Hôm nay,  

Một Lá Phiếu Cho Chuck Hagel

11/01/201300:00:00(Xem: 6147)
Hôm Thứ Hai 7/1/2013 tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa làm bộ trưởng quốc phòng thay thế bộ trưởng Leon Panetta sẽ từ chức. Cùng lúc tổng thống Obama đề cử ông John Brennan Cố vấn chống khủng bố tại Bạch Ốc làm giám đốc Trung ương Tình báo (CIA) thay thế tướng David Patraeus từ chức đầu tháng 11/2012.

Việc đề cử ông John Brennan không được báo chí và dư luận bàn tán nhiều, mặc dù trước đó các cơ sở truyền thông Hoa Kỳ đồ chừng rằng ông Michael Morell, Phó giám đốc CIA có thể được đề cử. Ông John Brennan là người được tổng thống tin cậy ở chức vụ Cố vấn chống khủng bố trong khi ông Michael Morell chưa có một quan hệ mật thiết nào với ông Obama.

Trái lại, việc đề cử cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, ngay trước khi tổng thống chính thức bổ nhiệm dư luận tại Thượng nghị viện đã rất bất lợi cho ông nhất là từ các nhóm ủng hộ Do Thái. Ông Chuck Hagel qua các phát biểu ý kiến trước đây được xem là không mặn nồng đối với Do Thái. Ông cho rằng các nhóm ủng hộ Do Thái đã lạm dụng sức mạnh tài chánh và thuyết phục (lobby) làm méo mó chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Trung đông nhất là trong việc giải quyết cuộc tranh chấp truyền kiếp giữa Do Thái và người Palestine. Ngoài ra ông Chuck Hagel còn bị chỉ trích là “mềm yếu” đối với Iran. Ông cho rằng đánh bom Iran không thể giải quyết vấn đề sản xuất vũ khí nguyên tử của Iran.

Thật ra có nhiều nhân vật trong chính quyền và quốc hội đồng ý với các quan điểm của ông Chuck Hagel đối với Do Thái và Iran, nhưng khác ở chỗ họ không nói ra. Lẽ sống chính trị tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn là “tròn” thì dễ lăn và dễ rơi vào những vị trí béo bở. Những nhà chính trị ngay thẳng, bộc trực dám nói những ý kiến nghịch nhĩ của mình rất hiếm.

Đón trước sự chọn lựa của tổng thống Obama, lực lượng lobby Do Thái chuẩn bị mặt trận phá. Họ cần kiểm soát chính sách Trung đông của Hoa Kỳ. Nhưng ông Obama vừa đắc cử nhiệm kỳ 2, tương lai chính trị của ông đã được xác lập một phần, ông có nhiều tự do lựa chọn.

Tổng thống Obama đã nhượng bộ trước dư luận bất lợi đối với bà Susan Rice vì những gì bà Susan Rice tuyên bố về cuộc khủng bố giết chết đại sứ Christopher Stevens ngày 11/9 /2012 tại Bengazhi, Libya nếu được truy nguyên tận gốc trong một cuộc chất vấn trước Thượng nghị viện qua thủ tục phê chuẩn có thể sẽ chẳng có lợi gì. Nhớ lại vụ Watergate năm 1973. Vì coi thường “lỗ nhỏ” khó “đắm thuyền” đối với vụ nhân viên CIA đột nhập vào một cơ sở của đảng Dân Chủ tại khách sạn Watergate lén lấy tài liệu tranh cử của đảng Dân Chủ xẩy ra trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 mà tổng thống Nixon phải từ chức. Bỏ bà Susan Rice, chọn Thượng nghị sĩ John Kerry, tổng thống Obama có thêm một phụ tá đắc lực có thể làm việc hợp “jeu” với ông hơn với bà Hillary Clinton quá độc lập đôi khi làm mờ bóng của ông.

Riêng với Chuck Hagel, tổng thống Obama đã làm một quyết định có tầm vóc. Trước mắt ông Obama, ngoài việc nội trị chính yếu là sự thi hành luật bảo hiểm sức khỏe Affordable Care Act (còn gọi được gọi một cách bình dân là Obamacare) sao cho ít gây nhiều xáo trộn và tiết kiệm đựợc ngân sách là một, và bảo đảm vị thế chính trị của đảng Dân chủ qua hai cuộc bầu cử 2014 (Quốc hội) và 2016 (Quốc hội và Tổng thống) là hai, tổng thống Obama còn có nhiều việc phải đương đầu trên mặt trận đối ngoại.

Hai vấn đề: Trung quốc đang lên, Tây Thái Bình Dương là một lò nước sôi âm ỉ nhưng là chuyện còn dài. Sự sống còn của Afghanistan sau khi quân đội Hoa Kỳ rút lui giữa năm 2014 là một ẩn số còn để đó. Cho dù Taliban có diệt chính quyền thân Hoa Kỳ lấy lại Afghanistan sau khi Hoa Kỳ rút hết quân, Taliban cũng không thể biến Afghanistan thành một căn cứ địa cho các cuộc tấn công khủng bố Hoa Kỳ. Không lực Hoa Kỳ có đủ khả năng để răn đe bất cứ chính quyền chủ trương khủng bố nào.

Trong khi việc Iran sản xuất vũ khí nguyên tử cần có đối sách thiết thực và vấn đề tranh chấp kéo dài gần 70 năm giữa Do Thái và Palestine đang bước vào một giai đoạn mới có nhiều điều kiện để đạt đến một giải pháp cũng cần có những hoạt động ngoại giao cần thiết.

