Hôm nay,  

Tưởng Niệm 10 Năm Biến Cố Khủng Bố 9/11

12/09/201100:00:00(Xem: 5243)
Tưởng Niệm 10 Năm Biến Cố Khủng Bố 9/11

st-tuan_1-400-large-contentHình ảnh New York tang thương. (Photo: St. Tuấn)

Bút ký Đặc biệt của Ký giả Saint Tuan
Để tưởng nhớ các nạn nhân 9/11 và ngày tang chung của thế giới tự do sau 10 năm, chúng ta hãy hồi tưởng biến cố khủng bố lịch sử nước Mỹ mà giờ phút đau thương của dân tộc Hoa Kỳ đã điểm vào lúc 8:46 sáng ngày thứ Ba 11-9-2001 ở New York City, từ lúc 2 chiếc phi cơ dân sự, gồm phi vụ AA-11 & UA-175 đâm vào 2 cao ốc 110 tầng World Trade Center 1 & 2 cách nhau 17 phút. Gần 1 giờ đồng hồ sau, lúc 9:37 sáng, chiếc Boeing 757 phi vụ AA-77 lao vào vòng đai E-ring phía Tây của Ngũ Giác Đài, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hải Quân Hoa Kỳ, đã gây tử thương cho 59 hành khách và phi hành đoàn cùng với 125 nhân viên làm việc tại Ngũ Giác Đài. Cùng thời gian đó các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ loan tin rằng, có thêm 1 chiếc Boeing 757 khác, phi vụ UA-93 bị không tặc áp đảo và rớt trong khu rừng hoang ở Shanksville, Pennsylvania (cách Pittsburg 80 dậm về hướng đông nam), vào khoảng 10:06 a.m. và lấy đi 40 sinh mạng.
Trong lúc dân chúng Mỹ và thế giới đang sững sờ theo dõi một sự kiện kinh hoàng diễn ra trước màn ảnh TV, tất cả các hải cảng và phi trường trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ đã lập tức đóng cửa. Thị trường chứng khoán và mậu dịch thế giới phải ngưng hoạt động. Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, Nhà Quốc Hội và các cơ quan chính quyền ở Hoa Thịnh Đốn phải di tản cấp thời. Các chiếc cầu và hệ thống giao thông trong thành phố New York đã bị cô lập hoàn toàn. Một đại cường quốc với nền an ninh vững chắc hàng đầu thế giới đã bị đâm thủng, bị trọng thương, bị sốc nặng…và nằm trong tình trạng lo sợ vô lường. Đây là lần tấn công táo bạo nhất trên lục địa Hoa Kỳ từ sau trận Trân Châu Cảng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Và nền hòa bình của thế giới tự do cũng đã bị lay chuyển từ khi đó.
Nỗi sợ hãi tột bực đã bao trùm thành phố New York khi dân chúng nhận thức rằng các khu thương mai, mậu dịch và tài chánh ở Lower Manhattan đã trở thành một ‘chiến địa’ Ground Zero, nới rộng 16 mẫu đất, bao quanh bởi 10 blocks đường. Khói lửa bụi tro bao phủ khắp khu vực lân cận lan rộng 5 dậm đường, tạo thành 1 lớp thảm dày từ 3 đến 5 inches. Tầm công phá đã làm 20 cao ốc và 2 chiếc cầu đi bộ (nối từ World Trade Center đến World Financial Center) bị sập toàn diện hoặc sập một phần, hay bị thiệt hại nặng nề. Các tòa nhà nói trên gồm WTC 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7; WFC 1, 2, 3, 4; Millennium Hilton, Marriott Hotel, Bankers Trust, Federal Building, One Liberty Plaza, East River Saving Bank, Verizon Telephone Company, U.S. Post Office, St. Nicholas Orthodox Church.
st-tuan_4-400-large-contentSự uy hiếp bất ngờ của bọn hung tặc cuồng tín đã gây khủng hoảng về mặt tâm linh và cảm xúc cho số đông dân chúng Mỹ. Nó đã thật sự làm thay đổi cảm tình và lòng yêu nước của người dân. Nó đã lay động lương tâm nhân loại và cảnh tỉnh sự đoàn kết của thế giới tự do. Tình người bao la đã được thể hiện một cách cao thượng và tuyệt đối vị tha trong những chuổi ngày dài viện trợ và cấp cứu không ngừng tại Ground Zero.
