Hôm nay,  

Tiếng Nói Không Biên Giới: Vài Nét Về Tuổi Trẻ Âu Châu Ngày Nay

29/08/201200:00:00(Xem: 12275)
Tuổi trẻ của các thành phố lớn trên khắp thế giới đều có thứ tiếng nói của chúng nói riêng với nhau trong đời sống riêng của chúng ngoài tiếng nói phổ thông của dân tộc. Tuổi trẻ ở Paris, ở Toulouse, ở La-mã, ở Luân-đôn hay Bá-linh, …nói với nhau thứ tiếng nói của chúng ở từng địa phương để trao đổi với nhau. Hay khi nói một thứ tiếng riêng như vậy, tuổi trẻ muốn xác định cho mình một bản sắc để nhằm phản kháng quyền lực xã hội mà gia đình áp đặt lên chúng nó bằng giáo dục?

Tuổi trẻ lớp tuổi 14-18 ở nhiều nước, trong tiếng nói bản xứ, lấy riêng môt số từ ngữ và thành ngữ làm thành thứ ngôn ngữ riêng của mình kết hợp với cử chỉ, trang phục biến mình khác hẳn với phần dân chúng còn lại trong xã hội. Tuổi trẻ Pháp xử dụng một số tiếng lóng còn dựa theo nhiều từ ngữ bình dân xưa mà ngày nay không còn lưu hành nên chưa bị cho là quá xa lạ.

Tuổi trẻ ở Việt nam từ trước 75 và ngày nay cũng không thoát ra khỏi thứ “qui luật” riêng của tuổi trẻ. Thứ tiếng nói đặc biệt này của tuổi trẻ gọi là “tiếng lóng”. Nói chuyện với nhau bằng tiếng lóng từ lâu đã trở thành một hiện tượng quốc tế. Nó diển biến nhanh chóng. Riêng tiếng lóng rất phong phú trong tiếng Anh hơn trong các thứ tiếng nói của nhiều dân tộc khác. Bên cạnh tiếng lóng, giới trẻ còn sáng tạo thêm một thứ tiếng riêng nữa, cũng rất thông dụng, đó là “tiếng láy”. Ở Việt nam, “tiếng láy”, có từ lâu không biết do ai sáng tạo hay do một bất ngờ vì đặt tính của tiếng việt đơn âm, trái lại, được người lớn tuổi ưa thích, nhứt là dân nam kỳ.

Tiếng lóng ra đời

Trước đây người ta cho rằng tiếng lóng là thứ tiếng nói của xã hội đen, của giới du đảng, của những người không lương thiện sống ngoài vòng pháp luật hay bị xã hội khinh rẻ, phải chăng vì tiếng lóng là một cách nói những điều cấm kỵ của xã hội mà chỉ riêng giới xử dụng tiếng lóng hiểu mà thôi. Lý do ra đời của tiếng lóng giải thích tại sao tiếng lóng phong phú và chỉ được lưu hành trong những khu vực xã hội như sex, tội phạm, ma túy, …

Không chỉ có một thứ tiếng lóng, mà có nhiều thứ tiếng lóng vì những nhóm người khác nhau sáng tạo ra tiếng riêng của họ ở những thời kỳ khác nhau. Tính quan trọng của cách sáng tạo và bản sắc nhân xã hàm chứa trong đó cũng thay đổi giữa những tiếng lóng với nhau. Ngày nay, phần lớn tiếng lóng không cần che dấu thành phần xã hội của người xử dụng nữa, trái lại muốn xác định với mọi người bản sắc của họ, gởi cho mọi người một thông điệp để nhằm chống lại hay khước từ cái trật tự xã hội đã có.

