Hôm nay,  

Mùa Xuân Đi Thăm Bạn Hữu Tại Miền Bắc Cali (I)

17/03/201200:00:00(Xem: 9169)
Đoàn Thanh Liêm
(Bút ký nhiều kỳ)


Bài 1 – Các bạn học tại Trường Luật Saigon.

Gia đình tôi cư ngụ tại miền Nam California, nhưng tôi thường lui tới thăm con gái và cháu ngọai sinh sống ở miền Bắc, mỗi năm cũng tới năm bảy lần. Nhân tiện tôi cũng thăm viếng mấy cậu dì về bên ngọai của sấp nhỏ, và dĩ nhiên là tôi cũng thường gặp gỡ với rất đông bằng hữu tại đây nữa. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2012 này, thì tôi đã lên thăm bà con và các bạn tại vùng Vịnh (Bay Area) và thủ phủ Sacramento liên tiếp đến hai lần rồi. Nói chung thì lần nào gặp gỡ bạn bè, tôi cũng đều học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích và nhất là tiếp nhận được những tình cảm nồng thắm của các bạn. Thật rõ ràng “Bạn bè là Phúc lộc Trời cho” (Friends are Blessings) – như chị Kathleen Bagen người Scotland thường nói với tôi hồi chúng tôi cùng làm việc chung với nhau cho Văn phòng của Hội đồng Tôn giáo Thế giới vào thời các năm 1972 – 74 tại Saigon (WCC = World Council of Churches).

Để bạn đọc tiện việc theo dõi câu chuyện, tôi xin tường thuật về chuyện gặp gỡ mới đây nhất vào đầu Xuân Nhâm Thìn với các bạn tại các thành phố Union City, San Francisco, Sacramento và San Jose – lần lượt theo từng nhóm bạn học xưa ở trường Luật Saigon - nhóm bạn cùng xuất thân từ miền quê Nam Định - nhóm bạn cùng ở trong tù sau năm 1975 - nhóm bạn trong giới báo chí văn nghệ v.v... Và bài đầu tiên này, tôi xin viết về các bạn từng theo học tại Đại học Luật khoa Saigon cách nay đã trên nửa thế kỷ.

1 – Anh chị Nguyễn Thúy Phương & Thủy tại thành phố Union City.

Anh Phương học Luật, rồi sau một thời gian đi làm ở ngọai quốc và đi lính, thì anh đi làm luật sư cùng với các bạn Nguyễn Hải Tấn, Nguyễn Tiến Đạt, Mai Văn Lễ … Chị Thủy bà xã của Phương lại là cô gái út của cụ Hiệu Trưởng trường Huệ Tâm tại Phú Lâm thuộc Quận 6 Chợ Lón, nên tôi cứ hay chào chị là “Cô Út Phú Lâm”. Hai anh chị qua Mỹ từ năm 1975 và đã sớm thích nghi được với xã hội Mỹ. Phương kể cho tôi nghe về những năm đầu đi làm, thì phải thật vất vả leo từ bậc thang thấp nhất của cơ quan quản lý giáo dục tại vùng Fremont ở phía bắc San Jose để cuối cùng lên tới cấp thủ trưởng của một phân bộ (department chief). Sau trên 30 năm làm việc, nay anh chị đều đã nghỉ hưu, và các bạn chúng tôi thường đến nhà chơi với anh chị tại Union City sát liền với Fremont.

Nhưng điều đáng nói nhất về Luật sư Phương là trong 28 năm liên tục anh đã sinh họat thường xuyên với tổ chức thiện nguyện tại địa phương nơi anh cư ngụ, đó là Fremont Kiwanis Club. Kiwanis là một tổ chức thân hữu tại từng địa phương – cũng tương tự như Lion's Club, Rotary Club mà trước đây đã có mặt tại Saigon. Nhóm thiện nguyện ở Fremont này họp hàng tuần vào bữa ăn sáng mỗi Thứ Ba từ 7.15 AM và kết thúc vào lúc 8.30 để các thành viên còn tiếp tục đi làm. Anh Phương tham gia đều đặn trong nhiều năm và đã nhiều lần được tuyên dương là một thành viên vượt trội (oustanding member) vì có những đóng góp kiên trì cho các công tác của Hội. Các bạn Mỹ gọi anh là Phil với giọng trìu mến thân mật như người anh em trong một gia đình vậy.

