Hôm nay,  

Đôi Giầy Cựu Giáo-Hoàng Benedict XVI

12/03/201300:00:00(Xem: 12603)
Diamond Bích-Ngọc
(sưu-tầm & biên soạn)

Những ai thích mang hoặc mặc các sản-phẩm đắt tiền chắc hẳn không xa lạ gì với cái tên “Prada” và “Gucci”. Xin sơ-lược qua về hai thương-hiệu này như sau:

The House of Gucci: gọi tắt là Gucci, một nhãn-hiệu sản-xuất hàng làm bằng da nổi tiếng của Ý và Pháp, được xem là danh giá bậc nhất toàn cầu; sáng lập năm 1906 tại Florence bởi Guccio Gucci (1881 - 1953).

Theo “Business Week”, doanh thu của Gucci năm 2006 đạt 7 tỉ US - được xếp ở vị-trí thứ 46 trong bảng xếp hạng hàng năm "Top 100 sản-phẩm" của tạp chí này. The House of Gucci đã được kết hợp cùng với công-ty của Pháp: Pinault-Printemps-Redoute (PPR). Gucci hiện có 425 cửa hiệu trên toàn thế giới.

Theo bản tin ngày 19, tháng 2, 2013 của “Bloomberg.com” cho biết hiện nay Patrizio di Marco; con trai của một cảnh-sát viên hiện làm chủ thương-hiệu Gucci. Patrizio là một trong những CEO “Tổng-Giám-Đốc Điều-Hành” (Chief Executive Officer) được nể trọng của thương-trường sản-xuất hàng cao cấp (như Prada và Louis Vuitton). Khi được hỏi về nhãn hiệu (Logo) của hai chữ “G” mang ý nghĩa gì thì Di Marco cho biết: “Độc đáo, trách-nhiệm, nhãn-hiệu của Ý” (Cool, responsible, Made in Italy).

Gucci hiện có nhiều sản-phẩm cho cả nam lẫn nữ dùng như: giầy, túi sách, ví da, dây nịt lưng, kính đeo mắt v.v…

Prada: nguyên-thủy cũng là cửa hàng bán các sản-phẩm làm bằng da, được Mario Prada và anh trai là Martino thành-lập năm 1913 tại Milan, nước Ý. Người kế nhiệm 20 năm điều-hành sau đó là con gái của Luisa Prada. Đến năm 1978 được giao cho Miuccia (đời cháu giòng họ Prada) thay thế.
shoes_pope_2005
Đôi giày đỏ đóng đặc biệt dâng lên Đức Giáo Hoàng năm 2005.
Năm 1977, Patrizio Bertelli là một doanh-nhân chuyên ngành da dụng người Ý gia nhập công-ty. Anh ta đã khuyên Miuccia nên dừng nhập khẩu da từ England và thương-hiệu Prada kể từ đó bắt đầu có những phong-cách đổi mới.

Tính đến năm 1978, doanh số bán hàng lên đến $450.000 US. Miuccia đã thiết-kế ra nhiều kiểu “ba-lô” (Back Pack) và túi sách (Hand Bags) nhưng không được lợi nhuận như mong đợi do quảng-cáo ít và giá bán quá cao. Tuy vậy, đây có thể xem là những bước đầu thành-công trong thương-trường của Prada. Sau đó nhờ vận may, Miuccia và Bertelli được các tiệm thời-trang cùng những khu bách hóa cao cấp trên thế-giới nhận bán hàng cho Prada. Vào năm 1983, họ mở thêm cửa hàng thứ hai trong khu Galleria Vittorio Emanuele II Milan, Ý-Đại-Lợi.

Một năm sau đó (1984), Prada cho ra mắt thêm các kiểu giầy và túi xách làm bằng chất liệu nylon có màu đen đặc trưng của hãng. Danh-hiệu Prada được phát-triển rộng khắp nơi ở châu Âu như: Paris, Madrid rồi sang đến New-York.

Năm 1987, Miuccia và Bertelli kết hôn, hai năm sau Miuccia ra mắt bộ sưu-tập quần áo may sẵn cho phái nữ lần đầu tiên. Thời trang Prada trở thành một trong những nhãn-hiệu cao cấp của thập-niên 90, các sản-phẩn của hãng hầu hết đều xử-dụng loại vải tốt, sang-trọng với những màu chủ đạo chính là đen, nâu, xám và màu kem.

