Hôm nay,  

Hy Vọng Của TĐ Romney

30/05/201200:00:00(Xem: 8558)
...con đường của TĐ Romney khó khăn hơn con đường của TT Obama, nhưng không phải là không hy vọng...

Đầu tháng Năm, TT Obama chính thức mở màn mùa tranh cử 2012 của ông tại trường đại học Ohio. Coi như cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc chính thức bắt đầu. Cũng là lúc ta nhìn thử tình hình ra sao, sáu tháng trước ngày bầu cử. Câu chuyện bàn ở đây là câu chuyện của thời điểm hôm nay, không có nghiã là sẽ còn giá trị sáu tháng hay ngay cả ba tháng nữa.

Về phiá TT Obama, ông không có đối thủ nặng ký trong đảng nên đã qua được các cuộc bầu sơ bộ trơn tru, chẳng báo nào buồn đăng kết quả các cuộc bầu này. Cuộc chạy đua bây giờ sẽ được phối hợp uyển chuyển từ tổng hành dinh tranh cử tại Chicago, dưới sự điều hành của chiến lược gia David Axelrod, tác giả của cuộc tranh cử thành công năm 2008.

Tuy nhiên, cuộc chạy đua bắt đầu không mấy thuận lợi cho TT Obama. Như đã có dịp trình bày trên cột báo này, đột nhiên hàng loạt mây đen tin xấu và xì-căng-đan cũng đã kéo đến che phủ bầu trời Obama. Rồi ngay trong tuần lễ ông chính thức ra quân, trong cuộc bầu sơ bộ bên Dân Chủ tại West Virginia, một anh tù, Keith Judd, đang thụ án 17 năm tại Texas, đã ghi tên tranh cử chơi cho vui, và hốt được 41% phiếu so với 59% của TT Obama mặc dù anh tù này chẳng được đi vận động một ngày nào. Điểm đáng nói là trong 55 quận (district) của West Virginia, anh này đã hốt được nhiều phiếu hơn TT Obama tại 9 quận. Sau đó, tại Arkansas (quê hương của TT Clinton), TT Obama thu được 58% phiếu, thắng khít nút một luật sư vô danh tranh cử với một chương trình duy nhất: thu hồi cải tổ y tế của TT Obama. Tại Kentucky, 42% đảng viên bỏ phiếu “không theo ai hết” (uncommitted). Đây là những ngọn cờ đỏ báo động mà không ai dám coi thường.

Những kết quả này củng cố tình trạng bất an TT Obama đã cảm thấy từ mít-ting đầu tiên không thể gọi là thành công được tổ chức tại đại học Ohio (đại học Ohio vì TT Obama vẫn trông cậy vào giới trí thức trẻ như thành phần cử tri cốt cán, trong khi Ohio là một tiểu bang xôi đậu then chốt). Khác với các cuộc mít-ting với cử tri hồi 2007-08, luôn luôn có cả trăm ngàn người đứng nhẩy hò hét như điên cuồng cho đến ngất xỉu, buổi mít-ting tại Ohio chỉ thu hút được khoảng 15.000 người ngồi trên ghế trong trật tự, phất cờ quạt theo đúng nhịp, trong một hội trường có thể chứa được gần 20.000 người, đưa đến tình trạng có rất nhiều hàng ghế trống. Ban tổ chức đã phải dồn tất cả mọi người ngồi qua phía trước ống kính truyền hình, chừa lại những hàng ghế trống phiá sau ống kính. Một cảnh rất khác lạ đối với TT Obama. Một nhà báo đã mô tả TT Obama như là một ca sĩ nhạc giựt gân về già – aging rock star.

Tin mừng cho TT Obama là tất cả những mây đen trên chỉ là những chuyện tương đối nhỏ, có tính nhất thời. Sáu tháng nữa, thiên hạ sẽ chẳng ai nhớ những chi tiết này.

Về phiá Thống Đốc Romney, khác với TT Obama, ông sống sót trong cuộc nội chiến Cộng Hòa, vừa u đầu lại sứt trán. Hai ông đồng chí địch thủ chính Rick Santorum và Newt Gingrich đã rút lui và đã hậu thuẫn, nhưng hậu thuẫn kiểu ển ển xìu xìu, không thuyết phục được ai, trong khi các quảng cáo đả kích Romney của hai ông này chắc chắn sẽ được TT Obama sử dụng lại và khai thác chống TĐ Romney.

