Hôm nay,  

Bầu Tổng Thống: Ý Nghiã Và Hậu Quả

06/11/201200:00:00(Xem: 12204)
...Mỹ đã rơi vào tình trạng phân hóa mạnh nhất trong lịch sử cận đại...

Ngày quý độc giả đọc bài này cũng là ngày cả nước Mỹ đi bầu. Bầu tổng thống và bầu nghị sĩ, dân biểu, thống đốc, và hàng ngàn chức vụ tiểu bang và liên bang khác. Một ngày trọng đại bốn năm mới có một lần. Ta hãy thử xem lại ý nghiã và hậu quả của cuộc bầu cử năm nay. Phạm vi bài này chỉ bàn về cuộc bầu tổng thống và phó tổng thống.

Ý NGHIÃ

Trước hết, ta thử nhìn vào ý nghiã thực sự của cuộc bầu cử tổng thống lần này.

Trên căn bản, bầu tổng thống chẳng phải chỉ là lựa chọn một người lãnh đạo, mà phải là một lựa chọn về hai đường lối, hai chính sách khác biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mỗi người, mỗi gia đình trong chúng ta.

Cụ thể là một lựa chọn giữa quan niệm cấp tiến của đảng Dân Chủ, trong đó khái niệm “công bằng” có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, và quan niệm bảo thủ của đảng Cộng Hòa trong đó khái niệm “tự do” có tính chỉ đạo. Dĩ nhiên, đây là một sự đơn giản hoá tối đa để tóm tắt vấn đề, trên thực tế, sự khác biệt giữa hai đảng cực kỳ phức tạp chứ không rõ nét như vậy.

Đại cương, đảng Dân Chủ chủ trương mang lại công bằng xã hội, giảm thiểu cách biệt giàu nghèo và an toàn kinh tế trong xã hội, Nhà Nước can thiệp lo cho dân nghèo nhiều hơn bằng cách bắt nhà giàu đóng góp nhiều hơn cho quyền lợi chung, gọi là chia sẻ hay tái phân phối của cải và lợi tức, một hình thức xã hội chủ nghiã nhưng không cực đoan tàn bạo như trong chế độ cộng sản, mà theo mô thức dân chủ xã hội (social democrat) Âu Châu. Trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương cần một lưới an toàn tối thiểu, rồi để mọi người tự do phát triển, lấy sáng kiến cá nhân làm nền tảng phát triển đất nước mà không cần Nhà Nước vú em chăm sóc, chỉ cần Nhà Nước dòm chừng, bảo đảm mọi người tôn trọng luật lệ chung.

Nói nôm na ra là đảng Dân Chủ muốn chia chiếc bánh cho đồng đều hơn, không có ai ăn nhiều quá cũng không có ai ăn ít quá, trong khi đảng Cộng Hòa muốn làm chiếc bánh lớn ra để mọi người đều được ăn nhiều hơn. Mặt trái của quan niệm Dân Chủ, nếu chiếc bánh không lớn ra, phần ăn của mỗi người, tuy đồng đều, sẽ ngày càng ít; nói theo ngôn ngữ thời “bao cấp” ở Việt Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước chén bobo, đồng thời cũng sẽ có nhiều người chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn thôi. Ngược lại, mặt trái của quan niệm Cộng Hòa, chiếc bánh có thể ngày một lớn, nhưng nếu không chia cho đều thì người mạnh ngày càng ăn nhiều, người yếu ngày càng ăn ít đi.

Nhìn vào sự giàu có, thịnh vượng của nước Mỹ so với những khó khăn của Tây Âu, nhiều người sẽ nghĩ mô thức tư bản Mỹ là phương thức “cắt đói giảm nghèo” tuy chưa hoàn hảo, nhưng hữu hiệu hơn mô thức dân chủ xã hội Tây Âu. Dù sao cũng là lựa chọn của mỗi người.

