Hôm nay,  

Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn

06/12/201100:00:00(Xem: 13535)

Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn

Để Thắp Một Ngọn Đèn...

nhac_nguyen_dinh_toan_dec_3_2011___1_-large-content: Từ phải sang: cô Kim Ngân, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn ttrao tặng hoa cho ban tổ chức và các ca sĩ.

nhac_nguyen_dinh_toan_dec_3_2011_-large-contentNgồi giữa ảnh là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tóc đã bạc phơ, ngồi chăm chú lắng nghe.

Phan Tấn Hải

Trước giờ trình diễn 5 phút, cửa vào phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt phải đóng lại, vì bên trong đã ngồi và đứng quá đông -- Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn đã khởi sự trong sự mong đợi như thế của khán giả, và rồi đã thành công lớn một cách tất nhiên.

nhac_nguyen_dinh_toan_dec_3_2011___2_-large-contentNhạc hay, lời đầy ý thơ, nhiều giọng ca diễn đạt được những nỗi đau về một Sài Gòn mất mát - và một hình ảnh Nguyễn Đình Toàn trước giờ được biết như một nhà thơ, một người viết truyện ngắn, một người thực hiện chương trình âm nhạc trên đài phtá thanh, một người tù sau 1975... đêm Thứ Bảy 3-12-2011 đã xuất hiện như một nhạc sĩ độc đáo, với những nét nhạc riêng đầy hoài niệm về một thuở bình yên đã mất và một ước mơ sáng tạo tự do.

Như thế, từ những dòng nhạc thơ mộng và đau đớn ghi vội nơi góc nhà tù, được nhẩm vào trí nhớ, và rồi nhiều thập niên sau đã bay lượn khắp thế giới - không một song sắt nhà giam nào còn giam được nhạc Nguyễn Đình Toàn nữa.

Hiện diện trong đêm nhạc có nhiều nhà hoạt động văn học, giáo dục, văn nghệ sĩ... nhưng đặc biệt còn có nhà văn Doãn Quốc Sỹ, người có 6 câu thơ lục bát thâm cảm thời ra tù năm 1980, mà 4 năm sau Nguyễn Đình Toàn ra tù mới gặp lại, cũng có 4 câu thơ thời ra tù -- nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ghép lại thành một ca khúc gồm 10 câu thơ này.

Những ca khúc của Nguyễn Đình Toàn đã được sáng tác trong những cơ duyên như thế, không chủ động trước, y hệt như cây đàn đá giữa núi rừng quê nhà đã kêu lên những tiếng nhạc theo tiếng gió, tiếng mưa, tiếng thời gian, như tiếng thảng thốt của đất trời.

Không chuyên nghiệp, nhưng nhạc của Nguyễn Đình Toàn không gây bất ngờ cho giới văn nghệ sĩ Miền Nam - vì ông đã từng sáng tác nhạc từ trước 1975, tuy lúc đó ông nổi tiếng về các hoạt động nghệ thuật khác.

Theo lời cô Kim Ngân, Viện Việt Học, trong lời giới thiệu đầu chương trình, Nguyễn Đình Toàn đã có hơn 100 ca khúc, và chương trình Chiều Nhạc lần này chỉ hát 19 bài. Cô nói rằng, công trình văn học nghệ thuật 20 năm của Miền Nam đã tiếp nối dòng chính văn học dân tộc, được đóng góp từ rất nhiều người, trong đó Nguyễn Đình Toàn qua nhiều lĩnh vực nghệ thuật đã góp phần xây dựng tích cực, kể cả khi đã ra hải ngoại.

Hai MC của chương trình là anh Bùi Đường và cô Mai Dung nói sơ lược về tiểu sử Nguyễn Đình Toàn, và nói rằng toàn bộ ca khúc đêm Thứ Bảy đều là nhạc Nguyễn Đình Toàn, chỉ trừ 2 ca khúc - Tình Khúc Thứ Nhất và Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi - là nhạc Vũ Thành An với lời thơ Nguyễn Đình Toàn.

Một điểm đặc biệt được tiết lộ (ít nhất là đối với nhiều người) rằng ca khúc “Nước Mắt Cho Sài Gòn” (tên quen thuộc lࠓSài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”) ngay từ khi Nguyễn Đình Toàn còn ở VN đã được phổ biến đi khắp thế giới, và rồi đã bị nhầm lẫn đặt cho tựa đề khác.

Những lời nhạc trong bài thương nhớ Sài Gòn này đã trở thành một phần lịch sử của người tị nạn:

“Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên. Như giòng sông nước quẩn quanh buồn. Như người đi cách mặt xa lòng. Ta hỏi thầm em có nhớ không. Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao. Trong niềm vui tiếng...” (hết trích)

Một điểm bất ngờ là rất nhiều ca sĩ không được quen tên nơi đây, nhưng đã hát rất chuyên nghiệp, rất tuyệt vời. Chắc chắn rằng, đây là nhận xét của hầu hết khán giả. Những ca sĩ hiện diện như Vương Lan, Thanh Vân, Hàn Phúc, Thanh Thúy, Tạ Chương, Ái Phương, Anh Dũng, Mộng Thủy, Quang Thái, Bích Huyền, Khang Huy, Mai Dung, Ngọc Thủy, Khắc Hiền chỉ có vài người được biết nhiều và có xuất hiện trên màn hình TV hoặc trên các chương trình nhạc nơi khác.

