Hôm nay,  

Nước Mỹ Chuyển Hướng?

05/02/201300:00:00(Xem: 6468)
Thật ra, cả hai đảng, chẳng có đảng nào dám nghĩ đến chuyện cắt trợ cấp gì hết...

Trong chính trị Mỹ, có hai khuynh hướng rõ rệt, thường được gọi là cấp tiến và bảo thủ. Bài này sẽ bàn về hướng đi của Mỹ trong những năm tháng tới dưới khiá cạnh này. Để sáng tỏ vấn đề, trước hết phải định nghiã cấp tiến và bảo thủ theo quan điểm của người viết để người đọc khỏi hiểu lầm.

Đây là hai khái niệm cực kỳ phức tạp, có thể cần đến cả chục cuốn sách chỉ để định nghiã cho chính xác thôi, chưa bàn tới phần lợi hại, tốt xấu. Trong khuôn khổ bài báo này, ta chỉ có thể đưa ra một định nghiã có tính hết sức tổng quát và ngắn gọn, đủ để độc giả hình dung được vấn đề thôi.

Trên căn bản, khuynh hướng cấp tiến đặt nền tảng trên công bằng xã hội, với chủ trương Nhà Nước đóng một vai trò quan trọng để bảo đảm xã hội không có những bất công quá lớn. Chẳng hạn như cách biệt giàu nghèo cần được giảm thiểu tối đa bằng cách ép buộc những người có phương tiện, tức là có tiền, chia sẻ với người nghèo nhiều hơn, vừa để giảm bớt những khó khăn cho họ, vừa giúp họ có cơ hội tiến thân nhiều hơn. Tiêu biểu là đóng thuế cho Nhà Nước nhiều hơn để Nhà Nước có phương tiện lo cho người nghèo nhiều hơn qua việc cung cấp trợ cấp xã hội, như bảo hiểm và dịch vụ y tế, trợ cấp thất nghiệp, phiếu thực phẩm, v.v…

Vai trò của Nhà Nước cũng nặng nề hơn trên phương diện kinh tế. Theo quan điểm cấp tiến, Nhà Nước lãnh vai trò điều hành guồng máy kinh tế, tuy gián tiếp nhưng rất tích cực qua

- chính sách thuế khoá dưới hình thức thuế lũy tiến: lợi tức càng cao càng đóng thuế nhiều, trong khi lợi tức dưới mức tối thiểu thì được miễn thuế;

- chính sách tiền tệ: bơm tiền mạnh vào kinh tế qua các chi tiêu có tính củng cố hạ tầng cơ sở như xây đường xá, trường học, nhà thương, hay trợ cấp cho từng ngành nghề hay khu vực (kỹ nghệ hay canh nông).

Đi đến tận cùng của quan điểm cấp tiến là các chế độ xã hội chủ nghiã và cộng sản khi Nhà nước gần như là tịch thu hết lợi tức và sản phẩm để chia lại đồng đều cho mọi người, hay gần hơn, là các chế độ xã hội của Âu Châu hiện thời, với Nhà Nước thu thuế khoảng một nửa lợi tức của thiên hạ để có phương tiện đáp ứng những nhu cầu căn bản về giáo dục, y tế, ... của toàn dân một cách hoàn toàn miễn phí.

Trong khi đó, khuynh hướng bảo thủ đặt trọng tâm vào tự do cá nhân. Khuynh hướng này tin rằng sáng kiến cá nhân, dựa trên mưu lợi cá nhân, luôn luôn là đầu tầu kéo theo phát triển kinh tế, đưa đến giàu sang sung túc cho tất cả mọi người, một sự giàu sang tập thể.

Dĩ nhiên là Nhà Nước có vai trò quan trọng, nhưng chỉ là một vai trò tối thiểu, để bảo đảm một sự phát triển trong trật tự và trong vòng luật pháp, không có chuyện cá lớn nuốt cá bé quá đáng. Đối với khối người thiếu may mắn, không có thể có đủ phương tiện để tự túc thì vai trò của Nhà Nước là phải thiết lập một thứ lưới an toàn tối thiểu. Dưới một mức lợi tức nào đó thì Nhà Nước có bổn phận phải lo, nhưng lo ở mức tối thiểu và tìm cách khuyến khích họ tự phát triển, tự làm giàu để ra khỏi mức tối thiểu. Khác với quan điểm cấp tiến là chu cấp tối đa, biến thành một hình thức khuyến khích họ tự giam mình trong mức tối thiểu và vĩnh viễn lệ thuộc vào trợ cấp Nhà Nước.