Giới tiếng lóng thay đổi liên tục một phần ba số ngôn ngữ của họ để họ luôn luôn là một thành phần sống biệt lập với xã hội vì xã hội không thể hiểu hết tiếng nói của họ. Những tiếng quen thuộc như “tiền bạc”, “gái”, “làm tình”, …có hàng ngàn cách diển dịch khác nhau bằng tiếng lóng. Nên hiểu tiếng lóng không phải là tiếng nói của giới bình dân trong xã hội. Như “ăn”, tiếng nói đứng đắn và phổ thông trong tiếng pháp là “manger”, tiếng bình dân là “bouffer”, tiếng lóng là “becter, bectancer”, …

Ở Pháp, ngày xưa người nói tiếng lóng bị xã hội khi dể vì trước thế kỷ XVI, tiếng lóng là thứ ngôn ngữ của giới ăn mày, của giới trộm cắp. Hơn nữa những người khi dể tiếng lóng cũng vì không hiểu. Tiếng lóng dần dần phát triển và lan rộng ra ở nhiều khu phố. Mỗi khu phố có riêng cho mình một thứ tiếng lóng. Tới năm 1630, tiếng lóng xuất hiện với nghĩa của nó là “tiếng nói của ăn mày”.

Tiếng lóng không ngừng sáng tạo ra thêm những tiếng mới nên đà phát triển ngày càng rộng. Nó định hình khi những hài kịch, tiểu thuyết bình dân, âm nhạc”trẻ” bắt đầu xử dụng nó. Người ta nói tiếng lóng một cách tự nhiên, không thắc mắc lai lịch hay đặc tính của nó.

Nhận diện tuổi trẻ

Không dám nói “nhận diện tuổi trẻ” vì đó là một cách nói thái quá mà ở đây chỉ sơ lược qua vài tiếng lóng để bất chợt bắt được vài nét chấm phá của tuổi trẻ ngày nay ở Âu châu. Ở Anh, tuổi trẻ gọi cha mẹ là “trực thăng” (hélicopter parent) vì họ luôn luôn xoay vòng quanh con cái để sẳn sàng chăm sóc chúng. Tuổi trẻ Pháp gọi cha là “darons” và mẹ là “daronnes” mượn từ hai tiếng xưa của giới thợ thuyền gọi cha mẹ. Hai tiếng này ngày nay không còn được dùng nữa và tuổi trẻ tím dụng làm tiếng nói riêng của chúng.

Tiếng Anh phổ biến rất rộng, gần như khắp thế giới, hơn nữa, lại khá đơn giản trong cách vận dụng thông tin nên dể vượt biên giới hơn các tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Đức hay tiếng Hi-lạp. Nhà sản xuất phim của Pháp đã không cần phiên dịch thành ngữ “laughing out loud” vì nó đã đi khắp Âu châu qua internet.

Tại nhiều quốc gia, tuổi trẻ dùng tiếng lóng như ngôn ngữ thật sự của chúng để định hình riêng cho mình hay tự tạo riêng cho mình một bản sắc ngoài ảnh hưởng giáo dục của cha mẹ và xã hội.

Ở Anh, tuổi trẻ cố tình tím đoạt ngôn ngữ của dân anh gốc hải đảo Jamaique hay Caraibe. Theo Giáo sư ngôn ngữ học Tony Thorne ở Kings Collège (Le Monde, 6/6/2009) thì hiện tượng thôn tính tiếng nói này đã xảy ra từ hơn hai mươi năm nay. Về tầm quan trọng, có từ 80% tới 85% từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng dân đen hải đảo.

Giờ đây ta thử góp nhặc vài tiếng lóng thường được tuổi trẻ xử dụng hằng ngày tại một số thành phố lớn để qua đó, chúng ta bước đến gần với chúng nó thêm chút nữa.

