Hôm nay,  

TT Obama Tái Đắc Cử: Vài Nhận Định

20/11/201200:00:00(Xem: 10085)
...thiên hạ sẽ chứng kiến cảnh tăng thuế dưới rất nhiều hình thức...

Ý dân là ý trời. Làm sao để đạt được cái ý dân đó là vấn đề khác. Ý dân có đúng hay không cũng là chuyện khác. Đa số cử tri Mỹ đã bỏ phiếu cho TT Obama. Những người ủng hộ ông thì dĩ nhiên vui mừng tuy chưa biết vui mừng được bao lâu, trong khi những người không đồng ý với ông sẽ lo xót vó thêm vài năm nữa.

TT Obama sẽ trực diện với một nước Mỹ vẫn đầy rẫy những nhức răng nhức đầu, mà kẻ viết này sẽ bàn đến trong những bài viết tới. TT Obama sẽ tiếp tục đổ thừa là ông đã lãnh gia tài quá thê thảm từ TT Bush. Nhưng như anh đạo diễn cấp tiến cực đoan Michael Moore đã nói, TT Obama thừa hưởng một gia tài xấu và làm nó thành càng xấu hơn nữa.

TT Obama sẽ làm tổng thống bốn năm nữa. Kẻ viết này sẽ còn dịp tiếp tục “bận rộn” theo dõi và bình luận về hoạt động của chính quyền Obama, dĩ nhiên dưới con mắt chủ quan, giúp độc giả có thêm một cách nhìn để hiểu rõ hơn về miền đất hứa này. Bắt đầu bằng vài mẫu chuyện đáng nói về cuộc bầu cử vừa qua.

KHÔNG PHẢI TT OBAMA THẮNG, MÀ LÀ TĐ ROMNEY THUA.

Năm 2008, TT Obama đối đầu với một ông già, người hùng thật, nhưng là người hùng của thế hệ trước, nay đã trở thành hơi lẩm cẩm, tay chân run rẩy, nói năng không rõ ràng, gặp khủng hoảng tài chánh thì có vẻ bối rối, không biết phải làm gì. Ông Obama đại thắng.

Năm nay, TT Obama trực diện một người tỉnh táo hơn, nói theo ngôn ngữ “hiện đại” là có “ngoại hình” hấp dẫn hơn, nhưng với nhiều “hành trang” rất dễ bị khai thác và bóp méo: triệu phú làm giàu bằng cách sa thải nhân công, xuất khẩu việc làm ra nước ngoài, trốn thuế, khinh thường dân nghèo, ... Đúng hay sai không quan trọng. Mà quan trọng là ê-kíp Obama với sự hỗ trợ của cả khối truyền thông dòng chính, đã thành công tô vẽ hình ảnh tài phiệt ác qủy đó lên mặt ông Romney ngay từ đầu, trong khi ông Romney có vẽ bối rối, không biết phải chống đỡ thế nào. Đã vậy, lại còn không có tài mồm mép bằng TT Obama, nói hớ những chuyện cực kỳ nhạy cảm. TT Obama đã thành công trong chiến lược hù dọa ác qủy Romney, khiến cho khối cử tri Dân Chủ ào ào đi bầu để bảo vệ những trợ cấp an sinh mà họ nghĩ TĐ Romney sẽ cắt.

Nhưng quan trọng hơn cả là TĐ Romney đã áp dụng một chiến lược tranh cử sai lầm hoàn toàn. Trong khi TT Obama tập trung mọi nỗ lực để huy động cử tri gà nhà, tuyệt đối kiên định trong lập trường cấp tiến, thì TĐ Romney, sau khi bị ép phải chạy qua phiá cực hữu để hạ các đối thủ trong nội bộ đảng Cộng Hòa, lại chạy về phiá giữa, bỏ cánh bảo thủ ôm quan điểm ôn hòa để đi tìm phiếu của khối độc lập. Có lẽ ông tính khối bảo thủ chắc chắn sẽ bỏ phiếu nhất loạt cho ông, có thể không phải vì ủng hộ ông, mà vì thù ghét TT Obama. Do đó, ưu tiên của ông là đi kiếm thêm phiếu của khối ôn hòa độc lập.