Một hình ảnh cụ thể để thấy rõ khác biệt giữa cấp tiến và bảo thủ: nếu có một chiếc bánh cho mọi người ăn chung thì cấp tiến đặt trọng tâm vào việc bảo đảm mọi người đều có phần, càng đồng đều càng tốt, trong khi bảo thủ cho rằng quan trọng là việc làm cho cái bánh ngày một lớn ra để phần của mỗi người đều tăng tuy không đồng đều.

Nhìn dưới khiá cạnh này, đảng Dân Chủ tranh đấu cho quan điểm cấp tiến, trong khi đảng Cộng Hòa giành thắng cho quan điểm bảo thủ.

Vấn đề đường hướng nào là tốt hơn đã được tranh cãi từ cả mấy trăm nay và sẽ còn được tranh cãi cả mấy trăm năm nữa. Nhưng không phải là đề tài của bài viết này.

Trở lại vấn đề hướng đi của nước Mỹ trong những năm tháng tới, điều nổi bật hiện nay là theo truyền thông dòng chính, với sự đắc thắng của TT Obama, phe bảo thủ hiển nhiên là đang đi vào tử lộ trong khi thanh thế của khối cấp tiến chưa bao giờ mạnh hơn.

Người ta đã thấy hàng loạt bài báo và bình luận bàn về tính thủ cựu của đảng Cộng Hòa, đã không theo kịp đà tiến hoá của nhân loại, vẫn khư khư ôm lấy những quan điểm cũ rích của mấy ông già nhà giàu da trắng như chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống tăng thuế, chống đồng đều nam nữ, chống dân da màu, chống Nhà Nước, chống kiểm soát súng đạn, chống di dân, … Nghiã là chống lung tung, chống đủ thứ. Điều đáng nói là những cái mà họ chống lại là những cái mà đa số dân chúng, tức là đa số cử tri, ngày càng ủng hộ mạnh, đưa đến sự ra đời của một liên minh chính trị mới đã hai lần mang thắng lợi lại cho TT Obama.

Nói trắng ra, đảng Cộng Hoà với quan điểm quá bảo thủ, chẳng những không theo kịp đà tiến hoá của văn hoá Mỹ, mà cũng không theo kịp sự chuyển hướng của dân số Mỹ, tức là cử tri Mỹ. Đưa đến hậu quả là đảng Cộng Hòa của mấy ông nhà giàu da trắng càng ngày bị cô lập trong biển tư tưởng cấp tiến, càng ngày càng khó thắng trong các cuộc bầu cử, nhất là bầu cử tổng thống. Chẳng mấy chốc sẽ biến thành một loại khủng long, sẽ biến khỏi chính trường Mỹ.

Cái nhìn này phản ánh nhận định của truyền thông dòng chính thường có cảm tình với phe cấp tiến, nhưng chưa chắc đã phản ánh đúng tiến trình lịch sử, cũng như đã không phù hợp với những biến cố thực tế. Điển hình là nhận định này đã hoàn toàn không lưu ý đến nhiều dữ kiện quan trọng:

- Khối bảo thủ Cộng Hòa vẫn chiếm được đa số tại Hạ Viện, 232 dân biểu, so với 200 thuộc đảng Dân Chủ và 3 độc lập;

- Đảng Cộng Hòa vẫn giữ ghế thống đốc tại 30 tiểu bang, so với 20 thuộc đảng Dân Chủ;

- Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, thăm dò cho thấy so với cuộc bầu năm 2008, thì 2,4 triệu cử tri giới trẻ, 1,6 triệu cử tri phụ nữ, và 950.000 cử tri da đen đã bỏ TT Obama để bầu cho TĐ Romney, tuy chưa đủ để mang lại chiến thắng cho TĐ Romney, nhưng cũng cho thấy một chuyển hướng bất lợi cho khối cấp tiến, chứ không phản ánh chuyện đảng Cộng Hoà đang suy thoái;

- Gần 60% dân Mỹ vẫn chống lại Obamacare, đến độ TT Obama đã không dám mang Obamacare, tác phẩm để đời của mình, ra làm đề tài tranh cử;

- Theo thăm dò của Pew, hơn một nửa dân Mỹ (53%) cho rằng Nhà Nước ôm đồm quá nhiều, đe dọa tự do cá nhân, so với 43% cách đây 10 năm, và con số 53% là con số kỷ lục cao nhất lịch sử cận đại Mỹ;

- Phong Trào Tea Party với hàng triệu người tham gia trên tất cả 50 tiểu bang vẫn còn ảnh hưởng chính trị rất lớn, chẳng hạn như ứng viên thượng nghị sĩ của họ, ông Ted Cruz, đã thắng lớn tại Texas;

- Đài truyền hình bảo thủ Fox News có số lượng người coi lớn hơn số lượng người coi của tất cả năm đài cấp tiến ABC, CBS, NBC, MSNBC, và CNN cộng lại;

- Chỉ cần chưa tới 300.000 cử tri tại các tiểu bang xôi đậu bỏ phiếu cho TĐ Romney thay vì cho TT Obama thì ông Romney bây giờ đã làm tổng thống rồi. 300.000 người tức là chưa tới 1% dân Mỹ. Khó có thể dựa trên cái 1% đó để luận là dân Mỹ đã chuyển hướng, và khuynh hướng bảo thủ đã cáo chung tại Mỹ.