Thực tế mà nói, con đường hoan lộ của ông Romney đầy chông gai. TĐ Romney khởi đi với một số điểm lợi lớn, nhưng cũng đụng nhiều khó khăn quan trọng.

Điểm lợi lớn nhất là thành tích rất khiêm tốn của TT Obama, bắt buộc ông phải tranh cử bằng cách đả kích quá khứ hai chục năm trước của TĐ Romney, thay vì khoe thành tích của mình, hay kêu gọi đại đoàn kết, với truyền thông phe ta cùng hợp ca. Ưu tư lớn nhất của dân Mỹ là kinh tế trì trệ và nạn thất nghiệp dai dẳng, và họ đã thấy TT Obama múa may mãi mà vẫn chẳng giải quyết được gì.

Trong khi đó thì ông Romney đã chứng tỏ ông chẳng những là một doanh gia thành công, tức là rành về kinh tế, mà cũng là chuyên gia phục hồi những doanh nghiệp bị đe dọa phá sản vì quản trị kém. Khả năng này cực kỳ quan trọng trong thời điểm này, và sẽ là vũ khí chính của ông Romney.

Theo thăm dò trung tuần tháng Năm này của Gallup, 64% dân Mỹ tin TĐ Romney có khả năng điều hành kinh tế cao hơn TT Obama với 52%.

Ông Romney cũng là người có khuynh hướng ôn hòa, không quá thiên tả như TT Obama, hay quá thiên hữu như ông Santorum. Mà cũng là một chính khách có lập trường “uyển chuyển” vì thực tế, đến độ bị tố là “lươn lẹo”, không lập trường. Tính ôn hoà và thực tế này có thể sẽ thu hút được thành phần độc lập không đảng nào, có tư tưởng cởi mở, sẵn sàng thử lửa với ông Romney trước sự thất bại của TT Obama. Tất cả những thăm dò gần đây đều cho thấy TT Obama đang mất phiếu từ phiá độc lập, da trắng trung lưu, và lao động bị mất việc, tuy vẫn còn được hậu thuẫn vô điều kiện của dân da màu.

Tin xấu cho ông Romney là ông sẽ phải trực diện một tổng thống đương nhiệm. Dân Mỹ thường chấp nhận cho tổng thống thời gian để làm việc, và họ ý thức bốn năm là thời gian quá ngắn ngủi, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng nặng. Dù vậy, TT Obama đang gặp khó khăn lớn: thiên hạ nhớ lại lời hứa năm 2009 của TT Obama là “kinh tế sẽ được phục hồi trong ba năm, nếu không thì tôi sẽ là tổng thống một nhiệm kỳ”. Ít người tin lời hứa đó vì không tổng thống nào có thể một sớm một chiều lật ngược tình thế, cho dù là “Đấng Tiên Tri”, nhưng ít nhất, người ta cũng muốn thấy một kết quả cụ thể, một tiến trình có triển vọng, như tăng trưởng kinh tế lên lại mức 2%-3% thay vì 1% như hiện nay, và tỷ lệ thất nghiệp xuống 6%-7% thay vì 8%-9% như bây giờ.

Ông Romney cũng sẽ phải đối phó với khả năng vận động tranh cử của TT Obama. Không ai phủ nhận ông là một thiên tài có khả năng nhìn rõ ước vọng của quần chúng rồi hứa hẹn bánh vẽ ngon ngọt để đáp ứng ước vọng đó. Tranh cử lần này, như đã bàn qua, TT Obama chủ trương rẽ mạnh qua hướng tả để huy động cử tri thiên tả cột trụ của mình –theo đúng chiến lược của TT Bush- và việc đầu tiên ông làm là thay đổi lập trường, ủng hộ hôn nhân đồng tính. Thăm dò dư luận của báo phe ta New York Times cho thấy gần 70% dân Mỹ cho rằng TT Obama thay đổi lập trường vì lý do tranh cử chứ không phải vì thật tâm. TT Obama đả kích TĐ Romney lươn lẹo (flip flop) thay đổi lập trường, để rồi chính mình cũng không ngại làm vậy vì nhu cầu tranh cử.

