Hôm nay,  

Món quà tình yêu bất diệt Taj Mahal

08/02/201200:00:00(Xem: 7538)

Món quà tình yêu bất diệt Taj Mahal

Nhật Thanh

Trong ngày lễ Valentine, nói về các món quà tình yêu, chúng ta không thể không nhắc đến món quà tình yêu bất diệt Taj Mahal – là một kiệt tác, niềm tự hào của Ấn Độ, được xây dựng từ năm 1632, trong suốt 22 năm để vua Shah Jahan tưởng nhớ hoàng hậu xinh đẹp và yêu quý của ông đã từ trần: Hoàng hậu Mumtaz Mahal.

Theo sách sử kể rằng, hoàng tử của vương triều Mogol hùng mạnh - Khuram lúc ấy vừa tròn 16 tuổi, là một chàng thanh niên tuấn tú và can đảm, chàng đã gặp nàng Arjumand Banu Begam có vẻ đẹp mê hồn, hát hay, múa giỏi, nàng chỉ kém chàng một tuổi. Đôi trai tài gái sắc đã yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, theo tiên đoán của các nhà chiêm tinh, hoàng tử buộc phải cưới công chúa Ba Tư làm vợ, và 5 năm sau chàng mới được cưới nàng Arjumand.

Vì điều đó họ đã phải chia cách trong một thời gian dài. Vào năm 1612, Khuram cưới Arjumand và đặt tên nàng là Mumtaz Mahal, nghĩa là “Người được nhiều yêu mến nhất”.

16 năm sau, hoàng tử Khuram lên ngôi vua lấy hiệu là hoàng đế Shah Jahan, nghĩa là “Chúa tể của thế gian”. Theo luật của đạo Hồi, hoàng đế Shah Jahan có quyền cưới 4 vợ, nhưng sau khi cưới hoàng hậu Mumtaz Mahal, hoàng đế không cưới thêm bà vợ nào nữa.

Trong suốt 19 năm chung sống, hai người đã có với nhau 14 đứa con.

Shah Jahan và Mumtaz Mahal luôn sát cánh bên nhau, hoàng hậu luôn cùng chồng đi chinh chiến, trở thành nhà cố vấn đắc lực của

Shah Jahan. Năm 1630, trong lúc chinh phạt Khan Jahan Lodi, hoàng hậu Mumtaz Mahal dù sắp đến ngày sinh nở cũng theo cùng. Tuy nhiên, sau lần hạ sinh công chúa Gauhana Begum, công chúa thứ 14, Mumtaz

Mahal đã kiệt sức. Nàng ra đi ở tuổi 35. Shah Jahan quá đau lòng nên đã ra lệnh rút quân, đưa nàng về cung điện. Theo một số sách sử kể lại rằng, chỉ một đêm sau khi vợ mất, râu tóc hoàng đế đã bạc trắng. Từ đó đến cuối đời, ông không cưới thêm vợ và cũng không ngủ với bất kỳ người phụ nữ nào nữa.

Trước khi hoàng hậu Mumtaz Mahal mất, hoàng đế đã hứa với bà ba điều: một là ước nguyện hoàng đế sẽ tặng bà một món quà bất diệt với thời gian để chứng minh cho tình yêu vĩnh cửu của hai người; hai là chăm sóc thật tốt những đứa con và ba là đến mộ bà mỗi năm một lần vào ngày giỗ. Sau khi bà mất, hoàng đế không màng đến việc triều chính, ông dành toàn bộ phần đời còn lại của mình để xây dựng lăng mộ - một công trình có một không hai cho hoàng hậu Mumtaz, đó chính là Taj Mahal (trong 22 năm) và sau đó sống cạnh mộ vợ cho đến hết cuộc đời.

Ngôi đền Taj Mahal được kiến trúc sư Iran Ustad Ahmad Lahauri, là kiến trúc sư giỏi nhất bán cầu thời bấy giờ thiết kế. Công trình với hơn 22.000 nhân công, các kỹ sư và nghệ nhân hàng đầu của các nước Á châu đã làm việc ngày đêm để hoàn thành thiết kế.

Người ta đã dùng hàng ngàn thớt voi để vận chuyển các loại đá quý từ khắp nơi trên thế giới, đá cẩm thạch tận Rajasthan, ngọc thạch anh từ Punjab, ngọc bích và pha lê ở Trung Hoa cùng nhiều loại đá quý khác từ Tây Tạng, SriLanka, Ả Rập.... Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp của kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo.

Nó đã được UNESCO công nhận là kỳ quan thế giới vào năm 1983.

Taj Mahal nằm bên dòng sông Yamuna, toàn bộ lăng được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, biểu tượng cho sự thanh khiết của hoàng hậu Mumtaz Mahal. Taj Mahal là một khối kiến trúc khổng lồ bằng cẩm thạch mọc giữa đất trời, chung quanh là vườn hoa xanh mát.