Đến cuộc tranh luận thứ ba thì tình hình trở thành mù mờ: TĐ Romney có vẻ đồng ý với hầu hết chính sách đối ngoại của TT Obama, mặc dù trước đó ông đã đả kích rất mạnh các biến cố tại Libya, chính sách của TT Obama đối với Do Thái, Iran, Syria, và Trung Cộng. Rõ ràng là TĐ Romney đã thay đổi quan điểm, một lần nữa xác nhận chuyện lập trường không kiên định. Đã vậy, lại tạo ra một câu hỏi mới cho thiên hạ: tại sao phải đổi tổng thống khi ông Romney đồng ý với ông Obama?

Chuyện TĐ Romney với lập trường nhẩy qua nhẩy lại chỉ củng cố hình ảnh một chính khách với lập trường không kiên định, nếu không muốn nói là thời cơ chủ nghiã. Và đây là sai lầm lớn nhất của TĐ Romney. Ông đã không thành công kiếm được đủ phiếu độc lập trong khi lại mất đi hàng triệu phiếu bảo thủ. Ông McCain chưa bao giờ là thần tượng của khối bảo thủ, vậy mà ông cũng có được hơn hai triệu phiếu nhiều hơn TĐ Romney. Một số lớn các ông Mỹ trắng đã ngồi nhà không đi bầu cho TĐ Romney.

Đây là một bài học lớn cho các chính khách. Cử tri Mỹ muốn nhìn thấy một lập trường rõ ràng và kiên định, dù là quan điểm cấp tiến hay bảo thủ. TT Bush đắc cử hai lần với chủ trương rất rõ rệt: “anh có thể không đồng ý với tôi, nhưng tôi là như vậy đó”.

Thật sự mà nói, TĐ Romney là một ứng viên không giỏi lắm trong nghệ thuật tranh cử. Một ứng viên khác với khả năng tranh cử khá hơn, như TT Reagan chẳng hạn, sẽ hạ TT Obama không khó lắm. Chỉ cần ông Romney giỏi bằng ông Bush con –không cần phải giỏi bằng ông Reagan- đừng làm thất vọng quá nhiều ông bà bảo thủ, thì TT Obama đã là tổng thống một nhiệm kỳ rồi. TT Obama đắc thắng thật, nhưng sẽ phải suy nghĩ kỹ hơn về điểm hơn 9 triệu cử tri đã bỏ ông.

ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN

Tạp chí Newsweek, mà ông chủ bút đã từng gọi TT Obama là “God”, đã tóm lược lại những con số cụ thể từ cuối 2008 đến cuối 2012 trong số ra ngày 15 tháng 10, 2012, để ta có dịp so sánh. Ta hãy thử coi qua:

- Lợi tức gia đình tăng từ $50,590 đến $50,678, tăng 0.2% trong bốn năm.

- Trong khi đó, giá thực phẩm tăng trung bình 7%, cao nhất là thịt bò tăng 19%, thấp nhất là bánh mì, trái cây, tăng 5%.

- Các chi phí gia đình khác tăng mạnh hơn nhiều: điện nước tăng 26%, học phí đại học tăng 19%, máy móc điện toán tăng 29%.

- Giá trị đồng tiền, gọi là mãi lực, giảm 8.2%.

Không phải là nhà thông thái hay kinh tế gia, ai cũng có thể nhìn thấy thực trạng bốn năm qua khi nhìn vào các con số trên. Chẳng những lợi tức không tăng, mà giá trị đồng tiền lại mất đi, trong khi vật giá tăng vọt. Đời sống hàng ngày rõ ràng là khó khăn hơn rất nhiều. Chưa kể hàng chục triệu người mất việc, chẳng còn lợi tức gì ngoại trừ tiền thất nghiệp.

Một điều đáng nhìn nữa là giá xăng. Mùa hè 2008 giá dầu trên thế giới bị đầu cơ quốc tế thao túng, giá xăng vọt lên xấp xỉ 4 đô một ga-lông. Phe cấp tiến ồn ào tố cáo Bush-Cheney thông đồng với tập đoàn dầu hỏa để làm giàu. Ba tháng sau, giá xăng rớt lại xuống mức bình thường 1,6 đô một ga-lông. Trong hai năm qua, từ đầu 2011 đến giờ, giá xăng ổn định ở mức gần 3,5 - 4 đô một ga-lông, không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ xuống dưới 3 đô. Phe cấp tiến im lặng chấp nhận không một tiếng khiếu nại. Thử tưởng tượng bây giờ ông Bush đang làm tổng thống và nhất là ông Cheney đang làm phó tổng thống xem phản ứng của truyền thông sẽ như thế nào.