Trong khi đó thì ông Romney lại chứng tỏ là một chính khách không mấy xuất sắc trong nghệ thuật vận động tranh cử, nói năng nhạt phèo, chẳng có ý kiến “đột phá” hay hớp hồn ai được hết.

Thêm vào đó, không ai có thể quên khả năng gây quỹ của TT Obama. Năm 2007-08, ông đã kiếm được 700 triệu, phần lớn từ các đại gia Wall Street (kể cả các công ty đầu tư mạo hiểm như Bain Capital mà TT Obama đang đả kích), giới tài tử Hồ Ly Vọng, và các nghiệp đoàn (hàng triệu đoàn viên bị áp lực phải đóng góp những số tiền nhỏ, giúp TT Obama khoe hầu hết đóng góp ủng hộ ông đều là những “số tiền nhỏ của dân nghèo”). Năm nay, ông có kế hoạch thu một tỷ.


Cho đến giữa tháng Năm này, các thăm dò dư luận của Real Clear Politics, một diễn đàn điện tử độc lập, cho thấy TT Obama có tỷ lệ hậu thuẫn suýt soát với ông Romney, trong mức 46% - 45%, tức là 1% cách biệt. Đây là tỷ lệ trung bình đúc kết từ nửa tá cơ quan thăm dò, trong đó có thăm dò Reuters cho thấy TT Obama thắng 7%, và Rasmussen với Romney thắng 8%.

Những tỷ lệ này thật ra không quan trọng, không đáng để tranh cãi, và cũng không có gì để các người ủng hộ TT Obama hay TĐ Romney phải khua chiêng trống. Thứ nhất là còn quá lâu mới đến bầu cử, và thứ nhì là khác biệt vài ba điểm đều nằm trong sai biệt xác xuất thống kê tức là statistical error margin, thường là 4%, tức là các con số có thể sai trật cộng hay trừ 4% (chẳng hạn tỷ lệ hậu thuẫn TT Obama 46%, thực sự có thể là 50% hay 42%). Trong quá khứ, phần lớn các thăm dò 6 tháng trước bầu cử đều ... trật lất. Trước đây, 6 tháng trước ngày bầu cử, không ai nghĩ các tổng thống Carter và Bush cha, sẽ thua các ứng viên đối lập Reagan và Clinton.

Nhưng quan trọng hơn cả, các tỷ lệ này là kết quả trên địa bàn cả nước, có tính tổng quát, trong khi thực tế chính trị Mỹ, các cuộc bầu cử tổng thống thường được quyết định trong khoảng một tá các tiểu bang “xôi đậu”, tức là những tiểu bang có thể ngả qua bất cứ bên nào, khác với các tiểu bang như Cali, Nữu Ước chắc chắn bầu cho Dân Chủ, hay Texas, Alabama, chắc chắn sẽ bầu Cộng Hòa. Bầu cử tổng thống của Mỹ được định đoạt bởi kết quả đầu phiếu của từng tiểu bang chứ không phải tổng số phiếu trên cả nước.

Theo New York Times, là báo công khai có thiện cảm với TT Obama, năm nay, có 9 tiểu bang xôi đậu sẽ quyết định kết quả bầu cử. Đó là các tiểu bang Florida (29), Ohio (18), Pennsylvania (20), Virginia (13), Colorado (9), Nevada (6), Iowa (8), New Hampshire (4), Wisconsin (10). Các con số trong ngoặc là số cử tri đoàn của mỗi tiểu bang.

Theo New York Times ước tính, thì TT Obama còn thiếu gần 30 phiếu thì mới đủ số 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết để đắc cử. Diễn đàn Real Clear Politics thì ước tính TT Obama còn thiếu hơn 40 phiếu trong khi TĐ Romney thiếu 100 phiếu. Một báo khác thì lại ước đoán TT Obama còn thiếu khoảng 50 phiếu.

