Hôm nay,  

Giáo Dục Con Sống Trong Kỷ Luật

16/08/201100:00:00(Xem: 4636)

Giáo Dục Con Sống Trong Kỷ Luật

Trung Nguyễn

(Mạch Sống Media)

Trong bất cứ một cộng đoàn, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng cần phải có kỷ luật hoặc qui định để bảo đảm lợi ích cho các thành viên hay cho chính cộng đoàn, xã hội đó: Ở đâu mà mỗi người được tự do hành động theo ý mình thì sẽ nhanh chóng tạo ra mọi sự hỗn độn và mất trật tự lan tràn (N. Machiavel). Riêng trong lãnh vực gia đình, kỷ luật là một phương pháp giáo dục hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con cái, giúp chúng trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Kỷ luật bao gồm tất cả những vấn đề như hướng dẫn con cái bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp chúng học thông qua những kinh nghiệm vui tươi (Dr. Ross Campbell). Như vậy, giáo dục con cái sống trong kỷ luật là điều hết sức cần thiết và đem lại rất nhiều lợi ích không những cho chúng, cho gia đình mà còn cả đến xã hội nữa.

1. Kỷ Luật Được Xây Dựng Ra Sao"

Mỗi cha mẹ đều có quan điểm riêng về cách giáo dục, rèn luyện con trẻ. Một số người cho rằng: Nên nghiêm khắc với con dù bé chưa đầy một tuổi. Họ lập luận khi bé khóc, không nên vội vàng lao tới vì như thế sẽ làm cho bé sớm biết vòi vĩnh. Nhiều cha mẹ khác lại cho rằng: Thật ngớ ngẩn khi nghiêm khắc với một đứa trẻ sơ sinh vì nếu bạn phớt lờ con khi con khóc, bé sẽ sớm cảm thấy cô đơn. Qua những kết quả nghiên cứu trong thực tế cho thấy:

Các quy tắc nên hình thành từ sớm

Những quy định, nguyên tắc tạo nên nền nếp, thói quen rất tốt cho con cái, vì thế cha mẹ cần thiết lập các quy tắc bắt đầu từ khi con có nhận thức để theo đó mà thực hiện. Hãy cho con trẻ hiểu điều gì chúng được phép và điều gì không được phép làm. Tuy nhiên những quy tắc này phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ với chúng. Như không được phép đi với người lạ, không được tự ý đi đâu, không được nhận tiền và nhận quà của người khác nếu chưa có sự cho phép hay đồng ý của cha mẹ v.v.

Đừng thiết lập quá nhiều quy tắc

Đừng áp đặt quá nhiều luật lệ, qui định cho con vì thế trước khi đưa ra một quy tắc nào thì các bạn tự hỏi: Quy tắc nầy có cần thiết không" Có đơn giản và dễ hiểu không" Thường thì chúng không thể nhớ ngay toàn bộ những quy tắc do bạn đặt ra mà sẽ nhớ dần và nằm lòng khi trải nghiệm trong thực tế

Thống nhất trong việc thực hiện các quy tắc

Khi cha mẹ bỏ qua cho con lần này lần khác hoặc con năn nỉ cha mẹ không trừng phạt thì chúng nghĩ làm sai phạm điều gì đó cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Như vậy tất cả các nỗ lực xây dựng kỷ cương và nguyên tắc của bạn sẽ bị phá vỡ. Hãy để con bạn tự nhận lãnh hậu quả về hành vi của chúng.

2. Kỷ Luật Có Phải Là Hình Phạt Không"

Có phụ huynh cho rằng cần phải phạt con khi chúng phạm lỗi nhưng cũng có phụ huynh cho biết rất thành công trong việc giáo dục con mà không cần phải phạt chúng vì tùy thuộc vào chính các bậc cha mẹ đã được dạy dỗ như thế nào cùng phương pháp dạy dỗ của họ. Thật vậy, kỷ luật không phải là một hình thức trừng phạt, kỷ luật có thể bao gồm hình phạt và nhiều cách khác nữa để uốn nắn hành vi của con trẻ trong một thời gian dài, chứ không phải là một sớm một chiều. Đó là một hệ thống giáo huấn toàn diện dựa trên mối quan hệ tốt đẹp, khen ngợi và hướng dẫn con về cách tự kiểm soát hành vi của mình, biết phân biệt cái gì đúng và cái gì sai và làm cho những đức tính đó trở thành những giá trị bên trong của chúng.