Đảng Cộng Hòa vừa thua một cuộc bầu cử tổng thống mà họ có cơ hội để thắng nếu nội bộ đảng biết kềm chế các chính trị gia cực hữu ra tranh giành với Mitt Romney để ông ta phải vất đi cái chính sách trung dung vốn là vốn liếng quý nhất của ông để chuốc lấy thất bại. Rút bài học đó, đảng Cộng Hòa sẽ chọn thái độ hợp tác hơn với tổng thống Obama trong những năm tới. Sẽ không còn hiện tượng Tea Party, và hy vọng sẽ không còn sự tranh chấp nguyên tắc để qua cái hố (cliff) này lại đào cái hố khác như dư luận tiên đoán sẽ diễn ra trong vài tháng nữa khi Quốc hội và Tòa Bạch ốc kỳ kèo về mức tăng “trần nợ” (debt limit) và cách cắt chi tiêu ngân sách quốc phòng và cắt giảm chi phí các chương trình Medicare, Medicaid và An sinh Xã hội.


Trong bối cảnh đó tổng thống Obama có điều kiện để thực hiện một chính sách làm giảm sự căng thẳng tại Trung Đông mà các chính quyền Hoa Kỳ dù muốn cũng không thể thực hiện được trong mấy thập niên qua. Đưa Thượng nghị sĩ John Kerry vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và nhất là đưa cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel vào chức vụ Bộ trưởng quốc phòng, tổng thống Obama báo trước những gì ông sẽ làm ở Trung Đông. Chính sách Trung đông đó nếu thành công sẽ xác định tư thế của đảng Dân Chủ trong thập niên này và cũng sẽ xác định vị trí của tổng thống Obama đối với lịch sử. Người ta không ngạc nhiên khi Iran lên tiếng ủng hộ sự đề cử ông Hagel làm Bộ trưởng quốc phòng (dù sự lên tiếng ủng hộ chứng tỏ sự ấu trĩ của Iran).

Thượng nghị viện Hoa Kỳ sẽ sôi nổi trong việc phê chuẩn (hay không phê chuẩn) ông Chuck Hagel vào chức vụ Bộ trưởng quốc phòng, nhưng rồi ông sẽ có đủ phiếu ủng hộ của đảng Dân Chủ để được phê chuẩn.

Ông Chuck Hagel, thuộc đảng Cộng Hòa, là một Trung sĩ bộ binh từng chiến đấu tại Việt Nam, bị thương và hai lần được huy chương. Là người hiểu giá trị của sự hy sinh xương máu ông sẽ tiết kiệm xương máu của thanh niên Hoa Kỳ một cách tối đa khi cần phải hy sinh để bảo vệ quyền lợi quốc gia.

Trong 12 năm (1997-2009) làm Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Nebraska ông chứng tỏ là một Thượng nghị sĩ trực tính và không ngần ngại nói lên những gì ông nghĩ và cho là có lợi cho chính sách quốc gia như trong quan hệ tế nhị giữa Hoa Kỳ và Do Thái và đối sách của Hoa Kỳ đối với việc chế bom nguyên tử của Iran.

Năm 2006 khi trả lời cuộc phỏng vấn của ông Aaron David Miller ông Hagel nói: “Thực tế chính trị tại Hoa Kỳ là khả năng vận động của người Do Thái làm cho ai cũng sợ. Tôi từng nói rằng không phải bất cứ việc gì họ làm cũng đều phục vụ quyền lợi của Do Thái” (The political reality is that you intimidate, not you — that the Jewish lobby intimidates a lot of people up here. Again, I have always argued against some of the dumb things they do because I dont think its in the interest of Israel. I just dont think its smart for Israel). Lời nói đó là một nhận xét thực tế và không có tính bài Do Thái.

Trong cuốn sách America: Our Next Chapter: Tough Questions, Straight Answers ông viết: “Trên thực tế có một quan hệ đặc biệt và lịch sử giữa Hoa Kỳ và Do Thái phản ảnh qua việc Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Do Thái. Và bất cứ giải pháp gì cho Trung đông đều phải duy trì bản chất của dân tộc Do Thái. Nhân dân Do Thái có quyền sống trong hòa bình, tự do và an ninh” (At its core, there will be a special and historic bond with Israel exemplified by our continued commitment to Israels defense and … a comprehensive solution should not include any compromise regarding Israels Jewish identity, which must be assured. The Israel people must be free to live in peace and security)

Đối với Iran, trong một bài báo đăng trên tờ Washington Post, ông viết: “Nếu Hoa Kỳ tấn công Iran, Hoa Kỳ có thể làm cho chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran chậm lại nhiều năm. Nếu mục tiêu của Hoa Kỳ là làm suy giảm khả năng sản xuất vũ khí của Iran thì chúng ta làm một cách dễ dàng. Nhưng nếu chỉ giới hạn oanh tạc bằng Không quân, máy bay không người lái, điệp vụ đặc biệt và phá hoại điện tử mà không đổ nhiều quân lên Iran thì Hoa Kỳ cũng không ngăn được Iran sản xuất vũ khí nguyên tử hay lật đổ chính quyền Iran và khuất phục Iran” (If the United States attacks, it could set back for several years Irans ability to build a nuclear weapon. If the objective were large-scale damage to Irans military and weapons capability, the United States could achieve substantial success. But without large numbers of troops on the ground, we doubt that U.S. military attacks from the air — even if supplemented by other means such as drones, covert operations and cyberattacks — could eliminate Irans capability to build a nuclear weapon, unseat the regime or force it to capitulate to U.S. demands).

Con người, kinh nghiệm và cách nhìn của ông Chuck Hagel là vậy. Chúng ta cần một phiếu cho Chuck Hagel.

Trần Bình Nam
Jan 9, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.