Gần 4 tháng liên tiếp từ ngày xảy ra biến cố đau buồn 9/11, mỗi tuần có trung bình khoảng 20 đám tang tại New York, New Jersey, Connecticut, Maryland và Washington D.C. cho các nạn nhân vô tội. Song song với những lời kinh nguyện và chia buồn gửi đến gia đình các nạn nhân, dân chúng Hoa Kỳ cũng đã khóc thương cho sự mất mát của nền hòa bình và an ninh nước nhà.
Đúng vậy, Hoa Kỳ và thế giới sẽ không bao giờ quên “Mối thù thiên thu 9/11” với bọn hung tặc al-Qaida đã gây tử vong cho 2981 nạn nhân tại New York City thuộc 84 quốc gia. Trong số đó có 343 lính cứu hỏa của NYFD, 27 cảnh sát viên NYPD và Port Authority, 1 viên chức FBI, và 1 nhân viên U.S. Secret Service.
Tình Người Đoàn Kết Vươn Dậy Trong Đau Thương và Nước Mắt
Thật vậy, không một hình ảnh nào có thể diễn tả một cách bao dung cảnh hoang tàn của khu thương mại lừng danh thế giới World Trade Center; cũng không có một ống kính nào có thể thâu được đủ chi tiết đống đổ nát nới rộng 16 mẫu đất. Không một nhân chứng nào có thể thuật lại cảnh tượng kinh hoàng khủng khiếp mà chính họ đã mục kích tại trọng tâm Ground Zero từ giờ phút đầu, và cũng không một ngòi bút nào có thể ghi lại đầy đủ mọi góc cạnh tác hại của thảm nạn khủng bố ngày 11/9/2011.
Sự thiệt hại tài nguyên vật chất ở New York City không so sánh nổi sự mất mát, đau thương, tủi hận của hàng ngàn gia đình nằm trong cảnh ly tan: cha mất con, vợ mất chồng. Hàng trăm nạn nhân sống sót phải trải qua nhiều tháng ngày vô gia cư hoặc tạm trú nơi các nhà người quen trong thời gian đầu.
Hằng ngày thân nhân bạn bè rảo bước trên các vỉa hè, đường phố, đến các bệnh viện và trung tâm đoàn tụ gia đình, hoặc xuống các hầm xe điện subway để tìm kiếm người thân mất tích. Nhưng niềm hy vong mỏng manh của họ bị lu mờ theo ngày tháng. Thảm cảnh trên đã tái diễn ngày đêm tại thành phố New York trong vài tuần lễ đầu như một cuốn phim dài tuyệt vọng không đoạn kết với những cảnh thương tâm thật phũ phàng.
Đúng thế, không một liều thuốc nào có thể xoa dịu nỗi đau triền miên trong thâm tâm gia đình của gần 3,000 nạn nhân vô tội tử oan. Chỉ những người trong cuộc mới cảm thông được sự mất mát lớn lao; mới hiểu được tâm trạng và nỗi buồn thương nhớ; và mới có thể an ủi nhau thật sự để niềm tuyệt vọng được lặng chìm theo thời gian như định mệnh đã được an bài.
