Hôm nay,  

Theo Chân ‘Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý’

09/01/201200:00:00(Xem: 11536)
Theo Chân ‘Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý’

sach-hue-tran-large-contentHình bìa tác phẩm “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý.”

Huỳnh Kim Quang

Mới đọc qua tựa đề “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý” là đã thấy cả một trời thênh thang. Nhưng, trong cái quang cảnh thênh thang mà cô tịch ấy lại ẩn hiện những nguy cơ trùng trùng. Đó phải chăng là thách thức và hiện thực không thể chối bỏ của con đường từ mê sang ngộ, từ bờ bên này sang bờ bên kia, con đường thiên lý? Nếu không, tại sao lại gánh cỏ khô mà không phải là cỏ tươi? Tại sao phải gánh cỏ khô trên đường thiên lý? Đường thiên lý là con đường nào? Ai là người gánh cỏ khô? Gánh cỏ khô đi trên đường thiên lý để làm gì?
Bao nhiêu là ý tưởng khởi lên làm cho người đọc không thể dừng lại ở tựa đề tác phẩm mà không lật vào bên trong từng trang sách để truy tìm những câu trả lời xác thực. Đặc biệt, đối với những độc giả hằng quý mến và thích thú đọc những bài viết mang sắc thái đa dạng vừa là truyện ngắn, vừa là pháp thoại, vừa là bút ký, vừa là tâm bút, v.v… của tác giả Huệ Trân. Người viết bài này là một trong số những độc giả đó.
Nhưng, “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý” là gì?
Đó tất nhiên không phải đơn giản chỉ là tác phẩm thứ 11 của tác giả Huệ Trân mới vừa được xuất bản tại California, Hoa Kỳ vào cuối thu 2011 với hình thức bìa màu trang nhã và dày gần 300 trang. Nó còn là cái gì đó làm cho người đọc thật sự muốn biết.
Nơi trang bìa sau của cuốn “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý” tác giả Huệ Trân hé mở một chút gợi ý, “… Phù vi đạo giả, như thị càn thảo, hỏa lai tu tỵ, đại ý là, người cầu đạo, ví như kẻ đang gánh cỏ khô, thấy lửa, phải tránh xa. Lửa ở đây, tạm nhận diện là những tư duy và hành động sai lầm, từ mười sử tiêu biểu gồm: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ. Mười sử này khai triển thành tám vạn bốn ngàn trần lao, cuốn ta trôi lăn trong dòng phiền não, sinh tử luân hồi. Lửa tinh vi và mênh mông vô hình vô tướng như thế, lúc nào cũng vây quanh đời sống, ẩn hiện dưới muôn hình vạn trạng, làm sao mà sự chểnh mảng chẳng khiến ta dễ dàng bị đốt cháy…”
Thì ra là vậy. Kẻ gánh cỏ khô là người cầu đạo. Đường thiên lý là đường giác ngộ và giải thoát. Cỏ khô là các phiền não tham, sân, si vây bủa cuộc đời và chúng sinh ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành động. Cho nên, hễ người cầu đạo sơ hở một chút là bị nạn lửa tam độc thiêu đốt như cỏ khô gần lửa thì rất dễ cháy.
Chỉ mới vào tựa đề của tác phẩm thôi người đọc đã thấy được cả một lộ đồ tu tập mà ở đó có đủ mọi thứ cho hành giả: nào là những tấm bảng cảnh giác đối với các hiểm họa dẫn tới khổ đau trong cõi sinh tử luân hồi, nào là những tấm bản đồ chỉ rõ con đường vượt thoát phiền não và tử sinh, nào là cách thức thực hành để điều phục ba nghiệp thân, khẩu, và ý, nào là phong cảnh nhiệm mầu của thiên lý, của đạo giác ngộ và giải thoát, v.v…
Vậy mà, tác giả vẫn chưa yên tâm cho nên, mới tiếp tục dẫn người đọc đi dần, đi sâu vào từng chi tiết một của lộ đồ tu tập trên đường thiên lý gồm 37 tiết mục, với 5 bài thơ như 5 nhạc khúc trải đều trên đường thiên lý để giúp người đọc có được những giây phút thư giãn, lắng dịu.
“Tháng năm theo nước ngược dòng
Tôi ru tôi
điệu bềnh bồng mẹ ru
Nước xuôi,
dòng ngược,
đôi bờ.
Phù sa chợt hiện,
vết mờ chân Cha.” (Hóa Thân Tôi)
Người cầu đạo là kẻ đi ngược dòng, ngược từ bờ bên này dòng tử sinh qua bờ bên kia bến giác ngộ và giải thoát, ngược từ xả bỏ lối sống hưởng thụ và chạy theo thanh sắc thế gian để sống đời “tam thường bất túc,” không để mình say mê trong thỏa mãn với cái ăn, cái mặc và ngủ nghỉ thường tình. Đó chính là lối sống luôn luôn canh thức cho cuộc đời. Mà những kẻ canh thức thì thường ít ngủ và cảm nhận sự cô đơn tịch mặc hơn bất cứ ai.
“Tinh mơ,
Sóng vỗ, chênh vênh đá,
Mặt trời chưa thức,
Trăng còn non
Hồn sóng mênh mang, nghe thuyền gọi
Đi,
Về,
Một cõi
Lạnh hư không.” (Vàng Thu Lá Nhớ)
Nói đến kẻ cô đơn tịch mặc thì có lẽ không ai sánh bằng đức Phật. Ngài cô đơn nhưng không trốn chạy cuộc đời, không trở thành kẻ sống kiêu sa lập dị. Ngài rất bình dị và rất từ bi đối với tất cả chúng sinh. Tác giả Huệ Trân đã nhìn thấy những đức tính ưu việt của đức Phật ngay trong hóa thân của Ngài nơi một kho hàng nào đó.