Sự lựa chọn này được dựa trên thành quả đã có của các ứng viên, và những hứa hẹn của họ. Thông thường, nếu bầu cử có đương kim tổng thống ra tranh cử lại, thì đó cũng là một cuộc trưng cầu dân ý về thành quả của vị đương kim tổng thống đó. Thiên hạ sẽ có dịp mổ xẻ thành quả bốn năm qua của ông để nhận định xem ông đã làm được gì, có giữ lời hứa của bốn năm trước không, có xứng đáng để tiếp tục nhận được sự tin tưởng của mọi người để tiếp tục công việc dở dang hay không.

TT Obama đắc cử cuối năm 2008 khi nước Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế tài chánh có thể nói là nặng nhất từ gần một thế kỷ nay, không ai chối cãi được việc này. Nhưng cũng không ai phủ nhận được chuyện nghị sĩ Obama khi ra tranh cử đã hiểu rất rõ những khó khăn ông sẽ phải đương đầu. Chính ông là người đã khẳng định mình sẽ giải quyết mọi chuyện trong ba năm, nếu không sẽ chấp nhận làm tổng thống một nhiệm kỳ thôi. Đa số dân Mỹ đã tin và bầu cho ông, trong khi bác bỏ ông McCain.

Một hình ảnh giản dị: bác Sam bất thần bị bệnh cực nặng. Có hai ông bác sĩ tình nguyện chữa trị. Một bác sĩ đầy kinh nghiệm, nhưng già lụ khụ, đi đứng run rẩy, nói năng lắp bắp, dè dặt nói “để coi bệnh tình như thế nào”. Và một bác sĩ trẻ, chẳng chút kinh nghiệm, chưa từng chữa cảm cúm cho ai hết, nhưng hùng hổ hứa hẹn “chuyện nhỏ, tôi sẽ chữa hết trong ba năm”. Dân Mỹ với máu cao bồi phiêu lưu trong người, lựa ông trẻ.

Bốn năm sau, con bệnh chẳng những không khỏi bệnh, mà còn có vẻ ngắc ngư muốn chết luôn. Với khối bảo thủ, TT Obama bất tài, hứa cuội để lấy phiếu; với khối cấp tiến, ông đã cố gắng hết mình, chỉ là con bệnh bị nặng quá thôi.

Bây giờ, một bác sĩ khác tình nguyện ra chữa. Ông này già hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng lại bị nghi ngờ là lo làm tiền nhiều hơn là lo chữa bệnh. Vấn đề bây giờ là lựa bác sĩ nào.

Nếu ngày hôm nay, dân Mỹ quyết định lưu giữ ông bác sĩ trẻ lại, thì chứng tỏ đa số dân Mỹ lại một lần nữa đã tin lời ông bác sĩ mát miệng hơn mát tay này. Tức là bầu cho cá nhân ông, vì tin tưởng ông và có cảm tình với cá nhân ông, chứ không phải bầu vì tài chữa bệnh hay thuốc hay của ông. Bất kể những tranh luận tràng giang đại hải về đường hướng, sách lược của hai đảng, hay về thành quả của TT Obama trong suốt cả năm tranh cử qua, cuộc bầu bán lần này không phải là lựa chọn giữa hai đường hướng cấp tiến hay bảo thủ, mà cũng chẳng phải là một trưng cầu dân ý về thành quả của đương kim TT Barack Obama. Mà phải nói thẳng thắn ra là một trưng cầu dân ý về cá nhân ông Obama mới đúng.

TT Obama ra tranh cử và đắc cử nhờ chiêu bài “đại đoàn kết dân tộc”, không có nước Mỹ đỏ hay nước Mỹ xanh gì hết. Nhưng thực tế thì ông đã trở thành tổng thống tạo phân hóa lớn nhất trong lịch sử cận đại Mỹ, theo chính báo “phe ta” Washington Post. Đến độ đại đa số dân Mỹ đã không còn nhìn ông với con mắt trung lập nữa, mà hoàn toàn dưới lăng kinh chủ quan, thích hay ghét.