Đại khái, TT Obama muốn đắc cử phải thắng ít nhất hai trong ba tiểu bang xôi đậu lớn nhất là Florida, Ohio, và Pennsylvania, cộng thêm một hai tiểu bang nhỏ nữa. Trong khi ông Romney phải thắng tại hầu hết các tiểu bang xôi đậu. Một hành trình cực kỳ gian nan cho ông Romney.

Tin buồn cho ông Romney là tất cả 9 tiểu bang của New York Times đưa ra đều đã bầu cho TT Obama năm 2008. Nhưng tin vui cho ông là tại tất cả các nơi này, TT Obama khi đó thắng khít nút, trong khi các thăm dò mới nhất đều cho thấy hai ông ngang ngửa nhau, tỷ lệ trồi sụt hàng ngày và tùy cơ quan thăm dò, chênh lệch trong sai biệt thống kê. Tức là TĐ Romney có cơ hội thắng vì tất cả các tiểu bang xôi đậu này đã chuyển hướng, quay qua ủng hộ Cộng Hòa.

Một cách cụ thể, trong kỳ bầu cử 2010, trong 9 tiểu bang đó, có 7 tiểu bang bầu lại thống đốc, thì tất cả 7 đã bầu cho thống đốc Cộng Hòa (trong đó có năm tiểu bang lớn nhất Florida, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin và Virginia), đồng thời cũng bầu cho hàng loạt dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa, cấp liên bang cũng như cấp tiểu bang. Tất cả các tiểu bang này cũng đều ghi nhận số dân ghi danh vào đảng Cộng Hoà tăng mạnh hơn số ghi danh vào đảng Dân Chủ trong ba năm qua, phần lớn nhờ vận động của các nhóm Tea Party.

Thăm dò mới nhất của đại học Quinnipiac cũng cho thấy tại tiểu bang then chốt Florida, TT Obama thua TĐ Romney sáu điểm. Khủng hoảng gia cư tại đây vẫn là một vết thương rất nặng.

Một số tổ chức thăm dò khác cho rằng hai tiểu bang Michigan (16), và New Mexico (5) trước đây là thành trì Dân Chủ, cũng đã rơi vào tình trạng xôi đậu, khi cả hai tiểu bang bầu thống đốc Cộng Hòa năm 2010.

Nói tóm lại, chià khoá cho bầu cử năm nay cũng như mấy năm trước vẫn nằm ở Florida và các tiểu bang lớn vùng đại hồ như Ohio, Pennsylvania, Michigan, và Wisconsin.

Các tiểu bang vùng đại hồ có rất đông thành phần lao động da trắng (Mỹ gọi là white blue-collar), là thành phần nạn nhân của thất nghiệp đang đào ngũ bỏ TT Obama hàng loạt, hậu thuẫn cho ông Romney với tỷ lệ 58% so với 31% cho TT Obama, tức là trong ba người thì đã có hai ủng hộ TĐ Romney. Đây là tin xấu cho TT Obama vì khối dân lao động da trắng này là thành phần cử tri then chốt. Năm 2004, TNS John Kerry thu 38% phiếu của khối này mà vẫn thất cử. Năm 2008 TT Obama được hậu thuẫn của 42% của khối này và đắc cử. Nói cách khác, kiếm được dưới 40% hậu thuẫn của khối này thì hy vọng đắc cử rất mong manh vì dù sao thì khối dân lao động da trắng vẫn là đa số áp đảo so với phiếu của dân thiểu số da đen, da nâu, và da vàng.

Ta cũng không nên quên phần lớn dân da đen sống trong các tiểu bang miền Nam như Louisiana, Alabama, Mississippi, Georgia, South Carolina, đều là những thành trì của Cộng Hoà, cho dù ông Romney có 0% hậu thuẫn của dân da đen, cũng vẫn thắng tại những tiểu bang này. Dân gốc Mễ thì tập trung tại bốn tiểu bang biên giới là Cali, Arizona, New Mexico, và Texas. Cali thiên về Dân Chủ rõ ràng, trong khi Texas là thành đồng Cộng Hòa, lá phiếu của dân Mễ không thay đổi được gì hết. Dân Mễ chỉ có tiếng nói tại Arizona và New Mexico, nhưng cả hai tiểu bang này đều vừa bầu thống đốc Cộng Hòa. Nhóm thiểu số Á Châu thì lại tập trung ở Cali và Nữu Ước là thành đồng Dân Chủ, nên cũng chẳng có tiếng nói. Riêng dân tỵ nạn Việt, đã ít thì chớ, lại tập trung tại Cali là thành đồng Dân Chủ, và Texas là thành đồng Cộng Hòa. Nói cách khác, khối dân thiểu số phần lớn ủng hộ TT Obama nhưng tiếng nói lại không có tính quyết định.