Theo báo “phe ta” New York Daily News, trong bốn năm Obama, trung bình mỗi gia đình mất đi khoảng 50.000 đô trị giá tài sản (assets value), trong khi lợi tức thực sự giảm 87 đô mỗi tuần. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 7.9% trong tháng Mười năm 2008, nhưng thực tế nếu kể cả những người nản chí không đi tìm việc làm nữa, hay không khai báo thất nghiệp nữa, hay làm bán thời trong những việc tạp nhạp cho có, thì tỷ lệ thất nghiệp thực sự là trên 15%.

Trong khối dân da đen, tỷ lệ thất nghiệp thực sự là trên 20%, có khu vực trên 30% như tại vùng ngoại ô Detroit. Hậu thuẫn của dân da đen đối với TT Obama (95%) không có gì là dựa trên lý trí nữa. Họ nhắm mắt ủng hộ theo màu da.

Truyền thông dòng chính ngạc nhiên ghi nhận TT Obama là tổng thống đầu tiên tái đắc cử khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 7%. Điều mà giới truyền thông đó không dám nói trắng ra là trong số 23 triệu người thất nghiệp, cũng đã có cả triệu người rất vui vẻ thoải mái nằm nhà ăn tiền thất nghiệp (được TT Obama tăng và gia hạn qua cái gọi là stimulus) và hồ hởi bầu cho TT Obama với hy vọng tiếp tục làm “single mom” (không chồng mà đầy con), hay nằm nhà coi football ăn tiền thất nghiệp, hơn là bầu cho TĐ Romney, lỡ bị ông cắt tiền thất nghiệp, bắt đi làm lại thì hơi phiền.


Bốn năm qua đã là bốn năm trì trệ kinh tế với mấy chục triệu người thất nghiệp trong khi vật giá leo thang ào ào như Newsweek cho thấy. Chính sách kinh tế của TT Obama đã thất bại, không vực kinh tế lên được. Nhưng dân Mỹ lạ lùng thay lại chấp nhận. Khối dân bị thiệt hại nặng nhất khi giá xăng và giá các nhu yếu phẩm tăng là dân lao động chứ không phải mấy ông Bill Gates, nhưng TT Obama vẫn thuyết phục được là chính sách kinh tế của ông giúp người nghèo! Thế mới đáng phục!

OBAMACARE.

Để tránh tiếng là “thiên vị”, kẻ viết này tạm không bàn đến Obamacare vì thực sự, Obamacare sẽ không được áp dụng trọn vẹn cho đến cuối năm 2014. Tất cả những nhận định về tác dụng thực tế, tốt hay xấu, cũng chỉ là … đoán mò. Ta hãy khoan bàn đến vội. Mà chỉ cần nhìn vào một điểm cụ thể thôi.

Đây là tác phẩm để đời của TT Obama, thành tựu lớn nhất của nhiệm kỳ đầu của tổng thống, vậy mà lạ lùng thay, lại không hề được đề cập đến trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua. Tất cả các ứng viên mọi cấp, từ tổng thống đến các trách nhiệm liên bang, tiểu bang, và địa phương, hầu như không một người nào nhắc đến cải tổ y tế. Trong cả bốn cuộc tranh luận tổng thống và phó tổng thống, vấn đề cải tổ y tế không hề được đề cập đến.

Ở cấp cao nhất, TT Obama ý thức được gần 60% dân Mỹ chống cải tổ y tế nên tránh nói đến. Mặt khác, TĐ Romney, dù sao cũng mang tiếng là cha đẻ ra mô thức cải tổ, há miệng mắc quai, cũng đành phải im.

Cho đến nay, cải tổ y tế đã đưa đến hậu quả đầu tiên là không giúp giải quyết vấn nạn thất nghiệp vì đã thành rào cản không cho các công ty nhỏ thuê thêm nhân công vì sợ phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. Đối với những hậu quả tốt hay xấu khác, thì... ta hãy chờ xem.