Nhận định khuynh hướng bảo thủ chống những tư tưởng gọi là “tiến bộ” của nhân loại như trên là nói chuyện một chiều. Khối bảo thủ chống những thứ đó, không sai. Nhưng khối bảo thủ cũng có những quan điểm tích cực như tôn trọng các giá trị luân lý gia đình, tôn trọng tự do cá nhân, nguyên tắc tự lực cánh sinh không ỷ lại vĩnh viễn vào trợ cấp bằng tiền thuế của người khác, tức là bằng công sức của người khác, chấp nhận người chịu khó đi làm vất vả có quyền hưởng thụ công khó của họ. Trên quan điểm kinh tế, khối bảo thủ tin tưởng ở một Nhà Nước có tinh thần trách nhiệm, không vung tay xài vung vít hay vay mượn tứ phiá, rồi đè cổ thiên hạ lấy thuế để bù đắp, hay chuyển nợ lại cho con cháu các đời sau gánh vác, không chấp nhận một Nhà Nước vú em can thiệp bằng đủ thứ luật lệ chỉ bảo mọi người trong đủ mọi sinh hoạt cá nhân, cũng như không chấp nhận tạo ra một cuộc đấu tranh giai cấp, huy động giới người gọi là nghèo chống lại khối người gọi là giàu trong một tinh thần mỵ dân nhất thời.

Một số không nhỏ dân thuộc các nhóm thiểu số, trong đó có không ít dân tỵ nạn Việt, cũng đã bị ảnh hưởng bởi lập luận mỵ dân của đảng Dân Chủ, luôn nghĩ rằng đây là đảng của dân nghèo, luôn luôn lo bảo vệ quyền lợi của dân nghèo, lo cung cấp đủ thứ tài trợ, trong khi đảng Cộng Hòa là đảng của mấy ông nhà giàu da trắng chỉ lo cắt trợ cấp dân nghèo.

Vấn đề trợ cấp an sinh thực sự là một vấn đề then chốt, nếu không muốn nói là sinh tử cho rất nhiều người. Chỉ vì lo sợ đảng Cộng Hòa cắt hết trợ cấp nên rất nhiều người trong giới cao niên và lợi tức thấp đã sợ đảng Cộng Hòa hơn ngáo ộp.

Thật ra, cả hai đảng, chẳng có đảng nào dám nghĩ đến chuyện cắt trợ cấp gì hết, nhưng trực diện với nguy cơ các quỹ tài trợ an sinh xập tiệm trong vòng hai ba chục năm nữa, đảng Dân Chủ chỉ biết rung chuông báo động mà không dám có bất cứ đề nghị cụ thể nào vì sợ mất phiếu, trong khi đảng Cộng Hoà ít ra cũng đã có can đảm đề nghị cải tổ không phải để chấm dứt các tài trợ, mà để bảo đảm những quỹ trợ cấp an sinh đó tồn tại lâu dài, đến đời con đời cháu chúng ta.

Đó là những quan điểm nền tảng của khối bảo thủ mà nếu nhìn cho kỹ, ta sẽ thấy không có gì sai trái, hủ lậu, đáng cho vào thùng rác lịch sử. Trái lại, đó là những quan điểm đã có từ khi có nhân loại trên trái đất và sẽ tồn tại đến khi nào nhân loại còn trên trái đất.

Trên thực tế, chính trị Mỹ không khác gì quả lắc đồng hồ, không bao giờ đứng yên một phiá, mà luôn chạy qua chạy lại từ phải qua trái, rồi từ trái qua phải.

Đi ngược dòng lịch sử, mỗi lần một tổng thống Cộng Hoà đắc cử là thiên hạ lại hô hoán cấp tiến đang chết, và ngược lại, mỗi lần một tổng thống Dân Chủ đắc cử là có tiếng la hoảng bảo thủ cáo chung. Thật ra, những cuộc bầu cử thường chỉ phản ánh những phản ứng nhất thời của cử tri. Điểm đặc biệt là tổng thống càng cấp tiến thì tổng thống kế vị lại càng bảo thủ, và ngược lại tổng thống càng bảo thủ thì vị kế nhiệm lại càng cấp tiến.