Đây là một trong những hiệp hội đòan thể tại hạ tầng cơ sở (at the grassroots level) để chăm lo cho sự phát triển và an vui của cộng đồng địa phương. Anh Phương cho biết Nhóm của anh thường chỉ có chừng trên dưới 15 thành viên, nhưng chú tâm vào những công việc cụ thể nho nhỏ như : trợ giúp về giáo dục cho giới thanh thiếu niên, về chăm sóc người già yếu bệnh họan theo nhu cầu của địa phương, chứ không có tham vọng làm những việc lớn lao trọng đại. Mấy năm trước đây, có lần anh Phương cũng mời tôi đến tham dự một phiên họp hàng tuần và nói chuyện với Nhóm về công tác phát triển cộng đồng mà tôi đã theo đuổi ở Việt nam trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975.

Có thể nói anh Phương là một trong số ít người tỵ nạn Việt nam mà đã sinh họat kiên trì và lâu bền nhất trong lãnh vực Xã hội Dân sự tại hạ tầng cơ sở ờ vùng Vịnh phía Bắc California vậy.

2 – Anh chị Đinh Giang & Xuân Tứ tại thành phố San Francisco.

Anh Đinh Giang cùng vào học tại trường Luật Saigon với chúng tôi từ năm 1955. Anh nổi tiếng là một sinh viên thành thạo tiếng Pháp vì đã theo học ở trường Pháp liên tục ngay từ hồi còn ở lớp mẫu giáo. Vì thế mà sau này anh lại đi dậy môn Pháp văn tại các trường trung học lớn ở Saigon như Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng và là một trong các giáo sư rất thành công vào hồi đầu thập niên 1960 ở Saigon. Rồi sau này, sau khi giải ngũ trở về đời sống dân sự, thì anh Giang đi làm ở Saigon Ngân hàng và từ năm 1975 khi qua Mỹ, thì anh cũng lại đi làm cho Ngân hàng Wells Fargo ở San Francisco. Kể như Đinh Giang là một trong nhựng người thành công nhất trong ngành Ngân hàng cả ở Việt nam cũng như ở Mỹ.

Vào cuối tháng Hai 2012 vừa rồi, tôi đã đến thăm anh chị Giang – Xuân Tứ tại căn nhà riêng trên đường Holloway ở gần với Đại học San Francisco State University. Cả hai anh chị nay đã yếu nhiều vì căn bệnh hiểm nghèo từ nhiều năm nay. Vì không có con, nên tại nhà anh chị có vẻ hiu quạnh vắng lặng, mặc dầu ngòai đường phố thì rất tấp nập với hàng hàng lớp lớp giới sinh viên trai trẻ thuộc đủ mọi sắc dân qua lại.

Giang hỏi thăm tôi về tin tức các bạn xưa, cụ thể là hỏi thăm tin tức về các linh mục Trần Đức Huynh, Đỗ Đình Tiệm là những vị Hiệu trưởng, cũng như các bạn giáo sư nổi tiếng như Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Xuân Nghiên v.v... mà anh từng quen biết gần gũi hồi còn đi dậy học đã 50 năm trước. Giang vẫn còn giữ kỷ niệm thân thương với giới đồng nghiệp giáo chức ở Việt nam thời ấy. Anh kể chuyện gia nhập ngành ngân hàng, đó là do mối liên hệ bà con với ông Phạm Ngọc Khuyến là người đã từng giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, rồi sau này đứng ra mở Saigon Ngân Hàng. Ông Khuyến giới thiệu cho Giang đến tập sự nơi Ngân Hàng Pháp Á (Banque Francaise de lAsie BFA) - nhờ vậy mà anh được các bậc đàn anh người Pháp trong ngành tận tình truyền nghề cho - để anh có thể thi thố tài năng trong thời gian cộng tác với Saigon Ngân hàng trước năm 1975.