New York City, thành phố giàu sang với nguồn tài chánh và nền thương mại đứng hàng đầu thế giới. Thành phố được mệnh danh là “The Big Apple”, từng được ví là thành phố không có trái tim. Người dân thành thị cũng từng được xem là những bộ mặt lạnh lùng, chai lì, không thân thiện, có khả năng sinh tồn trong mọi hoàn cảnh. Nhưng ngay sau biến cố 9/11, những trái tím sắt đá của dân New York bị rung động mạnh và cũng đã thay đổi không ít. Người ta nhận thấy có sự thân thiện, tử tế và quý mến nhau hơn. Họ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa, đáng sống và cần hưởng thụ hơn. Điểm đáng đề cao là tình nhân loại và lòng ái quốc của quần chúng và tinh thần đoàn kết hiệp nhất của dân tộc Hoa Kỳ lên đến cực độ, được biểu lộ bằng những lá quốc kỳ và bài quốc ca khắp nơi trên toàn nước Mỹ.
Hơn một tháng đầu tại New York City, hàng ngàn người đã dấn thân cho công cuộc chung của xã hội để giúp đỡ và nương tựa lẫn nhau trong hoạn nạn (dù là người không quen biết) với một tấm lòng vị tha, xả kỷ, không phân biệt tôn giáo, màu da hay chủng tộc. Vậy có thể nói rằng trong đau thương có hòa giải. Phải chăng cơn ác mộng WTC đã cảnh tỉnh lương tâm nhân loại, nhưng ý chí phục thù cũng đuổi kịp theo sau.
st-tuan_3-400-large-contentTrong những ngày tháng đầu, các sinh hoạt đời sống hằng ngày của dân cư New York đã không còn bình thường như trước đó. Vì vấn đề an ninh lưu thông đã ràng buộc họ vào một phạm vi đề cao cảnh giác và phải tuyệt đối thận trọng trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù sự an ninh tối hậu ở New York City không đâu sánh bằng vào thời điểm đó, nhưng có rất nhiều người đã phải sống trong tình trạng lo âu, sợ hãi một thời gian lâu, vì không biết kẻ thù có ngồi chung cùng ghế xe điện, có đi chung cùng toa xe lửa, hoặc có bay chung cùng chuyến không hành với mình chăng. Tâm tư họ thổ lộ nỗi lo ngại chính đáng, vì không biết chắc kẻ khủng bố có thể là những tay lái taxi, hay tài xế xe buýt, hoặc người tài công xe vận tải mỗi ngày chở hàng vào thành phố.

New York City đã phải trải qua nhiều giai đoạn gian nan thử thách từ lúc bị tấn công khủng bố gây thiệt hại nặng cho khu vực World Trade Center. Ngoài sự xáo trộn làm tê liệt hệ thông lưu thông trong vài ngày đầu, còn làm thiệt hại nguồn tài chánh cơ cấu và làm suy giảm nền kinh tế khá nhiều. Hơn nữa có khoảng 110,000 người bị thất nghiệp tại NYC sau biến cố này, vì các tòa nhà nơi họ từng làm việc bị thiệt hại, phải đóng cửa trong một thời gian dài.
Trong ngày đầu gặp nạn, có hàng trăm xe cứu thương và chữa cháy chạy liên tục trên các đường phố để chuyên chở nạn nhân vào các nhà thương. Hơn 5,300 nạn nhân bị thương được đưa vào chăm sóc tại 5 bệnh viện ở Manhattan và 83 nhà thương khác tại các quận Westchester, Nassau, Suffolk, New York. Trong số đó có 21 nạn nhân bị phỏng lửa trên 80% khắp thân thể, được chữa trị tại Weill-Cornell Burn Center, New York. Có 4 người bị chết tại đây. Và hơn 1,000 nạn nhân khác được chuyển đến 60 bệnh viện ở New Jersey. Ngoài ra khoảng 100 người bị thương nhẹ được các toán y tá lưu động chăm sóc tại chổ, trên lề đường hè phố New York City.