Quả thật, nó như ngai toà, như ghế ngự của một vị thần. Ngôi đền vừa uy nghiêm lộng lẫy, vừa nhẹ nhàng tinh tế, nó được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, là những giọt lệ muôn đời được tạc bằng cẩm thạch - một loại đá có thể thay đổi ứng với mọi khoảnh khắc của thời gian: Taj Mahal có ánh hồng nhẹ nhàng và dịu dàng lúc sáng sớm, sáng trắng giữa trưa, lóng lánh vàng như ngọn lửa thiêng lúc hoàng hôn và huyền hoặc hư ảo vào những đêm trăng sáng.

Những người đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Taj Mahal thường nói, hoàng đế Shah Jahan có thể chọn được một mẫu kiến trúc say đắm lòng người đến vậy chỉ có thể do tình yêu vĩ đại mà ông đã dành cho người vợ yêu quý. Taj Mahal chính là thiên đường ông muốn mang lại cho vợ mình. Một khu vườn ngập tràn tiếng chim hót, hồ nước trong vắt in bóng tòa lâu đài, không gian rộng rãi tĩnh lặng giúp con người tìm được cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Giữa gian phòng rộng lớn của tầng hai là hai chiếc quan tài của vua và hoàng hậu bằng cẩm thạch màu hồng nhạt, chạm khắc nhiều họa tiết cầu kỳ. Theo triết lý của đạo Hồi, từ quan tài thật ở tầng dưới, linh hồn sẽ bay lên nhập vào những quan tài ở tầng trên, rồi vượt qua vòm mái lên trời.

Sau khi hoàn thành công trình, hoàng đế Shah Jahan đã ra lệnh chặt tay tất cả những người tham gia xây dựng để trên đời này không thể có Taj Mahal thứ hai. Lúc đầu ngôi đền được đặt tên là Tat Bibica Rauza, nghĩa là “Nơi chôn cất nữ hoàng của trái tim”, sau này nó mới được đổi tên là Taj Mahal, nghĩa là “Vương miện của người Mogol”. Như vậy, hoàng đế đã thực hiện được mong ước của Mumtaz Mahal lúc sinh thời.

Tuy nhiên, đây lại là mong ước duy nhất mà Shah Jahan có thể thực hiện cho nàng Mumtaz Mahal. Còn hai lời hứa còn lại, ông đã không thể thực hiện được. Giữa Shah Jahan và con trai thứ ba của ông là Aurangzeb (con của hoàng đế và hoàng hậu Mumtaz Mahal) đã nảy sinh mâu thuẫn, và kết quả là Aurangzeb đã lật đổ ngôi vua của Shah Jahan khi ông đang đau ốm và giết hết các hoàng tử khác.

Không những vậy, Aurangzeb còn giam lòng Shah Jahan vào pháo đài Agra. Với ông, đây chính là nỗi buồn và sự ân hận lớn nhất trong cuộc đời, ông đã không thể dạy dỗ đứa con của mình và Mumtaz Mahal theo như bà mong muốn. Và vì bị giam lỏng nên ông không thể đến thăm mộ bà vào ngày giỗ mỗi năm. Ông đã thất hứa với Mumtaz Mahal và điều đó làm tâm hồn ông day dứt khôn nguôi.

Trong suốt 8 năm bị giam cầm, Shah Jahan chỉ cầu xin đứa con trai của mình một điều duy nhất, đó là mở cửa phòng giam theo hướng ngôi đền Taj Mahal để ông có thể nhìn thấy người vợ của mình đang nằm trong đó, mong muốn của ông đã được người con chấp nhận.

Từ đó, hàng sáng, hàng tối, bao nhiêu mưa nắng đi qua, Jahan ngồi trong cô quạnh lặng ngắm Taj Mahal từ cửa sổ nhà giam ở pháo đài, công trình ròng rã 22 năm, nơi người tình của ông an nghỉ. Biết đâu, chính nơi đây ông đã rơi những giọt nước mắt vĩnh hằng. Những giọt nước mắt đau đớn nghìn thu. Ông cứ ngồi đây nhìn về hướng Taj Mahal cho đến ngày cuối đời. Ước nguyện ở bên cạnh vợ của ông dù sao cũng được người con thực hiện khi mộ ông được đặt cạnh người vợ yêu quý trong ngôi đền tình ái của hai người. Taj Mahal là minh chứng cho một tình yêu vĩnh hằng, cái chết chỉ có thể làm gián đoạn cuộc sống chứ không thể làm gián đoạn tình yêu.

Cho đến tận bây giờ, Taj Mahal vẫn lộng lẫy kiêu sa, đọng lại trong lòng người một nỗi buồn man mác, một nỗi tiếc thương. Thương cho một chuyện tình, một tình yêu tột cùng dẫn đến sự ích kỷ mù quáng, một tình yêu đã vắt kiệt sức dân, đày đọa cả một dân tộc, làm tàn phế hàng chục ngàn người. Thương cho một vị hoàng đế, bị đứa con vì lòng tham mà phản trắc giết cha. Thương cho những nghệ nhân thiên tài, đã tạo ra một kiến trúc độc nhất vô nhị nhưng lại bị một kết cục bi thương. Taj Mahal – một tình yêu vĩnh cửu, một vẻ đẹp muôn đời, một món quà tình yêu bất diệt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.