường bị nó sỏ mũi kéo đi, mắt mờ theo lợi lộc nhỏ nhen mà quên hết phẩm giá làm người. Giao du “có vay... có trả” sao cho công bằng ở mọi lãnh vực là một triết lý, nói cách khác đó chính là nghệ thuật sống! Chẳng ai muốn vứt tiền qua cửa sổ một cách vô chính đáng. Không đói rách mà để “miếng ăn thành miếng nhục” thì tư cách cũng mất theo vì thế cổ nhân ta có câu: “triệu phú đóng cửa... đi ăn mày” là vậy!

Vài thí dụ cụ thể trong nhiều chuyện khác đã sẩy ra nhưng chung quy chuyện đời vui buồn, sang hèn thường tập trung vào hai lãnh vực “tình” và “tiền”... Khi con người trưởng thành, tình bạn sẽ không đơn giản như xưa, khác hẳn thời thơ ấu, đời sống thêm những đề tài mới lạ như gia đình, xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, nhân sinh quan...

Nhất là cá tính riêng biệt của mỗi người, thường nổi bật ở giai đoạn này vì thế tình bạn xưa nếu có quý như chai rượu lâu năm cũng cần phải cẩn thận xét lại “Appellation dOrigine Contrôlée” niêm yết bằng cách viết tắt “AOC” dán vào chai rượu... Đó là nguồn gốc của rượu nho hay xuất xứ của tình bạn phải chăng cũng một mầu tương tự như nhau?

Cuối cùng, thiết nghĩ nếu chúng ta cư xử như “golden rule” chỉ dẫn: "do unto others as you would have them do unto you" hay theo tư tưởng Phật giáo: "hurt not others in ways that you yourself would find hurtful" thì tình bạn dù cũ hay mới sẽ trong sáng và tỏa năng lượng ấm áp trong lòng mọi đối tượng... Giá trị cao quý của mối tình ấy sẽ tri kỷ, vững bền như chai rượu quý có dán sẵn nhãn “AOC”.

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.