Hàng trăm lính cứu hỏa thuộc những đơn vị cấp cứu đặc biệt đến từ nhiều tiểu bang để tiếp ứng cho các sở cứu lửa địa phương. Họ đã thay phiên nhau làm việc 12 giờ đồng hồ mỗi ngày. Họ là những bàn tay cứng rắn với lòng dạ can trường của xã hội. Mục đích tối hậu của họ là phải cấp thời tìm những người còn hy vọng sống sót trong khu đổ nát khổng lồ. Nhưng sau khi cứu sống 5 người trong ngày thứ Tư, 12 tháng 9, niềm hy vọng đó đã lu mờ vô vọng. Chắc hẳn họ có nhiều tâm sự nghẹn ngào thất vọng chen lẫn trong những tư tưởng phức tạp khó nói. Nhưng họ đã không giấu được sự xúc động được thổ lộ qua hai hàng lệ thấm lớp bụi dày trên khuôn mặt xậm nắng với tâm hồn lặng yên. Vì họ đã chưa từng bước chân đến một bãi chết chóc kinh hoàng, thảm khốc nào như tại “chiến trường” Ground Zero mà họ đã làm chứng nhân cho thời cuộc.
Hơn 800 viên chức điều tra liên bang thuộc các cơ quan FBI, ATF, NTSB, NYPD, và Secret Service hằng ngày phải moi móc tìm kiếm các tang chứng tại phạm trường. Song song với công việc trên, có lẽ họ cũng cố gắng tìm các giải pháp cho vấn nạn “Tại sao lại xảy ra như thế này" Và phải làm gì để đề phòng tai họa tương tự trong tương lai.” Dường như trong suốt cuộc đời ‘binh’ nghiệp, các tay thám tử tài ba này đã chưa từng đương đầu với một thử thách đắng cay, khó khăn nào mà cần đến sự nhẫn nại vô lường để thi hành nhiệm vụ như tại Ground Zero. Vì trước mắt, sau lưng và chung quanh họ có hàng trăm ngàn tang chứng nằm rãi rác khắp nơi trong một phạm vi quá lớn.
Khoảng 1,200 lính Vệ binh Quốc gia (National Guard) được trang bị súng máy đứng canh gác cẩn mật quanh các khu vực cấm, trước những tòa nhà quan trọng, trong các công viên, tại những khu vực giải trí, trên các chiếc cầu và khắp nơi trong thành phố New York. Họ được biệt phái về đây để tăng cường phòng vệ và hổ trợ các sở cảnh sát địa phương.
24 giờ liên tục trong 7 ngày đầu, từng đoàn xe truck xếp hàng tại trung tâm điểm Ground Zero để luân phiên nhau chuyên chở hơn 60,000 tấn gạch, bê tông, cốt sắt, trộn lẫn xác người đến khu vực chứa rác Fresh Kills, rộng 3,000 mẫu vuông ở Staten Island, New York. Sau 2 tuần đầu có hơn 300 phần thi thể được lọc ra tại bãi rác này; được chụp hình, ghi nhận và cất vào tủ lạnh xe truck rồi chở về Trung tâm Khám nghiệm Tử thi ở NYC. Công việc này đã được thực hiện liên tục hơn 9 tháng và đã tìm thấy hàng ngàn phần thi thể khác được lọc ra từ hơn 2 triệu tấn rác lẫn xác người trong khu đổ nát tan thương ở Lower Manhattan.
Nhưng không giai đoạn nào xúc động và thương tâm cho bằng các buổi lễ tưởng niệm và đưa tang cho các anh hùng lính cứu hỏa và cảnh sát viên vì quốc vì dân đã vong thân trong nghề nghiệp. Hằng tuần có từ 10 đến 20 lễ tang được tổ chức long trọng nơi các thánh đường trong thành phố New York và vùng phụ cận vào những ngày thứ Hai, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật. Những giọt mưa thu đã không che giấu được cảnh lệ rơi của các quan khách dự tang lễ ngoài trời.
