Hôm nay,  

Tản mạn văn nghệ: từ Chế Linh đến Mỹ Linh

30/11/201100:00:00(Xem: 10534)

Tản mạn văn nghệ: từ Chế Linh đến Mỹ Linh

buivanphu_20111119_vannghe_h01_khangiangoaihanhlang-large-content: Hơn hai nghìn khán giả đến với “Hát cho tình yêu 8.” (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111119_vannghe_h02_sankhau-large-content: Từ trái: Khánh Hà, MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Thanh Hà, Mỹ Linh, Tuấn Ngọc. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111119_vannghe_h03_mylinh-large-content: Mỹ Linh trong đêm hát ở San Jose 13-11-2011. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111119_vannghe_h04_ngocanhkycd-large-content: Ngọc Anh kí tên trên CD cho người ái mộ. (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

Chế Linh, một giọng ca rất mùi của miền Nam Việt Nam trong thời chiến tranh, vừa có chuyến trở về hát trên quê hương sau 30 năm xa cách.

Nhưng chuyến lưu diễn của anh gặp nhiều trắc trở vì về đến nơi mới vỡ lẽ có chỗ anh được hát, chỗ không. Anh muốn gặp gỡ báo chí để tâm tình cũng bị cấm. Sau hai đêm diễn ở Hà Nội với bầu sô thay đổi, buổi hát ở Sài Gòn bị huỷ vào giờ chót.

Ca sĩ trong và ngoài nước hát cho khán giả ở hai bên bờ Thái Bình Dương bây giờ lẽ ra phải là chuyện thường tình.

Gần hai chục năm trước chuyện này đã gây ồn ào khi Thanh Lan được qua Mỹ hát làm bùng lên làn sóng biểu tình phản đối vì cho rằng đó là kế hoạch tuyên truyền của Hà Nội khiến mấy sô bị huỷ. Cuối cùng cô lên truyền hình rưng rưng rơi lệ và quyết định xin ở lại Mỹ. Thế là Thanh Lan được hoan nghênh. Cũng khoảng thời gian đó Hương Lan về nước hát, trở lại Mỹ phát biểu linh tinh nên cô bị phản đối.

Với quan hệ Mỹ-Việt phát triển, ca sĩ trong ngoài nước đi ra đi vào cũng tăng theo nhịp trao đổi thương mại giữa hai quốc gia.

Nhiều diva Việt Nam đã xuất hiện trên sân khấu hải ngoại trong hơn thập niên qua: Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Quang Dũng, rồi Phương Thanh, Quang Linh, Ngọc Lễ, Phương Thảo, Mỹ Tâm, Đức Tuấn và nhiều giọng ca tầm tầm khác. Qua Mỹ hát, ai nổi hứng muốn ở lại hay muốn có thẻ xanh thì cứ tiến đến hôn nhân. Ca sĩ trong nước kết hôn với Việt kiều Mỹ đã có Lam Trường, Quang Dũng, Thu Phương, Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Thu Hà, Trần Thu Hà. Con thủ tướng còn mê Việt kiều, nói gì ca sĩ.

Ngược lại, nghệ sĩ về Việt Nam hát cũng nhiều: Hương Lan, Phi Nhung, Tuấn Vũ, Giao Linh, Thanh Tuyền, Lệ Thu, Sơn Tuyền, Tuấn Ngọc, Trịnh Nam Sơn, Mạnh Đình, Quang Lê, Ý Lan, Minh Tuyết…Ai muốn ở lại luôn nhà nước cũng giang tay mời đón. Nhạc sĩ Phạm Duy trở về sống tuổi già và đã có chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Nhưng phần lớn gia tài âm nhạc của ông vẫn chưa được mở ra cho hát. Duy Quang, Đức Huy, Ái Vân, Elvis Phương đã mua được nhà với sổ đỏ, sổ hồng trong tay.

Ca sĩ trong nước sang Mỹ hát nay chẳng còn bị biểu tình. Ngoại trừ Mr. Đàm hai năm trước ra vẻ thách đố cộng đồng thì không tránh khỏi. Từ hải ngoại về nay tuy dễ hơn nhưng còn khó khăn về quan điểm và phải đối đầu với một rừng luật, chưa kể lệnh miệng của quan chức nhà nước.

Cuối tháng 10 vừa qua Chế Linh về Hà Nội hát. Giữa tháng 11, San Jose đón Mỹ Linh, Quang Dũng qua tham gia văn nghệ cùng nhiều ca sĩ hải ngoại.

Chương trình “Hát cho tình yêu 8” hôm 13-11 ở Center for the Performing Arts kín khán giả, hơn 2 nghìn. Đông quá làm MC Nguyễn Ngọc Ngạn ngạc nhiên: Kinh tế xuống. Việc làm không có. Nhà chưa bán được. Sao khán giả San Jose đi coi văn nghệ đông thế này?

Tất cả là vì tên tuổi ca sĩ. Người thích Khánh Hà, Ý Lan, kẻ mê Tuấn Ngọc, Nguyên Khang. Có khán giả muốn xem Quang Dũng, Mỹ Linh. Có người thích nghe Ngọc Anh, Diễm Liên, Thanh Hà. Chín danh ca cho một chương trình, cộng thêm MC Nguyễn Ngọc Ngạn nữa là đủ 10 văn nghệ sĩ nổi danh. Khán giả đi đông cũng vì chiều Chủ Nhật. Tổ chức vào thứ Bảy coi chừng ế chỏng vì tiệm neo vẫn mở, lại hay có cưới xin, hội hè đình đám. Giá vé từ 25 đến 150 đô, bằng sô Chế Linh trong nước với giá tương đương từ 500 nghìn đến 3 triệu đồng.