Không ai ngờ Viện Việt Học lại có nhiều giọng ca tuyệt vời như thế. Chắc chắn, các lớp Việt học của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, GS Lê Chính Long... hàng tuần không dạy về thanh nhạc. Do vậy, cơ duyên nhạc Nguyễn Đình Toàn xuất hiện với nhiều giọng ca tuyệt vời như thế quả là hiếm hoi, khó tìm.

Khi bước ra cửa, và cả trên đường láí xe về nhà, vẫn lung linh trước mắt tôi là hình ảnh ca sĩ Tạ Chương với chiếc mũ beret và âm vang bên tai tôi là giọng ra rất Hà Nội 1954 của anh. Đó là những hình ảnh và âm thanh như rất lạ với nắng gió Bolsa.

Cũng hiếm hoi nữa, khi nghe các nghệ sĩ trẻ như Khang Huy và Quang Thái kể lại cơ duyên nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn từ thời còn ở VN, nơi bây giờ vẫn còn cấm phổ biến nhạc sĩ nghệ sĩ họ Nguyễn đa tàì naỳ.

Bản “Nước Mắt Cho Sài Gòn” được song ca bởi Khang Huy và Quang Thái, hai người trẻ không có kỷ niệm nào trước 1975 -- với nhạc đệm từ Quốc Vũ đàn dương cầm và Lê Từ Phong đàn Tây Ban Cầm - diễn lại nhạc Nguyễn Đình Toàn với lời như đẫm lệ: “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên, mất từng con phố đổi tên đường, khi hẹn nhau ta lạc lối tìm, ôi tình buồn như đã sống thêm...”

Ca sĩ Quang Thái kể rằng, sau 1975 nghe ba mẹ lén nghe những làn sóng radio từ xa mỗi đêm, và nghe những băng cát-sét với các ca khúc đang bị cấm về một thời Sài Gòn. Quang Thái còn quá trẻ, nhưng biết thắc mắc khi thấy nhiều người biến mất ra hải ngoại và rồi ai cũng muốn rời bỏ quê nhà, và anh đã biết yêu một Sài Gòn cấm kỵ như thế. Khang Huy kể rằng, anh đã thấy đổi tên Sài Gòn ra Thành Phố Hồ Chí Minh lúc nào cũng thấy lạ lạ, nhưng ngay cả bây giờ ở VN, mọi người ai cũng gọi là Sài Gòn.

Đúng vậy, nhà nước CSVN đã không xóa nổi tên Sài Gòn, nơi đã thất thủ và đã trở thành một biểu tượng cho tự do, dân chủ và phú cường.

Cũng nơi đó, Nguyễn Đình Toàn đã viết lên những dòng nhạc tuyệt vời của ông.

Và cũng nơi đó, nền văn học nghệ thuật chân chính đã được gìn giữ, bất kể mọi cấm đoán.

Nguyễn Đình Toàn khi lên sân khấu nhận hoa tặng, đã gửi lời cảm ơn mọi người, và đặc biệt những bạn trẻ trong ban tổ chức, như Hàn Phúc và Jenny Trần, đã giúp thực hiện chương trình -- điều mà ông có một chút áy náy, như ông nói, khi mang tới những dòng nhạc buồn nhiều hơn là vui...

Ông kể, “Sau 1975, nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã nói, chúng ta mất hết, chỉ còn có nhau... Tôi muốn nói, chúng ta không mất hết, vì chúng ta vẫn còn có nhau...”

Chương trình nhạc cũng được khép léo xếp đặt: khởi đầu là ca khúc “Tôi Muốn Nói Với Em,” và chia tay khán giả bằng ca khúc “Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn.”

Cả hai ca khúc này đều song ca bởi Vương Lan và Thanh Vân.

Nơi đó, một nhà văn đi trước, để lại vài lời cho người đi sau về đất nước mình. Và rồi, dặn dò qua ca khúc cuối của Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn, với bài “Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn” những ngôn ngữ thiết tha:

“Hãy thắp cho anh một ngọn đèn. Dù mịt mùng xa xăm. Một ngọn đèn trong đêm mờ ám. Hãy thắp cho anh một ngọn đèn. Dù chẳng còn hơi ấm. Cho lạnh lùng thấm qua lòng anh. Hãy thắp cho anh một ngọn đèn...”

Nhiều khán giả vẫn còn nuối tiếc, chưa muốn về hẳn sau buổi nhạc. Trong đó có hai bạn Nguyễn Quốc Kỳ và Bùi Công Nhượng, khi bước ra nơi đậu xe, giải thích với tôi rằng đó là một đêm Thứ Bảy tuyệt vời, dù họ đã nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn từ lâu rồi, từ thời 1990s...

Tiểu sử Nguyễn Đình Toàn tóm lược ở trang http://www.banvannghe.com/như sau:

“Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà Nội, tị nạn Cộng Sản lần thứ nhất năm 1954; trước 1975 làm việc tại Đài Phát Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài này, trong khi cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ. Năm 1998 ông tị nạn Cộng Sản lần thứ hai, qua Hoa Kỳ và trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt: Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông có thể kể: Chị Em Hải, 1961, tác phẩm đầu tay, nhật báo Tự Do xuất bản, Những Kẻ Đứng Bên Lề, 1964, Con Đường, 1967, Ngày Tháng, 1968, Đêm Hè, 1970, Giờ Ra Chơi, 1970. Không Một Ai, 1971, Thành Phố, 1971, Tro Than, 1972. Năm 1973 Nguyễn Đình Toàn được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) bộ môn truyện, với tác phẩm Áo Mơ Phai. Ông và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Westminster, California.”

Độc giả có thể tim nghe nhiều ca khúc của ông trên www.YouTube.com, chỉ cần gõ nhóm chữ “nhac nguyen dinh toan.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.