Hôm nay,  

Thời Gian & Con Cái

23/09/201100:00:00(Xem: 4279)
Thời Gian & Con Cái

Đinh Yên Thảo
Khó ai phủ nhận việc giáo dục và chăm sóc con cái ngày nay đã tiêu tốn rất nhiều thời gian của cha mẹ. Từ thời gian đều đặn và bắt buộc như việc đưa đón con đến trường lớp, chăm lo các sinh hoạt hàng ngày, những cuộc hẹn với nha bác sĩ..., cho đến những sinh hoạt riêng tùy gia đình như dạy học, học thêm đàn, múa, vẽ hay thể thao, võ thuật, sinh hoạt mang tính tôn giáo cuối tuần. Tất cả những điều này đã làm các bậc cha mẹ hụt hơi. Nhưng liệu với một lịch trình mang đầy tính trách nhiệm và thiếu vắng niềm vui như vậy, chúng ta đã làm đủ cho các em"
Như một nghịch lý, khi xã hội càng phát triển và tiện nghi hơn, con người xem ra ngày càng thiếu hụt thời gian. Trong thời buổi kinh tế chật vật, thời gian càng trở nên quý hiếm, nó biến sự lo toan của các bậc cha mẹ khi gánh thêm nhiều công việc phụ tiêu tốn thời gian hơn, nhằm tiết kiệm ngân sách gia đình. Với các gia đình gốc Việt, điều này càng rõ rệt. Nhìn vào sinh hoạt và tâm lý của không ít các gia đình hiện nay, bất kể công việc hay nghề nghiệp gì, sự tất bật xem ra như một đặc điểm chung, và thời gian tiêu khiển, vui chơi không nhiều hay không đủ.
Với một số gia đình, việc kiếm tiền trở thành một ưu tiên và cha mẹ quan niệm đó là sự hy sinh và thương yêu dành cho con cái, gia đình. Họ sẵn sàng làm thêm giờ, cuối tuần, ngày lễ, thậm chí bán cả ngày phép, nếu hãng cho phép. Và trong khi không đủ thời gian mà khả năng tài chính không hề thiếu hụt, họ sẵn sàng đa đoan, trở thành một "chuyên gia" của đủ lãnh vực "không chuyên" khác trong đời sống. Họ bỏ qua buổi chơi nhạc của con tại trường để mua gỗ thay hàng rào trong vài cuối tuần. Họ hì hục cả ngày trèo cao, cưa đốn các nhánh cây bị thành phố nhắc nhở thiếu an toàn, trong khi đã hẹn dẫn con đi bơi. Bỏ ra đôi ba tiếng đồng hồ cắt cỏ, làm vườn giữa cái nắng nung đốt thay vì thuê mướn, xem ra cần thiết hơn việc ngồi xem cùng con cái bộ phim mới ra. Hoặc tốt hơn với những bậc phụ huynh khác, là dành thêm một ít thời gian để chỉ dạy con học thêm, đọc sách, giải bài tập.... Học và chỉ có học. Hết mực yêu thương và lo lắng cho con, nhưng ưu tiên của cha mẹ là sinh kế, kỳ vọng đặt nơi con cái là việc học. Đạt được hai điều này, dường như đã đủ cho nhiều gia đình.
Bên cạnh đó, mỗi người cha, người mẹ còn có những sở thích và nhu cầu của riêng mình. Sau một ngày làm, những tất bật của đời sống, mẹ còn có những nhu cầu shopping, mua sắm và cha cũng cần đôi cuộc vui cùng bạn bè để bàn luận thế sự. Con cái nhờ có các "bảo mẫu" là máy game, điện thoại, computer... "take care" giùm.
Dần dà trở thành thói quen, bữa cơm tối trong gia đình không còn ấm cúng thân mật và đầy đủ vì các con mỗi đứa vừa ăn cơm, lại vừa chơi game, mang máy nghe nhạc hay gởi tin nhắn cho bạn bè. Bạn bè trở nên cần thiết cho nhu cầu cần tâm sự của các em. Đến tuổi thiếu niên, mối quan hệ con cái và cha mẹ ngày càng tách biệt, thậm chí xa cách, bạn bè có những ảnh hưởng nhiều hơn cả cha mẹ. Rất phổ biến khi nhiều cha mẹ cho rằng con mình "đang đổi tính" khi né tránh, không còn muốn đi cùng cha mẹ, thường ở biệt lập trong phòng riêng, hay nặng nề hơn là đã tranh cãi với cha mẹ ở tuổi mới lớn. Bên cạnh việc thay đổi tâm lý, đây là một hệ lụy tất nhiên vì thời gian chúng ta dành cho con cái không nhiều để tạo ra một mối quan hệ tín cẩn, để các em tâm sự.

