Hôm nay,  

Người Nhạc Sĩ Cello Của Thành Sarajevo

07/03/201300:00:00(Xem: 6305)
(Phóng dịch theo “The Cellist of Sarajevo” by Paul Sullivan.)

Hai năm một lần, những nhà chơi đàn Cello nổi tiếng trên thế giới và những người thích thứ nhạc khí này trong đó có những nhà sưu tập những kiểu đàn Cello cổ, những nhà nghiên cứu lịch sử đàn Cello… họp nhau tại một Đại hội Quốc tế về đàn Cello (International Cello Festival) tại Manchester, Anh quốc. Đại hội thường kéo dài một tuần lễ, chương trình gồm các buổi trao đổi từng nhóm chuyên môn, những lớp dạy đàn, hội thảo, biểu diễn độc tấu. Buổi tối, tất cả thành viên họp liên hoan nghe hòa nhạc, ăn uống và vui chơi.

Đại hội năm 1994 có 600 người tham dự. Tôi tham dự như một nhạc sĩ chơi dương cầm. Chiều liên hoan hôm nay tổ chức tại Trung tâm Âm nhạc Hoàng gia Northern College và chương trình dành cho một nhạc sĩ độc tấu Cello. Trên một sân khấu rộng thênh thang chỉ thấy kê một chiếc ghế. Không có bộ đàn dương cầm, không có khung để các bản nhạc, không có bệ đứng dành cho nhạc trưởng. Đây là khung cảnh trình diễn âm nhạc ở mức độ tinh túy nhất của nó. Sự tò mò của khán thính giả làm cho không khí trở nên căng thẳng.

Mọi người im lặng chờ đợi. Họ biết đêm nay nhà nhạc sĩ chơi đàn Cello nổi tiếng thế giới Yo-Yo Ma sẽ độc tấu bản nhạc “The Cellist of Sarajevo”, một bản nhạc có một lịch sử mủi lòng.

Câu chuyện là, đầu tháng Tư 1992, quân đội Nam Tư do người Serbia cầm đầu tấn công thành phố Sarajevo thuộc bang Bosnia vốn là một phần của Nam Tư vừa tuyên bố độc lập. Thành phố Sarajevo chìm trong khói lửa trong khi dân chúng Sarajevo vẫn bươn chãi để sống. Hôm 27/5 tại một góc phố Sarajevo, vào lúc 4 giờ chiều một trái đạn súng cối của quân Serbia đã rơi vào hàng người đang làm đuôi mua bánh mì tại một lò bánh mì còn mở cửa. Máu, đầu người, thân xác, tay, chân, áo quần rách nát văng tung tóe, gạch đá đổ ngổn ngang. Hai mươi hai (22) người chết.

Nhạc sĩ Vedran Smailovic 35 tuổi sống trong một căn hộ gần đó. Trước khi chiến tranh bùng nổ, Smailovic chơi đàn Cello cho đoàn nhạc kịch Opera Sarajevo. Ông hy vọng trở lại nghề cũ sau khi hết chiến tranh. Chứng kiến cảnh chết chóc nhạc sĩ Smailovic có một ý nghĩ táo bạo: Dùng âm nhạc mang thông điệp hòa bình và bác ái đến tận nơi đang diễn ra điêu tàn và chết chóc.

Trong 22 ngày liên tiếp, mỗi ngày dành cho một người nằm xuống, cứ đúng 4 giờ chiều, Vedran Smailovic ăn mặc chỉnh tề như sắp lên sân khấu, một tay ôm đàn Cello, một tay cầm chiếc ghế nhựa, ông mở cửa nhà thong thả bước đến đặt chiếc ghế bên cạnh cái lỗ đạn súng cối đào hôm 27/5 đang còn ngổn ngang gạch đá và máu bất chấp bom đạn đang nổ quanh mình. Ông ngồi xuống trên chiếc ghế và thản nhiên đánh bản đàn Adagio in G Minor của nhạc sĩ Albinoni (1), một bản đàn chiêu hồn tử sĩ làm tê tái tâm can ám ảnh lòng người nhất trong kho nhạc cổ điển.

Tiếng nhạc của ông văng vẳng trên con đường không người qua lại, trên những chiếc sườn xe cháy dở vọng qua các vách tường nhà loang lỗ vang dội đến tai những người dân khốn khổ đang tránh đạn trong hầm nhà khi hai bên đang giao tranh. Gạch đá bay tứ tung chung quanh nhạc sĩ Smailovic. Ông vẫn ngồi yên đánh đàn tin rằng tiếng nhạc từ cây đàn của ông đang nói với những kẻ không may rằng nhân tính vẫn còn đây, bất chấp sự chết mang đến cho họ thông điệp của tình thương và hứa hẹn rằng văn minh nhân lại vẫn còn và hòa bình sẽ trở lại. Điều kỳ lạ là giữa bom đạn ông không hề bị thương tích.