Nói tóm lại, bức tranh hiện hữu chẳng có gì rõ rệt. Chỉ thấy con đường của TĐ Romney khó khăn hơn con đường của TT Obama, nhưng không phải là không hy vọng. Hầu hết các tiểu bang xôi đậu đều đang chuyển hướng về phiá Cộng Hòa, vấn đề là sự chuyển hướng có đủ mạnh và kịp thời để TĐ Romney thắng hay không.

Một năm trước ngày bầu cử năm 1992, tỷ lệ hậu thuẫn của TT Bush cha xấp xỉ khoảng 80%-90%, gấp đôi hậu thuẫn của TT Obama hiện nay. Ứng viên Dân Chủ Bill Clinton khi đó đưa ra khẩu hiệu “Its the Economy, Stupid!”. Kết quả, Clinton đắc cử. Năm nay cũng không khác. Yếu tố quyết định vẫn sẽ là tình hình kinh tế trong sáu tháng tới. Sáu tháng nữa, sẽ chẳng ai thắc mắc ai có công giết Bin Laden, mà chỉ lo ngày mai có job, có tiền chợ hay không thôi. (27-5-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
02/06/201218:44:57
Khách
Ai cũng biết rằng tất cả những cải cách kinh tế của ông tổng thống Obama và nội các của ông đều bị đám đảng viên Cộng Hoà và thành phần Tea Party tại Hạ Viện ngăn cản không muốn thông qua nên những cải tổ tiến bộ đều bị đình trệ . Ngược lại , đám dân biểu Cộng Hoà lại muốn tăng ngân sách quốc phòng đặng làm lợi cho giới tài phiệt võ khí đồng thời đòi giảm thuế cho đám tài phiệt ấy thì kinh tế sẽ ra sao đây ? Chắc con cháu chúng ta trả nợ cho cái đám ăn hại sau nầy chắc ? Còn một điều nữa , cái khủng hoảng địa ốc xảy ra trầm trọng nhứt tại tiểu bang Florida cũng phần lớn do ông thống đốc Jeb Bush điều hành kinh tế nơi tiểu bang nầy , ông ta là ai thì thiên hạ quá rõ rồi...
03/06/201200:45:21
Khách
hôm nay tự nhiên Jame với Cindy biết mất trên diễn đàn, nhưng lại xuất hiện một số nhân vật mới như Người quét rác, vic, Thiện Tâm, dương Nguyễn....nhưng giọng điệu thì vẫn y chang như cái đám cũ, hàng tôm hàng cá. cái này người ta gọi là bình mới mà rượu cũ, quá hạ cấp chẳng lừa được ai đâu.
04/06/201219:40:33
Khách
Gửi bạn Dinhtran ! Đọc một vài góp ý là bạn biết ngay nhóm " Thò Lò" này là ai rồi ? .Nhóm này luôn tự cho là " Học thức" , thông thiên-văn, địa lý nhưng lại chẳng biết cách thế nào giúp Đấng Tiên-tri Obama của nhóm , bước qua khỏi "Vũng lầy Kinh-tế". Thay vào đó lại chỉ lo ca tụng lãnh tụ , đổ thừa, đổ lỗi, đổ tội mà thôi. Thật đúng là bọn "Phường chèo, vô tích sự ",chuyên nghề " Ăn cơm Vợ, vác Ngà voi". Thân chào Dinhtran . Vubinh
04/06/201219:21:48
Khách
Ngay sau khi tỷ-lệ thất nghiệp 8.2% vừa được Bộ Lao-động công bố, thì Lưởng đảng( Cộng-hoà và Dân-Chủ ) vội chụp cơ hội lên tiếng đả kích lẫn nhau, giống như bọn "Hàng Cá,hàng Thịt" trong buổi chợ chiều. Riêng về Đấng Tiên-tri Obama thì "Rất buồn", nhưng cũng không quên lên giọng " thầy đời " cho rằng kinh tế chưa cất cánh được, cũng chỉ vì cái "Hạ-viện Cộng-hoà "' vất cái "American Job Act" của Ông vào "Sọt rác" Ha-viện. Tuy nhiên, có một điều mà Ngài đã cố tình quên đi là cái " Thương-Viện Dân-chủ" đã không muốn bàn cãi , thông qua cái "American Job Act " từ cái " Hạ-viện Cộng-hoà " chuyển sang ,không phải một lần mà là hơn một lần. Còn riêng về phe Cộng-hoà thì lên tiếng, cho rằng Tổng-thống Dân-chủ chỉ lo chạy chọt " Kiếm tiên", "Kiếm phiếu" mà quên việc "Quốc gia Đại-sự ", nói khác đi là Ngài Tổng-thống Obama chỉ lo kiếm "JOB TT" cho mình, mà bỏ mặc dân "Thất nghiệp" . Đúng là " Amateur" thời đại. Vubinh