Sự xót thương cho số người bất hạnh quá cố được thể hiện qua những giòng nước mắt in sâu trên khuôn mặt âu sầu, dường như đã chảy ngược trong con tim đau khổ, rạn nứt của thân nhân các nạn nhân vô tội. Những cập mắt ngay thơ của các trẻ lên năm, tay cầm chiếc nón cứu hỏa và mũ cảnh sát, không lay động trước quan tài cha mình, như đã bị thôi miên bởi một sức mạnh vô hình. Nhưng trong tâm tư chúng chưa phân tích được ai là kẻ thù đã hãm hại cha, dân tộc và quốc gia thân yêu của chúng.
st-tuan_2-400-large-contentTại công trường đoàn kết Union Square Park, trung tâm tưởng niệm các vong linh lớn nhất trong thành phố New York lúc đó, có hàng trăm chai nến được thắp sáng ngày đêm đặt chung với hàng trăm bó hoa tươi muôn sắc, là nơi dừng chân của hàng ngàn khách thập phương đến cầu nguyện và tri ân hằng ngày. Nơi đây đã trở thành một diễn đàn công cộng mà mỗi đêm có nhiều đoàn thể, tổ chức, và cá nhân tụ họp đông đúc để bàn cãi sự đời và chia sẽ tư tưởng & kinh nghiệm chính trị liên quan đến biến cố tan thương 9/11.
Tại các sở cứu hỏa, sở cảnh sát và Port Authority đều được trưng bày bàn thờ tưởng niệm với nến, hoa và di ảnh các nhân viên công lực bị tử nạn tại WTC. Hàng ngàn bích chương tìm người thất lạc được dán trên những bức tường của các bệnh viện Bellevue Hospital, St. Vincent Hospital, NYU Mount Sinai Hospital, Columbia Medical Center, trên các hàng rào bao quanh trung tâm Armory Center, trong các hầm subway ở Times Square, Penn Station và Grand Central. Dưới chân các bức tường này có hàng trăm lá thư chia buồn phân ưu, và hàng trăm đóa hoa và kỷ vật ghi ơn đã khô héo và bạc màu nắng ấm.
Sự thiệt hại nền kinh tế của New York City phải cần đến 40 tỷ đô la để tái thiết và phục hồi trong vài năm tới. Khu đổ nát đã cần một thời gian hơn 9 tháng để dọn dẹp xong, với số tiền chi tiêu 100 triệu mỗi tuần. Tiền thu lợi chính ở NYC nương tựa vào ngành du lịch và kịch nghệ sân khấu Broadway shows. Nhưng đã bị suy giảm 35% trong những năm sau biến cố vì sự do dự bâng khuâng và nỗi lo sợ thiết thực của du khách chưa được trấn an 100%. Nhưng thực ra, New York City được bảo vệ an ninh chặt chẽ nhất Hoa Kỳ hiện nay với một lực lượng hơn 40,000 cảnh sát viên gồm 8,000 viên thám tử.
Dù sao nước Mỹ vẫn phú cường, các nhà đầu tư và các công ty thầu khoán đã và đang tiến hành chương trình tái kiến thiết trung tâm tưởng niệm gồm 2 hồ nước Ground Zero Memorial, 1 bảo tàng viện 9/11 Memorial Museum, và 1 cao ốc Freedom Tower (One World Trade Center) 104 tầng, 1,776 feet, kiên cố và tân tiến hơn ngay trên khu vực đổ nát WTC 10 năm trước đây.
10 năm mau chóng trôi qua, hôm nay chúng ta hãy tưởng nhớ đến các nạn nhân đã hy sinh nằm xuống vì chính nghĩa tự do, để chúng ta được sống còn. Xin một phút mặc niệm cho các vong hồn vô tội đã bỏ mình tại 2 ‘chiến trường’ đông bắc Hoa Kỳ trong ngày tủi hận 9/11/2011.
Saint Tuan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.