Những người ủng hộ ông nhắm mắt hoan hô ông bất kể những thất bại mà phe đối lập viện dẫn. Ngược lại, những người không ưa ông nhắm mắt đả kích ông bất kể những thành quả mà ông không ngừng quảng bá. Ta đọc báo Mỹ cũng như báo Việt, rồi đọc phần góp ý của độc giả, sẽ thấy rất nhiều lời bàn không có gì là lý trí, mà chỉ là hằn học, sỉ vả, hoàn toàn bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân.

Dĩ nhiên không phải tất cả mọi cử tri đều bầu theo yêu ghét, nhưng cảm tính thích hay ghét cá nhân ông Obama đã trở thành yếu tố quyết định quan trọng nhất trong lá phiếu của cử tri năm nay. Khỏi cần bàn xa hơn về chính sách hay thành quả. Thiên hạ lần này lấy quyết định theo con tim chứ không theo đầu óc nữa. Đó là ý nghiã thật sự cuộc bầu tổng thống năm nay.

HẬU QUẢ

TT Obama đe dọa nếu TĐ Romney đắc cử thì nước Mỹ sẽ trở về với tình trạng “thê thảm” dưới thời Bush, chưa kể TT Romney sẽ đục tiền già, đẽo bảo hiểm y tế, bớt thuế nhà giàu, tăng thuế nhà nghèo, và không biết bao nhiêu tai ương khác. Chỉ có bầu cho TT Obama thì ta mới có một tương lai sáng lạng, người người hạnh phúc.

TĐ Romney hăm dọa bầu cho TT Obama là tiếp tục sống trong nợ nần, trì trệ, thất nghiệp, tuột hậu, sưu cao thuế nặng. Chỉ có bầu cho TĐ Romney thì ta mới có một tương lai sáng lạng, nhà nhà sung túc. Nói tóm lại, theo cả hai bên, bầu cho “tôi” thì mọi chuyện mới tốt đẹp, bầu cho đối thủ của tôi thì sẽ là đại hoạ.


Kẻ viết này không phải là thầy bói mù, đoán mò chuyện tương lai, nhưng hiển nhiên, cả hai bên đều đã không nói sự thật. Theo tình hình hiện tại, bất kể bên nào thắng cuộc, nước Mỹ cũng vẫn sẽ đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiễu nhương. Việc làm vẫn khó kiếm, giá xăng sẽ tăng mạnh, cãi nhau về thuế tiếp tục, thị trường địa ốc vẫn chưa phục hồi, các quỹ an sinh vẫn bị đe dọa phá sản, chưa ai biết cải tổ y tế sẽ có hậu quả ra sao, khủng bố vẫn là nguy cơ lớn, Âu Châu có thể tan vỡ, Trung Đông sẽ có thể có đại chiến, các Chú Ba vẫn bành trướng mạnh, ...

TT Obama đã có cơ hội chữa bệnh cho bác Sam bốn năm rồi, nhưng con bệnh vẫn không khá hơn được, cho dù TT Obama đã bơm hàng ngàn tỷ vào kinh tế qua kế hoạch kích cầu, qua chi tiêu ào ạt, thâm thủng ngân sách và nợ nần chồng chất. Chỉ chứng tỏ cách chữa đó không hiệu quả, bất kể mọi biện minh và đổ thừa. Nhưng TT Obama cũng đã chứng tỏ ông có sự tự tin rất cao, và không sẵn sàng thay đổi cách chữa hay thuốc chữa.

Lời biện minh của TT Obama “như vậy là giỏi lắm rồi, chứ nếu tôi dở thì con bệnh đã chết ngắc rồi” không thể là một giải thích thoả đáng. Trong bất cứ một công việc nào khác, một nhân viên với thành quả èo uột và lời giải thích vớ vẩn kiểu đó, chắc chắn đã được cho về nhà lãnh tiền thất nghiệp rồi.

Đối ngoại, TT Obama cũng chẳng có được thành tích đáng kể nào ngoài chuyện giết Bin Laden, trả được mối hận 9/11, nhưng vẫn không thay đổi gì trong cuộc chiến chống khủng bố. Trái lại, đang bù đầu khỏa lấp chuyện Al Qaeda giết đại sứ Mỹ tại Libya.