Văn nghệ có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên làm MC thì vui giống như sô ca nhạc hài Saturday Night Live (SNL) trên kênh NBC vào mỗi khuya thứ Bảy.

Hôm nay Kỳ Duyên vắng mặt. Cô bận dẫn chương trình cho sô “Chế Linh: 30 năm hội ngộ” trong nước. Không có Kỳ Duyên bên cạnh, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng chọc cười khán giả tới bến.

Ca sĩ hát hay hay không tùy sở thích khán giả. Tôi chú ý đến giọng ca từ trong nước vì nghe CD nhiều nhưng ít có dịp coi trên sân khấu. Sự kiện ban tổ chức để Quang Dũng, Mỹ Linh xuất hiện vào phần cuối chương trình cho thấy hai giọng ca từ phương xa được nhiều người yêu thích.

Quang Dũng đi đôi với giòng nhạc Diệu Hương. Hôm nay anh chỉ hát “Phiến đá sầu”, ngoài ra là “Mắt biếc” của Ngô Thụy Miên, “Khi người yêu tôi khóc” của Trần Thiện Thanh, “Yêu là chết ở trong lòng một ít” của Phạm Duy thể hiện được làn hơi phong phú qua những bài hát đa dạng, tuy đôi khi kéo dài làn hơn không cần thiết. “Hạ trắng” của Trịnh Công Sơn theo phong cách mới, nhanh và dồn dập có lẽ không hợp với ý nhạc sĩ sáng tác.

Cũng như Mỹ Linh với “Ru ta ngậm ngùi” không được khoan thai mà thường uốn mình, chùn gối lấy hơi “hét” lên. Có lẽ tôi đã quen nghe Khánh Ly trình bày nhạc Trịnh một cách thong dong, thả chữ nhẹ nhàng dù nốt nhạc có cao vời vợi.

Mỹ Linh trong áo dài trắng điểm những đoá sen hồng hát “Lá đổ muôn chiều” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh. “Một mình” của Thanh Tùng là bài tủ với ban nhạc khi đó chỉ còn tiếng dương cầm và vĩ cầm đệm theo nghe thấm từng lời ca.

Theo nhận xét riêng, xuyên suốt chương trình tiếng trống và bass thường quá lớn át hẳn giọng hát. Hay vì một số ca sĩ nay đã yếu giọng nên cần tiếng trống để che đi? MC Nguyễn Ngọc Ngạn có giải thích dí dỏm rằng: “Nhạc thính phòng là nhạc dành cho những người thính tai”. Quả thật ban nhạc quá đông, 8 nhạc công, trổi lên nghe tiếng thùng thùng nhiều hơn, ít khi làm nổi bật tiếng dương cầm của Hoàng Thi Thi hay tiếng vĩ cầm, tiếng sáo và giọng hát là những nét chính của nhạc thính phòng.

Mỹ Linh hát hai bài tiếng Anh. Bài thứ nhất là “One moment in time” mà tháng trước cô đã trình bày trong một chương trình văn nghệ cũng ở San Jose. Hát xong bài này, khi Mỹ Linh sửa soạn một bài nữa cũng của Whitney Houston thì MC Nguyễn Ngọc Ngạn bước ra, đề nghị cô hát “Mùa thu không trở lại” của Phạm Duy có được không? Cô nói vì muốn cám ơn khán giả nên cô hát thêm một ca khúc tiếng Anh của ca sĩ Mỹ nổi tiếng này. Hát song Mỹ Linh phát biểu: “I'm like a bird. I'm free” - Tôi như một con chim. Tôi được tự do.

Nghe Mỹ Linh hát nhạc Whitney Houston tôi thắc mắc không biết có vi phạm tác quyền không? Có thể MC đã nhận ra chuyện này phạm luật nên đã đề nghị cô hát nhạc Việt chăng? Không chỉ nhạc Mỹ, tôi cũng tự hỏi ngay cả đối với nhạc sĩ Việt có ca khúc được hát ở San Jose hôm nay, hay trong bất cứ một chương trình ca nhạc thương mại nào, ban tổ chức có trả tiền tác quyền cho họ không? Ở Mỹ không nên đùa với tác quyền vì có thể bị kiện ra toà.

Trong nước mấy tuần qua cũng ồn ào chuyện tác quyền và sô của Chế Linh bị huỷ. Nhạc sĩ Phó Đức Phương của Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc nói vì chưa trả tiền tác quyền trong sô trước ở Hà Nội, khoảng 90 triệu đồng. Sở Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đưa lí do “chưa phù hợp với tình hình thành phố hiện nay” nên sô bị huỷ.

Chi thu tài chánh, trả thuế, trả tiền bản quyền trước đây còn nói không hiểu, nay đã vào guồng rồi thì người tổ chức dù ở Mỹ hay ở Việt Nam cứ theo luật sở tại mà thực hành. Quyết định về sô Chế Linh “chưa phù hợp” là mơ hồ, như những chuyện nhà nước hay cho là “nhạy cảm”.

Cũng chuyện tác quyền, trong buổi văn nghệ ở San Jose hôm 13-11 người soát vé không cho tôi mang máy chụp hình vào rạp và giải thích đó là yêu cầu của người tổ chức vì chương trình có copyright - bảo vệ tác quyền. Tôi đã phản đối. Trước giờ đi coi văn nghệ ở đây không có chuyện cấm đem máy vào rạp.

Cấm. Nhưng khán giả dùng iPhone chụp hình ca sĩ trên sân khấu. Có người mang cả iPad ra quay. Nếu ban tổ chức muốn cấm thì cần ghi rõ trên tờ quảng cáo, trên vé và áp dụng đồng đều. Sô Vân Sơn đã có lần làm thế. Bầu sô không nên ra lệnh miệng để tuỳ tiện áp dụng. Như kiểu Việt Nam.

© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.