Partrizio di Marco đã trở thành người phụ-trách phát-triển kinh-doanh tại Hoa-Kỳ và ông đem lại nhiều thành-công cho công-ty Prada. Doanh số bán hàng đạt được 31,7 triệu đô ở Mỹ vào năm 1990.

Miuccia thành-lập nhãn hiệu Miu Miu năm 1992; chủ-yếu phục-vụ cho đối-tượng giới tiêu dùng là người nổi tiếng và tuổi trẻ. Đến năm 1993, Prada được Hội-Đồng-Thiết-Kế-Thời-Trang Mỹ trao tặng giải thưởng cho các phụ-kiện của hãng.

Năm 1996, thương-hiệu Prada mở ra cửa hàng lớn nhất; rộng đến 18,000 square feet tại Manhattan, New-York. Cũng trong năm này Miuccia Prada và công-ty của Bertelli cùng sát-nhập chung để tạo thành Pradar BV, sau đó lại được đổi thành Prada Patrizio Bertelli BV. Đến nay Prada có 40 điểm bán hàng trên khắp thế-giới, trong đó gồm 20 tiệm tại Nhật-Bản.

Năm 1997, Một cửa hiệu nữa được mở thêm ở Milan. Prada đăng doanh thu tại Mỹ đạt 674 triệu US. Theo báo Wall Street Journal, Bertelli đã đập vỡ các cửa sổ của cửa hàng một ngày trước khi khai-trương vì ông không hài lòng với các thiết-kế của Prada. Ông cũng mua cổ phiếu của Gucci nhưng sau đó lại đổ lỗi cho Gucci là bắt chước cách thiết-kế của Miuccia. Năm 1998, Prada mở ra cửa hàng dành cho phái nam đầu tiên ở Los Angeles.

Người ta cũng có thể tìm mua giầy da hiệu Prada trong Nordstrom hay Neiman Marcus; rẻ nhất không dưới $400US; gíá trung-bình trên $1,000US cho một đôi.

Chúng tôi vừa sơ-lược khái-quát về nguồn gốc và những giai-đoạn chính làm nên tên tuổi của “Gucci” và “Prada”. Cả hai cái tên hàng hiệu này đều có liên-quan đến cựu Giáo-Hoàng Benedict XVI (thứ 16).

Tưởng cũng nên nhắc lại sự-kiện trong quá khứ: vào đúng 3 giờ chiều, ngày 24, tháng 4, 2005. Hồng y người Đức: Joseph Ratzinger - 78 tuổi trở thành vị Giáo-Hoàng thứ 265 của giáo-hội Thiên-Chúa, lấy danh-hiệu Giáo-Hoàng Benedict XVI; ngài chính-thức nhậm chức sau buổi lễ kéo dài hai tiếng tại quãng-trường Thánh Peter (Phê-Rô) ở Rome.

Có 30 vị nguyên-thủ quốc-gia và khoảng 500.000 tín-đồ tham-dự lễ nhậm chức. Trong số đó phải kể đến Tổng-Thống Đức: Horst Koehler, Thủ-Tướng Đức: Gerhard Schroeder; Thủ-Tướng Pháp: Jean-Pierre Raffarin, Quốc-Vương Tây-Ban-Nha: Juan Carlos cùng Hoàng-Hậu: Sofia, Tổng-Thống Libăng (Lebanon): Emile Lahoud v.v…

Tổng-Thống Mỹ không đến tham-dự lễ nhậm chức của Giáo-Hoàng mà cử em trai mình là Thống-Đốc tiểu-bang Florida: ông John Ellis “Jeb” Bush, dẫn đầu phái đoàn gồm 21 thành viên quốc-hội đi thay. Tham dự lễ nhậm chức còn có người anh trai 81 tuổi của Giáo-Hoàng Benedict XVI; chính là Đức cha Georg Ratzinger.

Tám tháng sau buổi đăng-quang; một bài tường-thuật của ký-giả Daniela Petroff đăng ngày thứ Sáu 23, tháng 12, 2005 trên “The Washington Post” ghi-nhận. Tạm trích dịch như sau:

“… Cho dù đó là Prada và Gucci, hay những thiết-kế kiểu cọ của các thợ chuyên may trang-phục cho nhà Thờ, Giáo-Hoàng Benedict XVI là người đã tự chọn cách ăn mặc cho chính mình.

Chỉ vài ngày trước lễ Giáng-Sinh, Đức-Thánh-Cha Benedict đã có mặt tại quãng-trường Thánh Phêrô; nơi hằng tuần ngài vẫn thường hiện-diện với giáo-dân… Từ những lời xầm-xì bàn tán về việc ngài đeo kính mát hiệu Gucci và mang đôi giầy màu đỏ Prada sáng loáng đã biến Benedict thành một người nổi tiếng về thời-trang.