Nói chung, nếu TT Obama đắc cử và trừ phi ông thay đổi hoàn toàn sách lược, người ta có thể thấy bác Sam vẫn nằm liệt giường liệt chiếu thêm bốn năm nữa, dù là sẽ không chết ngắc nhờ tài của “Hoa Đà” Obama. Kinh tế sẽ có thể phục hồi nhưng chậm hơn sên.

Cái khó khăn quan trọng hơn nữa là TT Obama vẫn sẽ không có điều kiện để muốn làm gì thì làm. Theo các thăm dò, quốc hội sẽ vẫn như bây giờ, với Dân Chủ nắm đa số tại Thượng Viện và Cộng Hoà giữ Hạ Viện. Tức là TT Obama sẽ không kiểm soát được quốc hội như trong những năm 2009-2010.

Ngoại trừ trường hợp TT Obama và các lãnh tụ Cộng Hoà chấp nhận bắt tay hợp tác với nhau –ít hy vọng- thì guồng máy Nhà Nước Mỹ sẽ vẫn tê liệt như hai năm qua, chẳng thông qua được một luật quan trọng nào, chẳng làm nên trò trống gì đáng nói. TT Obama sẽ ngồi chơi xơi nước, đi du lịch và đáng gôn thêm bốn năm nữa, rồi về hưu đi đọc diễn văn và viết sách đổ thừa thiên hạ.

Đối với những người chống TT Obama thì đây là giải an ủi tốt nhất. Thôi thì đành chấp nhận TT Obama thêm bốn năm nữa, tuy tương lai không sáng sủa lắm, nhưng ít ra, ông cũng sẽ không có quyền hành để làm hại thêm gì nữa.

Trong trường hợp TĐ Romney thắng, tình hình cũng không tốt đẹp hơn.

Như đã bàn, nước Mỹ đã rơi vào tình trạng phân hóa mạnh nhất trong lịch sử cận đại. Có lẽ chỉ thua khi dân da màu tranh đấu đòi dân quyền dưới thời TT Johnson, cách đây nửa thế kỷ. Đối với cử tri, vấn đề đã trở thành chuyện của con tim, không còn của lý trí, do đó, dễ dàng đi đến thái độ cực đoan hơn. Thiên hạ sẽ bị kích động mạnh hơn khi thấy gà nhà thắng hay thua.

Nhìn vào khối cử tri của hai bên, thì người ta có thể mường tượng TT Obama thắng thì cùng lắm là sẽ có vài chục ngàn ông bà già trung lưu của nhóm Tea Party biểu tình chống TT Obama tương đối trong trật tự, giống như trước đây. Ngược lại, nếu TT Obama thua, viễn ảnh một nước Mỹ rối loạn, với hàng ngàn dân da màu, hay dân “Occupy Wall Street”, biểu tình bạo động ngay sau khi kết quả bầu cử được thông báo không phải là chuyện giả tưởng hoàn toàn. Diễn đàn The Drudge Report đã đăng tin nhiều ông bà da đen đã công khai hăm doạ xuống đường nổi loạn nếu thần tượng của họ bị thua.

Nếu TĐ Romney thắng thì có tí ti hy vọng Nhà Nước sẽ không bị hoàn toàn tê liệt nữa. Hạ Viện sẽ do các đồng chí Cộng Hoà nắm đa số. Thượng Viện có thể vẫn do Dân Chủ kiểm soát, nhưng sẽ không đủ 60 phiếu đa số tuyệt đối, và TT Romney cũng có thể cò cưa phần nào với khối nghị sĩ Dân Chủ bảo thủ để làm nên chuyện gì. Một viễn tượng tuy khó nhưng không đến nỗi vô vọng. Nhất là dựa trên quá trình của TĐ Romney khi ông làm thống đốc tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ và phải làm việc với một quốc hội do phe đối lập kiểm soát tới 85%.