“Phật ngồi trên bục gỗ đơn sơ, lưng dựa vách tường của một kho hàng, chung quanh không hoa đèn, trên đầu không tàn lọng. Phật ngồi bình dị như một vị Phật ở làng quê hẻo lánh, có mặt để giữ niềm tin cho người tuyệt vọng, để an ủi kẻ bần hàn vất vả ngược xuôi.”
Phải rồi. Đức Phật ra đời là để cứu khổ chúng sinh. Cho nên, Ngài đến với tất cả chúng sinh có duyên mà không đợi họ tìm đến Ngài. Ở đâu có khổ thì ở đó có Phật. Phật là tâm bồ đề trong mọi người. Khi con người thâm cảm nỗi khổ của chính mình hay của tha nhân và phát khởi lòng thành để cứu độ thì đó chính là Phật.
Từ tâm bồ đề, tâm Phật đó, tác giả Huệ Trân diễn đạt lại tất cả những suy tư, cảm nghiệm, ý nguyện, hạnh nguyện đối với mọi việc xảy ra trong đời sống: uống trà, ngồi thiền, ngắm trăng, đàm đạo, tiếp khách, đi chùa, lạy Phật, tham dự các khóa tu, an cư kiết hạ, cắm hoa, ngắm hoa, leo núi, đọc sách, đọc tin, lên internet, chứng kiến những sự kiện đặc biệt như lễ trao giải Nobel, những hành vi thô bạo của chính quyền đối với các tăng, ni sinh tại Tu Viện Bát Nhã, v.v…
Điểm đặc biệt nhất là khi diễn tả những sự kiện đó, tác giả Huệ Trân luôn luôn đứng trên mảnh đất của tâm bồ đề và bằng ái ngữ làm cho người đọc nhìn và cảm nhận sự việc với tâm thức mở rộng, trong sáng và an lạc, dù đó là sự kiện xảy ra trong hận thù, nước mắt đau thương.
Chẳng hạn, khi mô tả lễ phát giải Nobel Hòa Bình tại Na Uy và chiếc ghế trống dành cho ông Lưu Hiểu Ba hồi cuối năm 2010, tác giả Huệ Trân đã viết: “Lại nữa, điều cực kỳ hiển nhiên, là dưới nhãn quan toàn cầu – dù bênh hay chống, dù thuận hay nghịch - đều nhìn thấy nơi chiếc ghế không người ngồi đó, có nhân dáng kiên cường, dũng mãnh mà lại vô cùng an lạc của khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình năm 2010: Nhà tranh đấu cho nhân quyền, ông Lưu Hiểu Ba, đang chịu án 11 năm trong nhà tù Trung Quốc vì dám tiếp tục nói những điều mà nhà nước không cho nói!”