Về ma-túy

Để chỉ ma túy, tuổi trẻ trên khắp nước Ý-tà-lò (Italie – Italia) dùng tiếng quen thuộc là “cana” trong lúc đó, tuổi trẻ Pháp lại dùng tiếng “joint”. Tiếng “joint” do tiếng Anh “to join” mô tả cử chỉ dùng mấy ngón tay lấy thuốc hút vấn lại trong giấy mỏng (giấy hút thuốc) làm thành điếu thuốc hút. Dĩ nhiên điếu thuốc gọi là “joint” để phân biệc với điếu thuốc lá thường vì phải có cần sa trong đó, dưới dạng lá sắt nhuyển hay chất sền sệt như keo. Có khi chúng nó không nói “cana” hay “joint” mà lại dùng tiếng “borlo” để nói điếu thuốc vấn có cần sa. Còn thuốc điếu được giới trẻ của Pháp ngày nay gọi là “clope” thay vì “cigarette”. Tiếng lóng “clope - thuốc điếu” cũng lắm rắc rối. Tiếng “clope” nguyên thủy có nghĩa là tàn thuốc (le mégot). Như “clope de cigare, clope de cigarette” thay vì nói “mégot”. Không biết phải chăng vì có người ghiền hết tiền mua thuốc bèn lượm tàn thuốc gom lại, xé ra lấy chút ít thuốc còn xót, vấn lại thành một điếu thuốc hút cho đở cơn ghiền, mà từ đó “clope” từ nghĩa “tàn thuốc” lại có nghĩa là điếu thuốc lá (cigarette)? Trường hợp “bắt dế”, tức đi lượm tàn thuốc hút cho đở cơn ghiền, trở thành rất phổ biến ở các trại tù của việt cộng nhốt sĩ quan và công chức cao cấp của chế độ Sài gòn trước đây. Sau đó, tiếng “clope” có lẽ được các ông Tây thỉnh thoảng “bắt dế” cho nó nghĩa khác nhau. Theo các ông này, tiếng “clope” giống đực - tiếng tây mà, có nghĩa là “điếu thuốc nguyên”, còn tiếng “clope” giống cái “la clope” mới chỉ “tàn thuốc”. Ngày nay, tuổi trẻ ở Pháp nói đi mua “clope” hay xin “clope”, tiếng “clope” chỉ có một nghĩa duy nhứt là thuốc điếu.

Từ ngữ chỉ ma túy ở Ý thay đổi theo địa phương. Ở La-mã, ma túy được gọi là “miccia”, ở thành phố Como gần biên giới Thụy sĩ và Pháp, trở thành “gremo” có nguồn gốc từ động từ “gremare” có nghĩa là “đốt”. Cũng như tiếng “paglia” có nghĩa là “cọng rơm” được thanh niên Ý dùng để chỉ điếu thuốc lá. Ở La-mã, khi ra khỏi trường trung học hay ở trước trường, học sinh nói với nhau “una ciosba” hoặc “una sizza” có nghĩa là thuốc hút, nhưng không ai hiểu hai tiếng đó có nghĩa rỏ ràng là gì, nguồn gốc từ đâu.

Tuổi trẻ Tây-ban-nha gọi ma túy là “estar ciego”. Tiếng “estar ciego” có nghĩa là “chơi xì-ke”. Nói “xì-ke” là nói tiếng lóng của tuổi trẻ Việt nam. Và “xì-ke”, giới trẻ Việt nam gọi là “cam”.

Về gái

Khi nói bị gái quyến rủ, làm say mê, tuổi trẻ Đức nói “antornen”. Từ ngữ này mượn ở tiếng Anh “turn on”. Lúc đầu, từ ngữ “antornen” diển tả những cảm giác mạnh do ma túy gây ra, sau đó có thêm nghĩa “sự hấp dẩn, sức quyến rủ” của người con gái.

Thanh niên Tây-ban-nha nói với nhau “entrar” khi họ tán gái. Người con gái gọi là “meuf” theo tiếng lóng.

Khi nói tới một “băng con gái”, tuổi trẻ Anh dùng tiếng “galdem” có nguồn gốc từ tiếng nói của đảo jamaique vì ở đó, người ta nói “them girls”. Tiếng “mandem” có nghĩa là một “nhóm con trai”. Từ “topa” có nghĩa là con chuột nhưng trong ngôn ngữ riêng của giới trẻ có nghĩa là “con gái đẹp”. Khi nói “Che topa” là muốn kêu lên “Người sao đẹp quá!”.