Với một số bậc phụ huynh cho rằng kỷ luật là trừng phạt cùng thiếu phương pháp sư phạm trong việc dạy dỗ con nên thường có hành vi cấm đoán, kiềm chế chúng bằng các hình thức kỷ luật hà khắc. Đặc biệt các hình phạt về thể chất như đánh, bạt tai hoặc lăng mạ bằng lời nói dễ làm cho con trẻ mất can đảm và xấu hổ, thậm chí có thói quen sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Những hình phạt đó có thể đạt kết quả nhanh nhưng về lâu dài có hại hơn có lợi, không phát huy được tính độc lập sáng tạo. Từ đó dẫn chúng đến tâm lý thụ động, chán nản, luôn có xu hướng phá vỡ sự ràng buộc của gia đình và không ít trường hợp đã bị bạn bè xấu lôi kéo vào con đường phạm tội. Vì thế thay vì trừng phạt, bạn nên dạy con biết hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép và lý do tại sao.

3. Kỷ Luật Cần Có Ở Độ Tuổi Nào"

Dù con ở độ tuổi nào, các bậc phụ huynh cũng cần phải có kỷ luật nhất định để hướng dẫn con vào nền nếp ngay từ nhỏ, tuy nhiên cách thức ứng dụng cần được thay đổi và thích hợp với từng độ tuổi của chúng. Một yếu tố quan trọng khác trong việc rèn luyện kỷ luật cho con là giải thích cho chúng hiểu rõ rằng bạn có trách nhiệm phải làm như vậy. Theo kết quả một số nghiên cứu cho biết:

Dưới 2 tuổi

Bé rất táy máy muốn nắm lấy những vật dụng gần mình. Trường hợp bé đã cầm được những thứ có thể gây nguy hại, thì nên bình tĩnh nói “Không được” và bế bé ra chỗ khác và thay thế bằng vật dụng khác hợp lý. Không nên đánh, tát trẻ vì chúng không thể hiểu được mối liên hệ giữa hành động của chúng và sự trừng phạt về thể xác. Điều duy nhất chúng cảm nhận được là cảm giác đau khi bị đánh.

Từ 3 đến 5 tuổi

Bé đã đủ lớn để hiểu mối liên hệ giữa một hành động và hậu quả nó đem lại, vì vậy bạn có thể bắt đầu nói cho con biết các phép tắc trong gia đình. Nói để chúng hiểu làm như thế nào là đúng chứ không chỉ nói việc đó là sai rồi. Như cháu dùng bút chì vẽ lên tường. Hãy giải thích cho cháu biết tại sao không được phép làm và điều gì sẽ xảy ra nếu bé lặp lại hành động trên. Sau đó, khi bức tường đã được sơn sửa lại, hãy nhắc cho cháu nhớ bút chì chỉ được vẽ trên giấy, không được vẽ trên tường. Và bên cạnh việc răn dạy hành động nào sẽ bị phạt, bạn cũng đừng quên khen ngợi những hành động tốt của con. Đừng đánh giá thấp những tác động tích cực của việc khen ngợi.

Từ 6 đến 8 tuổi

Những hình thức phạt như bắt ngồi yên suy nghĩ và chấp nhận kỷ luật vẫn còn phát huy tác dụng ở nhóm tuổi này. Điều quan trọng là trẻ làm không đúng thì phải nhận hình thức kỷ luật như đã giao hẹn trước. Trẻ cần phải tin rằng bạn nói được và sẽ làm được. Đừng đưa ra những biện pháp trừng phạt khi bạn đang bực tức bởi nó sẽ làm giảm tính nghiêm khắc trong hình phạt của bạn. Nhưng nếu những hình phạt quá nghiêm khắc thì chỉ có tác dụng ngược lại.