Và rồi khi qua Mỹ, thì Giang lại có cơ hội làm việc với Ngân hàng Wells Fargo là một cơ sở tài chính rất lớn mà có đến 400 chi nhánh riêng ở tiểu bang California. Tại đây, anh được trao phó công việc về pháp lý trong Phân Ban Luật Quốc tế trong đó nhiều nước ở châu Mỹ La tinh và Phi châu thì lại áp dụng bộ Dân luật Napoleon (Napoleonic Civil Code), giống như ở Việt nam ngày trước mà Giang đã quá quen thuộc rồi. Nhờ vậy, mà công việc chuyên môn của anh làm cho Wells Fargo thì thật là trôi chảy dễ dàng. Nhưng sau chừng hơn 10 năm, thì Giang cũng xin nghỉ hưu vào lúc có sự sáp nhập của Wells Fargo với một ngân hàng khác.

Sau đó, anh qua giúp đỡ cho người em là Đinh Khánh là người có rất nhiều bằng sáng chế về kỹ thuật để thương thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật với các quốc gia ở Á châu. Giang kể chuyện về lề lối làm ăn lạc hậu và chuyện hay “vòi tiền” ở Việt nam, nên hai anh em đã không thể nào giao thương với Việt nam được. Thật là một kinh nghiệm đáng buồn với quê hương nguyên quán của mình.

Người anh em cột chèo với Giang mà cũng là bạn của tôi hiện cũng ở San Francisco, đó là cựu Thẩm phán Hồ Đắc Cần với bà xã là Thủy Tiên em của chị Xuân Tứ. Tôi có điện thọai nói chuyện với anh Cần, nhưng lại không thể gặp được anh, vì đang vào lúc anh Cần phải đi khám bệnh và bác sĩ phải gửi anh vào bệnh viện để theo dõi bệnh trạng.

3 – Anh chị Phan Ngọc Cẩn & Kim Minh tại thành phố Sacramento.

Anh chị Cẩn đều học Luật, nhưng chỉ có chị Cẩn mới hành nghề Luật sư, còn anh Cẩn thì làm việc lâu năm trong guồng máy chính quyền trung ương thời Đệ nhất cũng như Đệ nhị Cộng hòa. Chị Cẩn nhũ danh là Đinh Kim Minh là chị của anh Đinh Sinh Long hiện đang có chương trình hội thọai rất sôi nổi với nhà báo Ngô Nhân Dụng trên báo Người Việt on-line. Chị cũng là em ông Đinh Sinh Pai mà hồi năm 1956 đã là Trưởng ban Tổ chức Đại hội Văn hóa Tòan quốc lần đầu tiên của Việt nam Công hòa.

Anh chị Cẩn đến định cư tại thủ phủ Sacramento từ nhiều năm nay và các cháu đều đã trưởng thành có công ăn việc làm ổn định. Anh Cẩn cho biết nhiều về kỷ niệm với thời Đệ nhất Cộng hòa, đặc biệt trong thời gian anh phải viết biên bản về các phiên họp của Hội đồng Liên bộ do ông Cố vấn Ngô Đình Nhu chủ tọa. Ông Nhu rất uyên bác, nhưng lối phát biểu của ông thật là khó theo dõi, vì có khi ông nói tiếng Pháp, đôi khi chêm tiếng La tinh, nên chuyện viết biên bản cho chính xác về các phiên họp liên bộ này thì thật là gay go vất vả. Anh Cẩn còn cho biết là cả Tổng thống Ngô Đình Diệm thì cũng vậy, ông thường nói chuyện với thuộc cấp bằng lối nói miên man dài dòng như là một thứ “độc thọai” (monologue), thật là khó lòng mà lãnh hội trọn vẹn được. Nhiều anh em đề nghị với anh Cẩn là anh nên ghi lại những kinh nghiệm làm việc gần gũi với giới chức lãnh đạo của nền Đệ nhất cũng như Đệ nhị cộng hòa, vì đó là những chứng từ khả tín, trung thực của một chuyên viên, chứ không phải là của một người làm chính trị với một ý đồ hay thiên kiến ngả về phe này phe nọ.