Về cảnh sát, công an

Ngôn ngữ của tuổi trẻ để chỉ cảnh sát, công an rất nhiều và rất đa dạng. Ở khắp nơi, người ta nhận thấy hầu như tuổi trẻ không mấy thiện cảm với giới cảnh sát, công an tuy “cảnh sát, công an là bạn dân”. Ở Sài gòn trước 75, sinh viên, học sinh biểu tình chống Chánh phủ. Nhiều cán bô cộng sản len vào hàng ngũ sinh viên, học sinh xách động theo hướng có lợi cho cộng sản, kẻ khẩu hiệu chống cảnh sát có nhiệm vụ giải tán biểu tình trên tường Trường Kỷ thuật Cao Thắng “Nhỏ không học, lớn lên làm cảnh sát”. Chắc khẩu hiệu này do Lê văn Nuôi kẻ vì Lê văn Nuôi là học sinh Cao Thắng, sau này trở thành Bí thư Thành đoàn cộng sản hồ chí minh. Khẩu hiệu biểu hiện khẩu khí của một cán bộ cộng sản ngay từ lúc còn trẻ, toát lên một sự thật, với cộng sản, những người nhỏ không học lớn lên đều làm ủy viên Bộ Chánh trị lãnh đạo đất nước, tức lãnh đạo những người có học. Bết lắm, cũng phải làm Bộ trưởng Công an. Với cộng sản, từ thời kháng chiến, đã có câu “Muốn sang làm Hành chánh, muốn đánh làm Công an, …”. Làm Công an không cần học, chỉ cần đánh và đánh nhiều thì lập tức được lên làm Bộ trưởng Công an.

Tuổi trẻ Tây gọi cảnh sát là “flic, keuf, bleu, …”. Những tiếng này ngày nay vẫn còn thông dụng. Để chỉ xe cảnh sát, giới trẻ dùng những tiếng lóng “Hộp bốn, hộp sáu” ( Boite à quatre, boite à six ) vì cảnh sát pháp CRS, thứ giống như cảnh sát dã chiến của Sài gòn ngày xưa, đi chung xe 4 hoặc 6 người để tuần tiểu. Ở Sài gòn, từ dưới thời còn Tây, xe cảnh sát được dân chúng gọi là “xe cây” mặc dầu đó là xe làm bằng sắt của hảng Renault. Đặc biệt ở Paris, giới trẻ còn gọi cảnh sát là “poulet” (con gà) vì bót cảnh sát Paris tọa lạc trên khu chợ bán gà ngày trước. Điều lạ là nhiều tiếng lóng âu châu dùng tên thú vật hay gia súc để chỉ cảnh sát, như “pig” (con heo) theo tiếng anh, “txakurra” (con chó thổ ngữ của người basque (chủng tộc thiêu số vùng núi Pyrénées, miền Tây-nam nước Pháp) hay “bulle” (bò mộng) của người Đức. Người ta dùng tên những con vật quen thuộc để chỉ cảnh sát không vì muốn khinh khi cảnh sát mà phải chăng vì sắc phục và tác phong của cảnh sát thường làm cho những con vật này ghét, sợ? Hay Công an đánh hơi giỏi nên được gọi bằng tiếng lóng là txakurra và Cảnh sát sắc phục khi giải tán biểu tình hay tuần tiểu thường tỏ ra hun hảng mà có tên riêng là bulle?

Giới trẻ việt nam gọi cảnh sát là “cội”, không biết tiếng “cội” có liên hệ xa gần gì với tiếng “keuf” của giới trẻ tây hay không vì thông thường cái biên giới giữa tuổi rất mờ nhạt. Ở Việt nam trước đây, giới trẻ nói “cội múm” có nghĩa là “cảnh sát bắt”. Tiếng việt bình dân gọi cảnh sát thường phục, tức công, an là “cớm” vì công an lận súng lục thường để bán súng nổi “cợm” dưới lớp áo như một dấu hiệu ngầm hăm dọa?