04/06/201215:20:46
Khách
Dù những lời than phiền và góp ý của tôi đã gỏ đúng 3 con số ký tự
mấy ngày qua vẫn không thấy xuất hiện nhưng chẵng phiền trách nhà
báo mà lại càng vui hơn vì cùng lúc ông bà Cindy James đã được chiếu
cố đến, độc giả đở phải bực mình vì những lời quy chup nhảm nhí.Trong
trang bình luận này không chỉ có một mình ông Vủ Linh ngả về phía CH
ngả mà còn có Trần bình Nam, Đào Như nghiêng theo các ông DC mà cũng
chẵng thấy ai tức lồng lộn lên phản đối. Vì tác giả chỉ viết theo những nhận
định riêng và cảm tính của cá nhân mình khó dẩn dụ ai nghe như vài vị đã lo
lo sợ TT mất phiếu.Vì không chỉ có một trang báo này còn vô số truyền thông
Mỹ việt loan tải đầy đủ tin tức từ hai phiá cử tri sẻ theo đấy mà so sánh chọn
lựa, đừng vì những nhận dịnh riêng của VL,TBN,ĐN...mà diên tiết đánh phá nhau
cho dù dành hết dược sự ủng hộ của độc giả theo dỏi trang báo này cũng chẵng
ăn thua gì, hảy tự chế đừng cuồng tín nghe theo những lời xúi dại mà bôi mặt đấu
đá nhau. đọc những gì các tác giả viết chỉ để tìm hiểu thêm rồi quyết định đừng
để bị họ xỏ mủi dắt đi.
01/06/201220:06:41
Khách
Gửi bạn Người quét Rác ! Theo tôi nghĩ, cái tên gọi và nhiệm vụ "Người quét-rác" nên dành cho BBT Việt-Báo thì đúng hơn vì từ nhiều tháng nay, rác-rưởi trên diễn đàn VB thì nhiều, sông lên nhiều mùi "Thối tha" nhưng không ai thèm quét dọn cả. Nếu bạn có thì giờ nhàn rỗi, thay vì "chửi đổng" và " Thách đố" nọ kia ,xin mời bạn tham gia vào ban Vệ-Sinh của VB được không ? Rất may mắn cho đọc giả là, những ý kiến của bạn chưa kịp trình làng, chứ nếu có thì "đống rác VB" thối um không ai ngửi được . Chán chết thôi! !. Vubinh
01/06/201220:05:16
Khách
Kinh Doanh và Kinh Tế là hai lảnh vực khác nhau. Một người kinh doanh giỏi chưa chắc gì là một nhà kinh tế tài ba. Giữa lúc nền kinh tế thế giới đang suy trầm mà số thất nghiệp ở Mỹ vẫn còn ở số 8.2% thì cũng là quá giỏi rồi. Nhất là khi nước Mỹ lảnh đủ 2 cuộc chiến tranh do Tổng Thống Bush con gây ra và khủng hoảng tài chánh do giới tài phiệt với lòng tham không đáy gây ra. VL nên đi học lại để biết thế nào là Kinh Doanh và thế nào là Kinh Tế chớ viết Bình Luận mà kiến thức còn kém quá thì chỉ làm trò cười cho người ta mà thôi.
Cám Ơn
01/06/201222:32:00
Khách
Tỉ lệ thất nghiệp hôm nay 8.2% là quá thấp, để cho Romney làm TT, bớt thuế cho nhà giàu, để cho tỉ phú dầu lửa tự đông muốn làm giá gì thì làm, xăng sẽ lên $5 gallon, để tư bản tự nhiên đem jobs qua Trung Cộng mà không cần tăng thuế tư bản, thất nghiệp sẽ lên 15%