Sử-Gia của Vatiacan: Alberto Melloni nói rằng: “đôi giày màu đỏ đã thực sự gây ấn-tượng”.

Vị tiền-nhiệm của Benedict là ngài John Paul (Phao-Lô đệ Nhị) đã không trang-phục kiểu cách như vậy... Có lẽ vì Đức Giáo-Hoàng Benedict, 78 tuổi thiếu sức thu-hút tự-nhiên với đám đông như Ngài John Paul, nên những thể-hiện trong trang-phục Vatican ấy - chính là một cách để bù đắp lại…”

Trước khi bản tin của Washington Post nêu trên, lúc 7giờ tối ngày 20, tháng 11, 2005 báo Newsweek Magazine đã có đăng một bài viết với nhan đề: “Fashion: The Pope wears Prada”. Tạm dịch: “Thời-Trang: Đức Giáo Hoàng mang giầy hàng hiệu Prada”:

“Có thể là không bao giờ Ngài làm được những danh sách trang-phục đẹp nhất, nhưng Giáo Hoàng Benedict XVI không gì khác hơn là một biểu-tượng tôn-giáo thời trang, đi trên chiếc xe của Đức Thánh Cha với đôi giày hàng hiệu Prada màu đỏ dưới tấm áo thầy tu của mình và đeo kính mát Gucci…. Những ai thiết-kế trang-phục cho các Giáo-Hoàng trong hơn 200 năm qua đang gây ra nhiều điều trăn-trở mới tại Vatican…”

Cũng trong thời gian này, rất nhiều tờ báo trong đó có cả Time Magazine cùng các đài truyền thanh, truyền hình Hoa-Kỳ bàn tán sôi nổi về những thời-trang đắt tiền của vị Giáo-Hoàng Benedict XVI nhất là đôi giầy đỏ hàng hiệu Prada.

Thế rồi, gần tám năm sau buổi Hồng-Y Joseph Ratzinger nhậm chức; vào lúc 11giờ 53phút, thứ Hai - 11 tháng 2, 2013 tại Rome, hai ngày trước lễ Tro (Ash Wednesday) - Đức Giáo-Hoàng Benedict XVI bất ngờ tuyên-bố từ-chức vì lý-do tuổi già, sức yếu không thể cáng-đáng nổi sứ-vụ của Thánh Phê-Rô (tiếng Hy-Lạp: Pétros - nghĩa là “Đá” – Vị Giáo-Hoàng đầu tiên của Công-Giáo; người chối Chúa Jesus nhưng lại được Chúa trao giữ chìa khóa nước Trời).

Đức Thánh Cha nói giữa công-nghị Hồng-Y:

“Sau khi đã tự vấn lương-tâm nhiều lần trước mặt Chúa, nay tôi chắc chắn rằng vì tuổi cao sức yếu nên không thể thi-hành sứ vụ của Thánh Phêrô một cách thích hợp nữa.

Thế-giới ngày nay thay đổi mau chóng, đặt ra nhiều vấn đề rất quan trọng cho đời sống đức tin, vì vậy để điều-khiển con thuyền của thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng cũng cần phải mạnh khỏe cả thể xác lẫn tinh thần, mà trong những tháng gần đây, vì sức khỏe đã suy giảm đến độ phải nhìn nhận là tôi không còn khả năng để chu-toàn sứ vụ đã được trao phó .

Ý-thức được hành-động nghiêm trọng của mình, trong quyết-định hoàn-toàn tự-do, tôi tuyên-bố từ nhiệm chức vụ Giám-Mục Rome…”

Bắt đầu sau 8 giờ tối ngày 28, tháng 2, 2013, Tòa-Thánh Vatican sẽ trống ngôi.