Sau cùng, song hành với tiếng lóng có “tiếng láy”. Cách nói đảo ngược những vần (syllable) của một tiếng để tạo ra một thứ tiếng mới mà đa số dân chúng không hiểu được, xuất hiện ở Pháp từ thế kỷ XVII. Chính nhà vua Louis XV bị chế nhạo bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt này. Nhưng “tiếng láy” trên thực tế chỉ mới xuất hiện và phổ cập trong giới trẻ từ 12 tới 18 tuổi ở các thành phố lớn ở Pháp từ hơn ba mươi năm nay. Tiếng pháp bình dân “flic” chỉ cảnh sát trở thành “keuf”. Từ “keuf” biến thành tiếng láy là “feuck”.

Chỉ người đàn bà, tiếng lóng nói “meuf “, đổi ra tiếng láy thành “feum”. Người “đàn bà”, tiếng lóng việt nam gọi là “ghế”,…

Tiếng láy trong ngôn ngữ việt nam chắc chắn phải vô cùng phong phú vì tiếng việt là thứ tiếng đơn âm nên dể đảo ngược. Chẳng những tiếng việt láy xuất hiện và phổ biến trong giới bình dân hay giới trẻ mà còn có mặt với một địa vị khả quan trong văn học trào phúng nữa.

Ngày nay “tiếng lóng” và “tiếng láy” trở thành thứ tiếng nói phổ thông của giới trẻ ở các thành phố. Ở Paris, tiếng lóng hay láy không chỉ dành riêng cho giới trẻ con em của từng lớp thợ thuyền mà cả giới trẻ của gia đình khá giả, học sinh của những trường Trung học nổi tiếng của các Quận ngàn năm văn vật như V, VI, VII, …Paris. Giới trẻ luôn luôn song ngữ, tức nói 2 thứ tiếng. Với bạn bè, chúng nó nói chuyện với nhau bằng tiếng lóng hay tiếng láy, còn nói chuyện với cha mẹ, chúng nó nói thứ tiếng pháp thông dụng.

Ở Âu châu và Mỹ châu, tiếng lóng và tiếng láy là thứ ngôn ngữ dành riêng của giới trẻ. Nhưng ở Việt nam, tiếng lóng và tiếng láy là tiếng nói riêng của giới lạnh đạo đảng cộng sản. Cũng từ tiếng việt thuần túy, bình thường, họ tạo ra những tiếng mà phải người cộng sản hoặc ít ra cũng phải là người am hiểu khá nhiều cộng sản mới hiểu được. Về tiếng “dân chủ”, khi nói tại Việt nam, người cộng sản nói “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, khi ra nước ngoài, họ chỉ nói gọn “dân chủ” cũng giống như người Tây phương nói dân chủ, tức cùng một thứ đó thôi. Nhưng ở cả hai trường hợp, trong nước và ở nước ngoài, tiếng “dân chủ” của người cộng sản nói đều có chung một ý nghĩa không gì khác hơn là “độc tài” cộng sản. Trong ngôn ngữ cộng sản, tiếng “dân chủ” vừa là thứ tiếng lóng vì chỉ có riêng người cộng sản hiểu với nhau, vừa là thứ tiếng láy về nghĩa vì nghĩa của từ ngữ bị đảo ngược. Cộng sản dùng tiếng láy theo thể đảo ngược ý nghĩa của từ ngữ rất phong phú và còn xuất sắc nữa. Nhà xuất bản “Sự thật” là nhà xuất bản toàn sách nói dối, “nhân đạo” là cắt cổ dân lương thiện bằng mả tấu rỉ xét, “tiến bộ” là đi sau các nước trong ASEAN chừng vài mươi năm, … “Con đường Bác đi …” được dân chúng hiểu theo thể nói láy là “Con đường bi đác …”.

Phải thấy đảng cộng sản xứng đáng hơn ai hết là tác giả tập thể của quyển “Từ điển tiếng lóng và tiếng láy” vĩ đại của việt nam. Đó là di sản văn hóa của Hồ Chí Minh để lại cho đảng cộng sản của ông ta.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.