Cộng vào đó, một tâm lý và cái nhìn thực dụng đã ngăn cản những sinh hoạt vui chơi, tiêu khiển trong nhiều gia đình. Các khu vui chơi, giải trí, lễ hội, dường như bóng dáng các gia đình Á Đông xem ra vắng hẳn, không riêng gì các gia đình Việt. Mua một cái vé xem xiếc trị giá bằng dăm ba bộ đồ cho con quả là chuyện phí phạm. Tại sao phải đi nghỉ mát một tuần lễ mà tốn kém bằng tiền mua cả nhiều vật dụng gia đình, chưa kể lại mất thêm tiền vì nghỉ làm. Thay vì đi dự một lễ hội tốn kém tiền vé, đồ ăn thức uống và các trò chơi đắt đỏ, thì mua cái máy game cho con quả lợi hơn nhiều. Tất nhiên những việc này được lý giải với trăm ngàn lý do, mà lý do thật sự là vật chất thì hiển hiện trước mắt, còn niềm vui thì mơ hồ, khó đo đếm. Kết quả là rất nhiều gia đình trong khi nhà cửa khang trang, vật dụng tân thời, xe cộ đắt tiền, áo quần sang trọng, con cái không hề thiếu thốn thứ gì..., lại thiếu vắng thời gian tiêu khiển, giải trí tinh thần và thời gian gia đình dành cho nhau. Khi đặt nặng vật chất lên trên các thú vui tinh thần như vậy, cha mẹ đã "dạy" hay vô tình có những ảnh hưởng trực tiếp đến con cái về những giá trị thực dụng, làm giảm đi sự vui thú trong đời sống khi các em trưởng thành. Mà các nhà tâm lý học lại cho rằng, cách tiêu xài cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc và niềm hứng khởi đời sống của một người hay một gia đình, khi việc mua sắm một vật dụng thật đắt tiền không thể đem lại cảm giác vui vẻ,yêu đời bằng một cuộc đi chơi hay chuyến nghỉ mát đầy đủ cả gia đình.
Với trẻ em, tất cả những việc trên mang ý nghĩa rất nhỏ, khi chưa có những suy nghĩ "người lớn" như vậy. Chưa ý thức được quan niệm "hy sinh" của cha mẹ đồng nghĩa với việc kiếm tiền. Không thực dụng đủ để đánh đổi thú vui tuổi thơ của mình bằng vật chất. Các em vẫn thích chơi đùa có cha mẹ tại khu vui chơi riêng dành cho trẻ nhỏ hơn là buổi sinh nhật của mình với thật đông bạn bè cha mẹ, có rượu ngon và thức ăn ê hề. Một kỳ nghỉ mát, thả diều trên bờ biển sẽ đọng hoài trong ký ức các em hơn hàng chục, hàng trăm bộ đồ đắt tiền đã được cha mẹ mua cho. Một chuyến thăm Disney Land của các em có niềm vui sâu xa hơn sự thấu hiểu về mức độ thoả mãn của cha mẹ khi vừa mua được một vật dụng ưng ý... Lắm khi không cần đến ra ngoài hay phải tốn kém, ngoại trừ một thứ quý báu kể trên là thời gian. Giải với nhau một ô chữ, chơi chung một trò chơi trí tuệ, ngồi cùng nhau xem trọn một bộ phim hay, ra công viên chơi banh, vui đùa bên nhau, đến thư viện cùng chọn vài cuốn sách mỗi tuần, hoặc giả lái xe dăm tiếng cuối tuần đến những trang trại mở cho du khách hái quả mùa thu hoạch, lái xe ngắm đường hoa mùa bluebonnet ..., đều là những việc tạo niềm vui, sự khác lạ cho con cái và cả cha mẹ. Vì điều các em cần là được cha mẹ dành thời gian cho mình, được có cảm giác an toàn, bảo bọc. Được thoả mãn nhu cầu trò chuyện, tâm sự. Được có những niềm vui thật sự trong độ tuổi của mình. Và từ đó, chúng tạo ra sự gần gũi, gắn bó, tin tưởng và kỷ niệm sâu đậm của các em với cha mẹ về lâu dài.
Lời nói luôn dễ hơn việc làm. Tìm ra giải pháp luôn khó hơn nhận diện các thiếu sót. Thay đổi quan niệm và thói quen càng là điều khó thực hiện. Và dù có cố gắng hết sức mình, chúng ta vẫn không bao giờ có thể làm đủ cho các em. Nhưng với lòng yêu thương vô bờ và những mong muốn tốt đẹp nhất dành cho con cái, mỗi chúng ta tự nhắc mình và nhắc nhau rằng, sự yêu thương không chỉ trong tâm tưởng, lời nói mà còn ở cách sống và thời gian dành cho con cái. Sinh kế là quan trọng, tiền bạc cũng quan trọng không kém. Nhưng chúng chỉ là phương tiện và chẳng thể nào thay thế những niềm vui con nhỏ. Chiếc đồng hồ đeo tay của bạn có thể khác với người chung quanh, nhưng mỗi chúng ta đều có 24 tiếng mỗi ngày. Nếu con cái là ưu tiên hàng đầu và đã hết mực yêu thương con cái, tại sao chúng ta không dành thêm ít thời gian cho các em"
Đinh Yên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.