Lần sau cùng trong tư cách Giáo-Hoàng đương-nhiệm, Ngài đã nói lời chia tay với mọi người rằng:

"Chúa đang kêu gọi tôi lên núi để dành thêm thời-gian cầu-nguyện và chiêm-niệm, nhưng điều này không có nghĩa là tôi từ bỏ Giáo-Hội. Thực ra, Chúa yêu cầu tôi như vậy chính là để tiếp tục phục-vụ Giáo-Hội với sự cống hiến trong tình yêu thương… Nhưng bằng một cách thức khác phù hợp hơn với tuổi tác và sức khoẻ của tôi…”

Cùng ngày 28, tháng 2, 2013 tại Hoa-Kỳ; lúc 5giờ26 chiều – Thông-tín-viên Carrie Kahn đài phát thanh “npr” (national public radio) có ngay bài tường trình “The Pope Emeritus' New Shoes And The Mexican Man Who Makes Them”. Tạm dịch:

“Giáo Hoàng Benedict XVI chấm dứt chức vụ cai quản giáo-hội Thiên-Chúa toàn cầu. Ngài cởi bỏ lại đôi giày màu đỏ của một Giáo-Hoàng, để mang vào chân đôi giày da không thắt dây làm tại Mễ-Tây-Cơ - đúng ra là ba đôi cả thảy, hai đôi màu huyết dụ và một đôi màu nâu - là quà của một người dân Mễ kính biếu ngài trong chuyến du-hành lần cuối đi thăm nước Mễ hồi năm ngoái.

Giáo dân Martin Duenas, chủ một hãng giày của thành-phố Leon với 400 năm lịch-sử sản-xuất giày da đã biếu Đức-Thánh-Cha ba đôi khi ngài tới đây. Tổ-Tiên của Martin Duenas đã khai-sinh truyền-thống giày da của gia-tộc, nhưng chẳng ai để ý đến họ như trong tuần lễ đó. Cho đến thứ Ba sau khi phát-ngôn viên của Vatican loan báo rằng Giáo-Hoàng sẽ từ bỏ đôi giầy đỏ sau ngày từ chức, Ngài sẽ mang giày Mễ trong suốt những năm vàng kế tiếp.

Giày đỏ của Đức-Thánh-Cha do truyền-thống phát sinh từ năm 1566, khi Giáo-Hoàng Pius V, quyết định chuyển trang-phục của giáo-chủ đạo Thiên-Chúa từ màu đỏ sang màu trắng, chỉ trừ ba phần cuối cùng gồm nón chụp, áo choàng không tay và giày.

Lần nầy, Giáo-Hoàng Benedict thoái vị, ngài phải nhường màu đỏ của đôi giày lại cho vị hồng y; người sắp bầu chọn để trở thành Giáo-Hoàng chính thức. (Vì Benedict nay chỉ là Giáo-Hoàng Hưu trí, danh xưng tiếng Anh là Emeritus Pope). Từ đây, những đôi giầy màu huyết-dụ và màu nâu do Martin Duenas trao tặng sẽ được Ngài dùng tới.

Martin Duenas cho biết ngay sau khi Vatican loan tin này thì chuông điện-thoại tại văn-phòng công-ty ông reo liên hồi.

Khi ký-giả Carrie Kahn đến hãng giầy của ông tại Leon, Martin Duenas cũng vừa gác máy điện-thoại với Fox News và CNN thì còn đang đợi trên một đường giây khác. Duenas cũng tâm-sự rằng quả là một vinh-dự lớn lao khi Ngài Benedict đã thích những đôi giầy do ông làm tặng. Bạn cố-tri của Martin là Jose Luis Rocha, có phần hùn chung với công-ty này nói rằng phải chi Giáo-Hoàng Benedict cho công chúng biết ý thích này trễ hơn hai tuần nữa thì đỡ biết bao; vì hiện công-nhân của hãng ông không kịp gia-công sản xuất thêm nữa.

Rocha đang thiết-lập một trang mạng điện-tử bán giầy từ vùng San Diego, California. Hoa-Kỳ. Sẽ bắt đầu nhận đặt hàng với giá $200US một đôi kể từ ngày 11, tháng 3, 2013. Roca cũng nói rằng còn riêng những đôi giầy đã làm cho Đức Thánh Cha là vô giá” (Priceless).

Trước khi bản tin trên của đài “public national radio” loan tải thì đài CNN trong chương-trình “Wall To Wall” - lúc 11giờ 52 sáng cùng ngày 28, tháng 2, 2013 truyền hình về đề mục: “CNN Admits Benedicts Red Shoes Are Not Designer”. Xin lược thuật tóm-tắt như sau:

Trong ngày cuối cùng của Đức Giáo-Hoàng Benedict XVI là người đứng đầu giáo-hội Công giáo, phóng-viên Christiane Amanpour đã buộc (forced) phải điều-chỉnh cho đúng một bản tin đã loan tải sâu rộng trong quần chúng trước đây, đó là:

“Trái với CNN và các nguồn tin khác đã được báo cáo trong nhiều năm qua, có thể là chúng tôi đã nói sai khi cho rằng vị Giáo-Hoàng được bầu chọn trong năm 2005 mang giầy hàng hiệu Prada…”