TĂNG THUẾ NHÀ GIÀU

Một trong những khẩu hiệu của TT Obama được nhắc nhở nhiều nhất là “đòi hỏi nhà giàu đóng góp công bằng hơn (fair share) bằng cách đóng thuế nhiều hơn. Có nghiã là đối với TT Obama, chuyện 5% những người giàu nhất đã đóng 50% thu nhập thuế cho cả nước trong khi 47% thiên hạ không đóng một xu thuế nào, vẫn chưa phải là công bằng xã hội. Cho dù chấp nhận định nghiã “công bằng” của TT Obama, việc nhà giàu đóng thêm thuế như TT Obama đòi hỏi cũng chẳng giải quyết được chuyện gì. Cho dù Nhà Nước tăng thuế nhà giàu theo tỷ lệ TT Obama đề nghị, thì thu nhập thuế của Nhà Nước sẽ tăng tối đa 80 tỷ đô một năm (với điều kiện Nhà Nước có biện pháp tận thu thuế không cho mấy ông nhà giàu trốn được một đồng xu thuế nào), trong khi thâm thủng ngân sách mỗi năm là 1.000 tỷ. Muối bỏ biển trong kiểu tiêu xài của TT Obama. Nói cách khác, đây chỉ là khẩu hiệu tranh cử nhằm mục đích kích động đấu tranh giai cấp để lấy phiếu thôi, chứ thực tế, tác dụng chẳng bao nhiêu.

Hệ quả tất yếu là tăng thuế nhà giàu chỉ là bước đầu rất nhỏ, bước tiếp là tăng các loại thuế và phí vô hình mà tất cả mọi người đều phải trả, giàu, trung lưu và nghèo cũng vậy (thuế xăng, thuế thuốc lá, thuế doanh thu, phí xa lộ, tiền phạt đủ loại, như tiền phạt/thuế không mua bảo hiểm y tế), không có tam thập lục chước.

Trong nhiệm kỳ hai của TT Obama, thiên hạ sẽ chứng kiến cảnh tăng thuế dưới rất nhiều hình thức. Những ông cho dù là nhà nghèo, khi đi mua thuốc lá hút để vơi nỗi sầu về đời sống khó khăn, khi đổ xăng vào chiếc xe cũ uống xăng hơn uống nước lạnh, khi đi mua cái áo thung ở chợ trời, sẽ thấy cái gì cũng đắt hơn, chưa kể sales tax cao hơn. Họ cần phải nhớ họ đang đóng góp thêm cho TT Obama có tiền tiêu xài thả giàn, đúng theo ý họ khi họ bầu cho TT Obama. Và cái hại lớn nhất mà rất nhiều người không nhìn thấy, là với những thứ thuế “kín đáo” này, giàu nghèo cũng đều đóng ngang hàng nhau. Phí xa lộ chẳng hạn, nếu ông đi xe Rolls Royce đời 2012 phải trả thêm một đô, thì ông đi xe KIA đời 1980 cũng phải trả thêm một đô! Dĩ nhiên, một đô của ông đi KIA to gấp mấy lần một đô của ông đi Rolls Royce. Ai lỗ hơn ai?

Tất cả vấn đề ở đây là tự chế trong tiêu xài, chứ không phải quăng lưới hốt thuế thiên hạ. Đa số dân Mỹ đã bỏ phiếu chấp nhận cho TT Obama tăng thuế thiên hạ, mà không cần tự chế trong tiêu xài, vì họ nghĩ đơn giản Nhà Nước tiêu xài có nghiã là nhiều trợ cấp cho họ hơn do nhà giàu đóng góp. Ta hãy chờ xem.

TÀI TRỢ AN SINH

Trong cuộc vận động tranh cử, TT Obama đã đặt trọng tâm vào chiến lược tấn công đối thủ thay vì quảng bá thành quả. Một trong những chủ đề quan trọng nhất là hù dọa thiên hạ về vấn đề trợ cấp an sinh.

Kẻ viết này cũng sẽ không đi vào những chi tiết kỹ thuật quá rắc rối làm gì, mà chỉ muốn đặt ra vài câu hỏi đơn giản.

Chế độ tiền hưu Social Security do TT Roosevelt đặt ra từ đầu thế kỷ, cho đến nay đã qua sáu đời tổng thống Cộng Hoà. Chế độ Medicare do TT Johnson thiết lập thập niên 60, cho đến nay đã qua bốn đời tổng thống Cộng Hoà. Đã có một ông tổng thống Cộng Hòa nào cắt tiền già hay Medicare hay Medicaid chưa? Từ thời TT Johnson đến nay, đã chỉ có một cuộc cải tổ Medicare quan trọng: đó là việc thiết lập chương trình Medicare Part D, với Nhà Nước giúp tài trợ tiền mua thuốc của mấy người già. Đó là sáng kiến của tổng thống Cộng Hoà, George W. Bush, chứ không phải của các tổng thống Dân Chủ Carter, Clinton hay Obama. Dựa vào đâu mà thiên hạ vẫn ôm cứng thành kiến Cộng Hoà sẽ cắt trợ cấp?