Không dễ gì mà TT Romney có được sự hợp tác của phe Dân Chủ trong quốc hội để ra những luật cải cách, và cho dù ra được, cũng không dễ gì những biện pháp cải tổ sẽ được chấp nhận, mà không có chống đối mạnh.

Cái khúc mắc lớn là phản ứng của dân chúng đối với những thay đổi mà một tổng thống bảo thủ Romney sẽ ban hành. Như ông đã hứa hẹn khi tranh cử, ông Romney sẽ có một sách lược giải quyết vấn nạn kinh tế khác xa với TT Obama. Trong khi TT Obama vung tiền ra cho thiên hạ, trực tiếp qua các tài trợ an sinh, hay gián tiếp qua việc Nhà Nước tiêu xài, bơm tiền vào kinh tế, thì TĐ Romney lại chủ trương tằn tiệm, cắt xén chi tiêu, thắt lưng buộc bụng.

Ít ai vui vẻ hoan hô khi phải thắt lưng buộc bụng bất kể lý do gì. Tình hình Âu Châu trong mấy năm qua cho thấy khi các chính phủ Hy Lạp hay Tây Ban Nha, muốn ban hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng thì dân chúng phản đối mạnh, biểu tình bạo động đốt xe phá nhà. Hay là bầu cho một chính phủ thiên tả, đè xấn nhà giàu xuống lấy thêm tiền để Nhà Nước giữ nguyên chế độ bao cấp hiện hữu như ta thấy bên Pháp.

Những biện pháp tằn tiệm của một tổng thống bảo thủ Romney rất có thể sẽ gặp phản ứng mạnh của khối dân đang hưởng lợi dưới chế độ bao cấp Obama. Chẳng hạn các nghiệp đoàn, các nhóm Occupy Wall Street, các người đang lãnh oe-phe, phiếu thực phẩm. Phản ứng của các nghiệp đoàn ào ào xuống đường chống đối với các biện pháp của TĐ Scott Walker tại Wisconsin là bài học không thể không quan tâm.

Cũng không thể quên được phản ứng chống đối chắc chắn sẽ rất mạnh từ khối truyền thông cấp tiến dòng chính, bực tức trả đũa cho thần tượng Obama bị hạ ngay sau một nhiệm kỳ. Hãy đón coi phản ứng của New York Times và MSNBC!

Chưa ai biết cuộc bầu tổng thống lần này sẽ đưa ai lên vai trò lãnh đạo nước Mỹ trong bốn năm tới, TT Obama với chính sách vung tiền ra cửa sổ, hay TĐ Romney với chính sách tài chánh kỷ luật hơn. Nhưng điều ai cũng đoán trước được, là bất kể với ai, nước Mỹ cũng sẽ vẫn đi vào một giai đoạn thật khó khăn, mà bất cứ quyết định nào của tổng thống cũng sẽ bị chống đối mạnh, từ trong quốc hội đến ngoài đường phố. Phân hóa trong chính trị Mỹ sẽ càng ngày càng lớn mạnh, một phần không nhỏ là vì sự phát triển của thông tin đại chúng qua các phương tiện quá tiến bộ quá nhanh như internet, emails. Bây giờ, bất cứ chuyện gì, ai cũng tự cho là mình biết hết, ai cũng tin mình đúng, chủ quan hơn và khó tha thứ hơn. (4-11-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
08/11/201205:49:44
Khách
Tội nghiệp Bác Vu Linh quá, thôi đừng khóc nữa Bác, Game was OVER, qua những lới ca tiếng HÓT của Bác giờ đây đã trở thành vô nghỉa.
07/11/201205:32:39
Khách
Trung quốc ủng hộ Mitt Romney 52% like , 48% unlike. Trên thế giới có 2 nước ủng hộ Mitt Romney, Trung Quốc và Do Thái.
06/11/201218:18:21
Khách
Many thanks for a fair & informative analysis!

As a result I - and/or many other readers - won't/should not have any disappoinment for the next 4 years with whoever elected.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.