Như vậy Romney làm TT, Mỹ sẻ bankruptcy vì không tăng thuế mà bớt thuế cho tư bản.

Xăng lên $5 gallons là Mỹ sập tiệm ngay, khi Mỹ và toàn cầu kinh tế chưa vững, nếu xăng $1 như những TT khác kinh tế phục hồi rất nhanh, nhưng gia đỉnh Bush và tỉ phú dầu lừa muốn xăng lên giá $5 hay $6 .
01/06/201221:03:24
Khách
Sáng sớm ngày 1-6-2012, bộ Lao-động cho biết ,tỷ số thất nghiệp trung bình trên toàn quốc hiện nay là 8.2% ( tháng 4/2012 là 8.1% , riêng Cali 13%, Sinh-viên ra trường 18%, Mỹ gốc Phi-châu 19%) . Tuy tỷ số thất nghiệp không tăng bao nhiêu, nhưng cũng nói lên nhận xét khách quan của các kinh-tế-gia vẫn cho là sự tăng trưởng kinh-tế Hoa-kỳ còn chậm chạp, có thể dẫn đến suy-trầm đợt hai. Nếu quả thật như thế ,thì đây là tin "Rất buồn" cho Ngài Obama. Bởi vì trong suốt hơn ba năm qua, Ngài phải quần thảo "ngày đêm" trên nền trời Cờ-hoa bằng con "Ngựa bay số 1", để tìm kiếm chiếc " Nỏ thần kinh-tế ", nhưng cuối cùng đành thúc thủ "xôi hỏng bỏng không". Ngày tái tranh cử bắt đầu mà " thành tích " đến giờ này vỏn vẹn chỉ có : 1/ Obamacare (chờ TCPV quyết định số phận),2/ Giết rồi thủ tiêu tên trùm khủng-bố Bin Laden , nhưng lại để Ông Bác-sĩ người Pakistan lãnh bản án tù 33 năm ,chỉ vì giúp CIA tìm tung tích Bin Laden. 3/ Vừa rút (quân) vừa run trong cả hai cuộc chiến Irak và A-phú-hãn. 4/ Chủ đề tranh cử phải là "Kinh-tế" thì biến đổi sang "Hôn nhân Đông-tính" , được báo Newsweek tuyên xưng là " Tổng-thống Đồng-tính đầu tiên(Tiền đâu) trong lịch sử Hoa-kỳ. 5/ Chính-sách đối-ngoai " Lãnh đạo từ phía sau" hay "Rung cây nhát khỉ" đã khiến Hoa-kỳ ngày một yếu thế , coi vụ Syria, Iran, Bắc-hàn thì thấy rõ nét nhất. Bấy nhiêu "thành tích" trong hồ sơ xin việc " chức Tổng-thống Hoa-kỳ ", liệu có đủ tiêu chuẩn, để Cử-tri (Chủ hãng ) mướn Ngài không ?? Chờ xem. Vubinh
02/06/201202:50:43
Khách
Ông James đã đọc kết quả bầu cử TT ngày 6 tháng 11, 2012 rồi, tại sao Mr. Vu Linh lại cố gắng hy vong viễn vong làm gì chớ ???? Viết báo để kiếm tiền trong khi đảng CH chỉ cần sửa luật bớt thuế là tỉ phú Mỹ kiếm bạc tỉ, ăn cướp có bằng cấp. Quả thật tội nghiệp cho cái nghèo của VL, nghèo là cái tội, không như Mr. VL nói Romney mắc tội quá GIÀU, Đại bác VL chuyên viên nói ngược.

Obama 52%, Romney 47%, sai số 2%
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.