Tin truyền đi. Thế giới xúc động. Nhạc sĩ người Anh, ông David Wilde cảm tâm hồn nhạc sĩ Smailovic đã viết bản nhạc “Người chơi đàn Cello ở thành Sarajevo” (The Cellist of Sarajevo) để gởi gắm tâm sự của ông.

Tối hôm nay nhạc sĩ Yo-Yo Ma sẽ độc tấu Cello bản nhạc “Người chơi đàn Cello ở thành Sarajevo” (2)

Nhạc sĩ Ma bước lên sân khấu, nghiêng mình chào khán giả và ngồi xuống trên chiếc ghế. Ông kéo vài nốt nhạc. Âm thanh vang tỏa trong hội trường im phăng phắc làm cho không khí hội trường trở nên âm u, trống trải một cách đầy ma quái. Chậm rãi, chậm rãi… tiếng đàn trở nên tha thiết, khổ sở, ai oán làm cho cử toạ dường như ngừng thở lắng nghe. Rồi tiếng đàn dịu xuống … lóc cóc lóc cóc … như tiếng một chiếc xe thổ mộ đang chạy qua một bãi tha ma, rồi … im bặt.

Tiếng đàn ngưng. Yo-Yo Ma hơi nghiêng mình trên chiếc đàn, phím đàn còn gác trên dây. Hội trường im phăng phắc như chưa hoàn hồn sau khi chứng kiến một cuộc tàn sát.

Ma bỗng ngẩng đầu, đưa cánh tay ra như mời ai đó trong đám cử tọa bước lên sân khấu. Một dòng điện truyền qua cơ thể của 600 con người khi cử tọa nhận ra người được mời chính là nhạc sĩ Vedran Smailovic.

Nhạc sĩ Smailovic đứng dậy, theo đường giữa hai hàng ghế bước lên sân khấu trong khi nhạc sĩ Ma bước xuống. Hai nhạc sĩ, không một lời, ôm chầm lấy nhau khóc sướt mướt giữa tiếng vỗ tay, hoan hô, la ó tán thưởng của cử tọa. Yo-Yo Ma trong bộ đồ nhạc sĩ biễu diễn tươm tất, trong khi Smailovic bình dị trong chiếc áo da loại dùng để cỡi xe hai bánh đi đường xa. Tóc ông dài, râu rậm, khuôn mặt khắc khổ già trước tuổi. Nước mắt tràn mi, ông không dấu được nổi đau thương chưa xóa nhòa mới hai năm trước, và giờ phút đó còn tàn phá quê hương ông .

Cử tọa cảm thấy chơi vơi như bị lột trần tận xương tủy khi đối diện với người nhạc sĩ từng bất chấp bom đạn, chết chóc đổ nát và hận thù.

Trở về Maine. Tuần lễ sau, vào một buổi chiều tôi tham dự một buổi dạo đàn dương cầm tại một cơ sở dành cho người già và bệnh tật sống những ngày cuối cùng của đời mình do con cái gởi gắm (3). Tôi không khỏi không nhớ lại cái không khí xúc động tôi đã chứng kiến tại buổi độc tấu Cello tại Manchester. Ở hai cấp độ khác nhau về mặt hình thức, nhưng thông điệp về “tình thương” thật giống nhau.

Người nhạc sĩ thành Sarajevo đã bất chấp chết chóc, đối diện với sự vô vọng dùng âm nhạc chuyên chở hy vọng và lòng bác ái đến với nhân sinh. Thì ở đây, những tiếng hát đã lạc giọng của các ông bà cụ già hòa với tiếng đàn dương cầm của tôi cũng đang thách thức cái giới hạn của sự sống.

Ở đây không có bom đạn, chỉ có sự bất an của cơ thể, mắt mờ, tai lảng và sự cô đơn, hòa lẫn với vinh nhục, vui buồn của cuộc đời để nhớ lại. Nhưng các cụ không chùn lòng vẫn vỗ tay và ca hát với tiếng đàn.

Người nhạc sĩ viết nhạc hay người thưởng thức nhạc đều biết một điều âm nhạc là của báu trời ban cho con người. Âm nhạc mang đến cho chúng ta sự an ủi, cảm hứng để chống chỏi với thiên nhiên khi cần đến … vào những lúc chúng ta tưởng không cần đến nhất.

Trần Bình Nam

Phóng dịch: “The Cellist of Sarajevo” của Paul Sullivan
Readers Digest- April 2013
March 6, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

(1) http://www.youtube.com/watch?v=XMbvcp480Y4
(2) http://www.youtube.com/watch?v=HvsNU4eEt74
(3) Nursing home.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.