Bây giờ TT Obama thắng cử, nhiều người thở phào nhẹ nhõm, tiền già, tiền thuốc sẽ được bảo đảm không bị cắt. Mặc dù TĐ Romney đã nhấn mạnh nhiều lần, nhưng đa số vẫn không tin TT Obama sẽ cắt hơn 700 tỷ tiền Medicare của mấy người già để chuyển qua Medicaid cho mấy người nghèo mới được gia nhập vào Obamacare. Các cụ hãy chờ xem.

VỰC THẲM TÀI CHÍNH (FISCAL CLIFF)

Ta sẽ có dịp bàn xâu hơn về vấn đề này trong những ngày rất gần đây. Tạm thời chỉ cần biết là nước Mỹ đang trực diện một bế tắc chính trị lớn do khác biệt quan điểm giữa hai chính đảng trong vấn đề công nợ. Nếu không giải quyết ổn thỏa thì kể từ ngày 1 tháng 1, 2013, mức thuế sẽ tăng đồng loạt cho tất cả mọi người đang đóng thuế lợi tức, giàu cũng như nghèo. Một số những người lợi tức thấp hiện không đóng thuế có thể sẽ phải bắt đầu đóng thuế. Mặt khác, các tài trợ an sinh (tiền thất nghiệp, SSI, Medicare, Medicaid) sẽ bị giảm toàn diện, dưới nhiều hình thức, cắt trực tiếp, hay không cắt nhưng tăng phần đóng góp của mỗi người, tăng tuổi lãnh SSI và Medicare, hay chuyển nhiều người đang lãnh Medicare qua Medicaid là chương trình giới hạn hơn nhiều.

TT Obama đã thành công hù dọa chính sách của TĐ Romney, nhưng đã im lặng về những việc ông sẽ phải làm trong vấn đề tài trợ an sinh. Ta hãy chờ xem trước khi bênh hay chê.

Như đã bàn trong một bài trước, TT Obama đắc cử không có nghiã là tương lai sẽ sáng lạng huy hoàng như nhiều người hy vọng đâu. (18-11-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
21/11/201217:37:59
Khách
Việc dân Mỹ bỏ phiếu giữ lại obama cũng giống như sự kiện miền Nam trước năm 1975. Khi bọn bắc cộng đang giết chóc, hành hạ dân miền Bắc thì có những tên trong Nam tự nguyện cam tâm tiếp tay bọn ác nhân này để phá rối và đưa đến sự thất bại cho cả nước để rồi chính bọn này nay đã thấy sự thật. Không lâu dân Mỹ cũng sẽ thấy rõ mặt thật obama thôi và lúc đó thì đã "muộn" rồi!!! Gần đây có 1 tờ báo ở Cali viết về tiểu sử obama và thân phụ đọc lên chợt thấy có mùi quen quen tựa như bọn bồi bút chuyên nghiệp đang viết về bác hồ và mấy trự trong cái đảng việt cộng của chúng rồi tự hỏi "không biết những người Việt này có được obama cho ăn cái gì không? Nhân lễ Tạ Ơn xin kính lời cảm ơn ông Vũ Linh đã giúp soi sáng những bộ mặt tối trong thời gian qua và cũng mong ông vững tay bút trong tương lai vậy.
21/11/201220:03:44
Khách
Đồng ý 2 tay 2 chân luôn! Cộng Hoà số 1! Dân chủ lúc nào củng đòi hỏi kiểu cộng sản, nào là người giàu phải đóng cùng mức thuế như người nghèo, là hoà đồng tôn giáo chớ hổng cho tôn giáo nào làm chính, nào là ai nghèo cách mấy cũng phải có điều kiện chữa bệnh, rồi lại còn nói an ninh xã hội phải giao cho nhà nước quản lý mặc dầu nhân dân làm chủ nữa chớ! Rồi lại còn đòi tuyên truyền trong học đường là con người tiến hoá từ con khỉ chớ không phải do chúa nặn đất sét ra ông A Đâm và bà E Và. Ai bầu cho Dân Chủ thì nên về sống với Cộng Sản! Tức quá trời tức luôn nè!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.