Tựa đề cho câu chuyện trên là “Quán ‘Không’ và Chiếc Ghế Trống.” Cách đặt tựa đề như thế quả là tuyệt vời. Một sự kiện liên quan đến vấn đề đấu tranh nhân quyền và bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, bắt bỏ tù 11 năm, với chiếc ghế trống trong lễ trao giải Nobel Hòa Bình vì người được lãnh giải không được phép đến dự, đã được tác giả Huệ Trân nhìn bằng cặp mắt “Quán Không” của trí tuệ Bát Nhã. Đó là trạng thái tâm tỉnh thức trước mọi hoàn cảnh, không để cỏ khô tham, sân, si bị lửa thù hận đốt cháy.
Còn nữa, khi viết về cảm nhận nhìn lại 2 năm sự kiện Bát Nhã tại Lâm Đồng, Việt Nam, tác giả Huệ Trân đã làm cho người đọc thâm hiểu hơn về tinh thần vô úy, từ bi và nhẫn nhục của đạo Phật là thế nào: “Thưa, vì hình ảnh toàn thể gần bốn trăm tăng ni sinh vẫn lặng thinh thiền tọa trước súng đạn, gươm đao của bạo quyền, vì bị rượt đuổi, xô đẩy dã man vẫn bình tĩnh nương nhau đi trong mưa, vì bị đỏ đói, bỏ khát vẫn niệm Quán Thế Âm xin chuyển hóa vô minh cho những kẻ tạo nghiệp … vì biết bao, biết bao thể hiện sự vô úy, từ bi, nhẫn nhục, đã là lời chứng thực xác quyết nhất, về giá trị tối thượng của một giáo pháp có tên gọi là Đạo Phật.”
Viết như vậy là viết bằng cái tâm bồ đề. Mỗi chữ, mỗi câu, mỗi chuyện đều là những hạt bồ đề được xâu kết lại, để cho tác phẩm trở thành một xâu chuỗi bồ đề giá trị vô ngần. Người đọc nhờ đó có được lợi lạc lớn lao, vì khi đọc từng chữ, từng câu, từng chuyện cũng giống như lần từng hạt bồ đề. Đọc mà thật ra cũng đồng nghĩa với thực hành ba phương thức để phát huy trí tuệ giác ngộ thường được gọi là tam tuệ: văn, tư, tu (nghe, suy nghiệm, và thực hành). Được như thế là chân đã bước “trên đường thiên lý” rồi.
Đó chính là ý nghĩa thâm sâu, giá trị và lợi lạc của tác phẩm “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý.”
Một tác phẩm hay và lợi ích như vậy thật không thể thiếu trong tủ sách gia đình để đọc vào những ngày năm cũ Tân Mão sắp qua, năm mới Nhâm Thìn bước tới.
Xin cám ơn tác giả Huệ Trân. Cám ơn một tác phẩm văn học xông ướp bằng hương vị chánh pháp.
Độc giả muốn biết thêm các chi tiết về tác phẩm “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý,” hoặc nhiều tác phẩm đã xuất bản khác của tác giả Huệ Trân xin vui lòng liên lạc về: Nguyễn Quốc Nam, 17130 San Mateo, #B-12, Fountain Valley, CA 92708.
Tel. (714) 873-3703.
Email: nguyen_quocnam@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.