Một trong những tổng thống cấp tiến nhất lịch sử cận đại Mỹ là TT Johnson, được kế nhiệm bởi một diều hâu bảo thủ nặng là TT Nixon. Sau Nixon, dân Mỹ đã bầu cho TT Carter, là một trong những thống đốc cấp tiến nhất trong đảng Dân Chủ thời đó. Nhưng tiếp theo TT Carter lại là TT Reagan, một người đi vào lịch sử như hiện thân của phong trào bảo thủ, cũng là người đã giúp khối bảo thủ gần như là thống trị tư tưởng chính trị Mỹ trong suốt ba thập niên qua, từ TT Bush cha đến TT Clinton và TT Bush con. TT Clinton, tuy là Dân Chủ, nhưng cũng phải chấp nhận tư tưởng bảo thủ khi ông dõng dạc tuyên bố “thời đại của Nhà Nước bao đồng đã cáo chung” (… the era of big government has ended…). TT Clinton được coi như là một trong những tổng thống Dân Chủ có khuynh hướng ôn hòa nhất, có nghiã là cấp tiến nhưng gần với tư tưởng bảo thủ nhất. Và có lẽ cái ôn hòa đó đã là một trong những lý do ông cũng là một trong những tổng thống được hậu thuẫn mạnh nhất, giúp ông thoát được chuyện mất chức, rồi duy trì hậu thuẫn ngay cả cho đến bây giờ, hơn một thập niên sau khi ông đã mãn nhiệm.

Ba mươi năm thống trị của tư tưởng bảo thủ đã khiến cho tư tưởng cấp tiến trở thành một thứ ma quỷ hắc ám cho các chính khách của cả hai đảng trong mấy chục năm gần đây. Ai cũng sợ cái mà truyền thông Mỹ gọi là “the L word”, L tức là Liberal, hay cấp tiến. Sợ đến độ không dám nói đến nguyên danh từ, mà phải viết tắt.

Thế rồi đến hiện tượng Obama. Trong hai năm ngắn gọn làm thượng nghị sĩ liên bang, đại diện cho tiểu bang Chicago, thượng nghị sĩ Barack Obama đã được một tổ chức bảo thủ lượng giá như là thượng nghị sĩ cấp tiến nhất Thượng Viện, ngang hàng với các thượng nghị sĩ Ted Kennedy và John Kerry của tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, Massachusetts.

Nhưng khi ra tranh cử tổng thống, với sự giúp đỡ công khai của truyền thông dòng chính, ông đã dấu nhẹm cái thành tích cấp tiến đó.

TT Obama khi ra tranh cử lần đầu đã cố chứng minh mình là người tương đối ôn hòa trong đảng Dân Chủ. Khi đó, ông tìm mọi cách tố giác bà Hillary Clinton mới là người cấp tiến, gần như cực đoan, vì đã có chủ trương thiết lập một hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân. Ứng viên Obama chẳng những chống cải tổ y tế của bà Hillary mà ông gọi là cực đoan, mà ông cũng ủng hộ vài quan điểm bảo thủ như chống hôn nhân đồng tính, chấp nhận việc sở hữu súng, chấp nhận tiếp tục chính sách chống khủng bố của ông cao bồi Bush,…

Đến lần tái tranh cử năm ngoái, cho dù ông đã thực hành cải tổ y tế bị tố “cực đoan” của bà Hillary và chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhưng khi ra tranh cử, ông vẫn hô hào cân bằng ngân sách, cắt giảm chi tiêu, và cải tổ các chương trình trợ cấp an sinh, tất cả đều là quan điểm của khối bảo thủ. Nói cách khác, ông vẫn phải tôn trọng một số chủ trương và chính sách bảo thủ của đảng Cộng Hòa. Do đó khó ai có thể nói tư tưởng bảo thủ đã đến hồi cáo chung. Chỉ đến sau khi đã đắc cử an toàn, ông mới trình bày tư tưởng cấp tiến cực đoan của ông một cách rõ ràng hơn trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai.

Do đó, nói sự đắc cử của TT Obama chứng tỏ quan điểm bảo thủ đã hết thời thì không đúng sự thật. Câu nói này thật ra nằm trong kế sách của TT Obama và khối cấp tiến, muốn trong nhiệm kỳ tới dùng mọi phương pháp để triệt hạ đảng đối lập bảo thủ Cộng Hòa, và bảo đảm khuynh hướng cấp tiến thống trị chính trường Mỹ vài chục năm tới, tương tự như khuynh hướng bảo thủ đã làm với TT Reagan. Ta hãy chờ xem TT Obama sẽ thành công trong mục tiêu này hay không. (3-2-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
05/02/201318:32:53
Khách
Would like to thanks the writer for a very informative piece.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.