Chương-trình CNN nói trên bao gồm những xướng-ngôn-viên chuyên-nghiệp như Erin Burnett và Chris Cuomo; bàn-luận thời-sự trong mỗi buổi sáng. Trong lúc màn hình chiếu cảnh một đoàn xe sang-trọng đưa ngài Benedict đến trực-thăng để bay về khu hưu-dưỡng; nơi mà kể từ nay trở đi cựu Giáo-Hoàng Benerdict sẽ bắt đầu tách biệt với đám đông để chiêm-niệm và cầu-nguyện cho nhân-loại. Khách mời cho buổi nói chuyện hôm ấy có Đức-Ông Kevin Irwin từ New-York, ông đã cho khán-giả của CNN biết câu chuyện thực là:

“Họ để Giáo-Hoàng mang giầy đỏ bởi vì muốn trao cho ngài những đặc quyền của một vị Hoàng-Đế nên được mang giầy và mũ đỏ. Thẳng thắn mà nói thì thợ đóng giầy cho Đức Thánh-Cha ở ngay đầu đường. Và nó không phải là Prada. Đồ Quỷ-Sứ mới mang Prada chứ không phải Giáo-Hoàng này. (…The devil may have worn Prada but not this Pope.)

Nguyên văn phát biểu sau cùng đó của Đức-Ông Irwin đã khiến cho người dẫn chương-trình CNN là Burnett bật tiếng cười vang rộ, vì có lẽ Burnett đã không thể tin rằng một lãnh-tụ của Công-Giáo do quá vô-tình hay không ý-tứ nên đã nhắc đến Quỷ-Sứ và Đức Giáo-Hoàng trong cùng một câu nói.

(…That last line elicited an audible guffaw from Burnett, who perhaps couldnt believe such a prominent Catholic leader so casually mentioned the devil and the Pope in the same sentence.) Link: http://www.mediaite.com/tv/the-devil-may-have-worn-prada-but-not-this-pope-cnn-admits-benedicts-red-shoes-are-not-designer/

Đọc qua tất-cả những tư-liệu trên của giới truyền-thông Hoa-Kỳ ắt hẳn một ai đó trong chúng ta cũng không tránh khỏi những suy-nghĩ và nghi-vấn về đội ngũ của Tòa-Thánh Vatican; những người lo thiết-kế trang-phục cho Đức-Thánh-Cha trong suốt thời-gian ngài tại chức.

Cựu Giáo-Hoàng Benedict đã nghỉ hưu; để lại sau lưng những hệ-lụy về đôi giầy đỏ một thời ầm vang dư-luận chỉ vì là hàng hiệu Prada. Cũng không còn ai bàn ra, tán vào về kính mát Gucci ngài thường đeo trước kia nữa.

Bây giờ đang là mùa chay của những ai theo đạo Thiên-Chúa; nhằm nhắc nhở con người biết suy-niệm việc bốn mươi ngày Đức Chúa Giê-Su Đi Bộ bằng Chân Không vào sa-mạc cát bụi khô cháy; để cầu-nguyện và quyết-liệt chống lại với những cám dỗ của ma-quỷ; đó là ba Thù: Thể-Xác, Địa-Vị cùng Vật-Chất (tiền-bạc) thế-gian. Mùa mà những ai tin vào Thiên-Chúa cần trau dồi thêm tâm lòng, phải hãm mình, ăn chay, tu thân, làm lành, tránh dữ. Không gây điều gian, không nói lời ác mà phải biết gieo mầm tin-tưởng để hạt yêu thương được nẩy lộc, đâm chồi.

Cuối tháng 3 này, vào ngày 31 sẽ là Chúa-Nhật Phục-Sinh, năm 2013. Chúng tôi đã và đang cầu nguyện cho Tòa-Thánh Vatican sớm có được một Đức Giáo-Hoàng Thánh-Thiện, Anh-Minh, Khôn-Ngoan, Dũng-Trí và Công-Bằng hầu có thể điều-khiển con thuyền giáo-hội vượt mọi sóng gió thử-thách gian-nan - cùng dìu dắt được hơn 1.2 tỷ giáo dân Công-Giáo trên toàn thế-giới đi trong niềm tin vững-trãi, an-bình, độ-lượng, khoan-dung và hoan-lạc. Mong lắm thay!

www.diamondbichngoc.com (1giờ 11phút sáng ngày 9, tháng 3, 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.