Với tuổi ngòai 80, sức khỏe của anh Cẩn từ ít lâu nay đã suy yếu nhiều, nhưng tinh thần của anh thì vẫn còn rất minh mẫn tinh tường, mặc dầu đã phải trải qua những năm tháng khó khăn trong các trại tù cộng sản sau năm 1975. Nhưng anh luôn được chị chăm sóc cho khá chu đáo tươm tất, nên cuộc sống gia đình vào lúc này trông thật ấm cúng êm đềm.

4 – Chị Luật sư Thi Phụng Kim cũng ở Sacramento.

Chị Kim là một trong những luật sư rất trẻ trong Luật sư đòan Saigon hồi đầu thập niên 1970. Sau năm 1975, chị lập gia đình với anh Đỗ Văn Liêm là con trai của vị Bộ trưởng Đỗ Văn Công là người bị thương trong vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1957 tại Ban Mê Thuật. Không lâu sau đó, anh Liêm đã qua đời ở Việt nam vì đau bệnh và chị Kim đã tìm cách đưa được bà mẹ ruột và con gái qua Mỹ hồi năm 1990. Chị đi làm nhiều năm cho Sở Xã hội ở Sacramento và chăm sóc nuôi nấng cho con gái nay đã thành một bác sĩ là cháu Dorothy Đỗ hiện đang hành nghề tại địa phương.

Nay đã nghỉ hưu, chị Kim dành nhiều thời gian phụ giúp cho con gái trong việc nhà cửa bếp núc. Chỉ có hai mẹ con thôi, mà hiện đang sở hữu một căn nhà 5 phòng khá rộng rãi thóang mát ở khu mới xây cất tại Elk Grove về phía nam của thành phố Sacramento.

Vào ngày Chủ nhật 26 tháng Hai vừa rồi, chị Kim đã chở chị Cẩn và tôi từ Sacramento về phía San Jose để cùng tham dự Buổi Họp Mặt Đầu Xuân Nhâm Thìn do Hội Luật gia ở Bắc California tổ chức tại Nhà Hàng Thành Được, thành phố Milpitas. Trong dịp này, chúng tôi đã gặp lại rất đông các bạn đồng nghiệp Luật sư cũng như những vị Thẩm phán cùng xuất thân từ trường Luật ở Việt nam năm xưa. Đặc biệt là có cả một phái đòan hùng hậu đến trên 15 người thuộc Hội Ái hữu Luật khoa từ Nam California cũng lên tham dự và đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc nữa. Cũng trong bữa tiệc này, chúng tôi còn gặp nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là người tù chính trị nổi tiếng mà vừa mới được qua định cư tại Mỹ trong năm 2011 mới đây. Và tiện thể trên đường trở về Sacramento, chị Kim cũng chở nhà văn này về theo nữa vì chị Thủy và cháu nhỏ hiện cũng cư ngụ tại khu vực rất gần với nhà chị Cẩn ở đây nữa.

Tại Sacramento, còn có cả anh Luật sư Tôn Thất Long nữa, nhưng lần này anh lại đi vắng xa, nên tôi đã không thể gặp anh được.
Còn riêng ở khu vực thành phố San Jose, thì có rất đông các bạn Luật sư, Thẩm phán, tôi xin sẽ viết về các bạn này trong một bài khác vậy, vì bài này cho đến đây thì đã khá dài rồi./

Costa Mesa, tháng Ba năm 2012
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.