Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lý Nam Đế: Lý Bôn

19/03/201300:00:00(Xem: 5569)
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần.)

LÝ NAM ĐẾ: LÝ BÔN
(503 - 548)

Năm Ất dậu (165-SCN), nhà Tấn tiêu diệt ba nước: Nguỵ, Thục và Ngô, nhưng các thân vương tranh quyền nên dần dà suy yếu. Sau đó nước Tàu chia ra: Ngụy, Tề, Chu, Tống, Trần và Lương. Nhà Lương sai Tiêu Tư làm thứ sử Giao Châu. Năm 542 (SCN) Lý Bôn, còn gọi là Lý Bí, quê ở Thái Bình, Lý Bí có tài văn võ, Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Ông thấy các quan lại đô hộ tàn ác, nên bỏ quan, về quê, chiêu binh khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ. Hào kiệt đông đảo về giúp: Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục đem quân nhập với đạo quân của ông; Tinh Thiều là một người giỏi văn chương; Phạm Tu là một võ tướng đã lớn tuổi, nhưng rất dũng lược; nên thanh thế lẫy lừng. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi, nên chạy thoát về Quảng châu. Quân của Lý Bí đánh chiếm thành Long Biên. Tiêu Tư đã bỏ chạy, nhưng Lý Bí mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam quan quân nhà Lương còn cai trị.

Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, thứ sử La châu là Ninh Cự, thứ sử An châu là Úy Trí, thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán hợp binh đánh Lý Bí. Lý Bí thấy vậy cử binh đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía Nam, làm chủ toàn bộ Giao châu. Cuối năm 542, Lương Văn đế lại sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang đánh. Lý Bí đem quân đón đánh ở Hợp Phố. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị quân Lý Bí đánh bại, quân Lương bị thua tan tác, chết hơn nửa. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ VN, được thêm quận Hợp Phố thuộc Quảng Đông Tàu ngày nay.

Vua Lâm Ấp thấy Lý Bí đang đánh quân Lương, liền tiến quân xâm chiếm quận Nhật Nam và Cửu Đức. Biên giới giữa Giao châu và Lâm Ấp lúc đó là dãy Hoành Sơn. Tháng 5 năm 543, Lý Nam Đế cử Phạm Tu, cầm quân đánh tan quân Lâm Ấp. Tháng hai năm 544, Lý Bôn xưng Hoàng đế, hiệu Lý Nam đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Đóng đô ở Ô Diên (nay xã Hạ Mỗ, Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ. Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên đem đại quân qua xâm lược nước ta, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, tướng Tinh Thiều tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (Phú Thọ ngày nay). Tháng giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy Gia Ninh, tướng Phạm Tu tử trận. Quân ta thế yếu, vừa cầm cự, vừa lui về Khuất Động (Động Khuất Liêu, còn gọi là động Khuất Lão, thuộc tỉnh Hưng Hoá). tử thủ. Vua thường đau yếu, để tiếp tục giữ gìn đất nước, vua quyết định trao quyền lại cho tướng trẻ trung dũng là Triệu Quang Phục.

Vua băng hà ngày 20-3 Mậu thìn (13-4-548). Nhân dân tưởng nhớ đến Lý Nam Đế, người đã dựng nền độc lập tự chủ cho tổ quốc, nên nhiều nơi lập đền thờ ông theo nghi lễ Đế vương, chỉ riêng ở miền Bắc đã có trên 200 đền thờ Lý Nam đế.

*- Thiết nghĩ: Lý Nam Đế một lòng son sắt lo cho độc lập nước nhà, đã gian nan đánh đuổi quân Lương xâm lược, lập ra nhà Tiền Lý. Lúc sắp lâm chung, ông không giao binh quyền cho người thân, lại giao cho Triệu Quang Phục là tướng trẻ trung dũng, mong tiếp tục chống quân xâm lược gìn giữ độc lập cho quê hương. Người đời thường ca ngợi Đế Nghiêu (2337-2258 TCN), nhường ngôi cho con rể là Đế Thuấn (2258-2205TCN) không nhường cho con trai, việc nhường ngôi của Đế Nghiêu, so với Lý Nam Đế nhường ngôi vì nghĩa còn thua xa một bực.

Cảm mộ: Lý Nam Đế

Ngậm ngùi nước loạn, dân đau thương
Đánh đuổi xâm lăng, há nhịn nhường
Quật khởi, lo lường trừ giặc Bắc
Kiên cường đánh đuổi, diệt quân Lương
Dựng xây đế nghiệp, yên non nước
Tô điểm giang sơn, giữ thổ cương
Thế yếu đem quân về Khuất Động
Trao quyền Quang Phục giữ quê hương.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.