Từ 9 đến 12 tuổi

Ở độ tuổi này con cái đã trưởng thành và đòi hỏi nhiều quyền tự do, tự trách nhiệm với bản thân. Tốt nhất là dạy cho chúng cách đối phó với những hậu quả do hành vi của bản thân chúng. Ví dụ nếu cháu đang học lớp 5 và vẫn không chịu làm bài tập trước giờ đi ngủ, bạn có nên bắt cháu phải thức để làm bài hoặc thậm chí là giúp chúng" Có thể là không nên bởi bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội dể dạy con bài học quan trọng về cuộc sống. Nếu không làm bài tập đầy đủ thì chắc chắn bị điểm xấu. Cha mẹ bao giờ cũng muốn giúp con không phạm lỗi, nhưng về lâu dài bạn cũng nên để trẻ biết thế nào là thất bại. Trẻ sẽ nhìn ra rằng cách ứng xử không phù hợp sẽ nhận lấy hậu quả và có thể không mắc lại sai lầm này một lần nữa. Nếu con bạn không tự rút ra được kinh nghiệm cho mình, bạn nên thiết lập một cách phạt riêng để giúp chúng tránh sai lầm trên.

Từ 13 tuổi trở lên

Độ tuổi này bạn đã xây dựng một nền tảng nhất định cho con về những quy tắc, luật lệ của mình. Chúng đã nhận biết điều gì nên làm, điều gì đúng và không đúng, tuy nhiên ở lứa tuổi này bạn cũng đừng vì thế mà lơ là. Phải có những quy định cho con trong việc học hành, vui chơi, bạn bè hay trong các mối quan hệ và giải thích tường tận. Chắc chắn sẽ có những phàn nàn, bực dọc của chúng về những luật lệ trên nhưng sau đó dần dần chúng sẽ cảm nhận sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ là điều cần thiết. Và qua đó, chúng cũng nhận hiểu dù cha mẹ có trao thêm quyền tự do và trách nhiệm cho con cái, cha mẹ vẫn cần luôn đặt cho chúng những giới hạn nhất định.

4. Kỷ Luật Được Ứng Dụng Ra Sao"

Nếu kỷ luật được áp dụng quá nghiêm khắc khiến con bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần hay áp dụng quá lỏng lẻo để con tự do phóng túng thì không đúng mục đích. Mục đích của việc áp dụng kỷ luật là để hướng dẫn, chỉ dạy, giúp cho con trẻ hình thành và phát triển nhân cách, biết điều hay lẽ phải, có hướng đi đúng cho cuộc đời. Vì thế, kỷ luật được ứng dụng:

Không phải là để chứng tỏ uy quyền

Trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ đều có cảm nhận chung là bực tức, giận dữ và phản ứng thường là chửi mắng, xỉ vả và có thể đánh đập trước lỗi lầm của con trẻ. Theo một chuyên gia về giáo dục gia đình cho biết mỗi ngày, một người chỉ có nghe 32 từ và câu tích cực nhưng lại đến 432 từ và câu tiêu cực. Chính điều nầy đã đem lại những hậu quả tâm lý không tốt, và không khuyến khích con trẻ phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần phải học cách kiềm chế những cơn giận hay thậm chí đe dọa con trẻ sẽ gây ảnh hưởng xấu trong khi kỷ luật con. Hãy dành thì giờ để lắng nghe những bất đồng, những lý lẽ hoặc ý kiến riêng của con cái rồi sau đó mới phân tích cho chúng hiểu cái gì đúng các gì sai.

Phải thực sự nghiêm minh công bằng

Các bậc cha mẹ cần phải nghiêm minh và công bằng khi áp dụng kỷ luật. Các quy tắc đều áp dụng cho tất cả con cái trong gia đình. Không một ai được miễn trừ hay được giảm nhẹ để chúng hiểu rằng cha mẹ đối xử với các con rất công bằng. Trước khi kỷ luật, hãy cảnh cáo trước. Nếu con vẫn vi phạm thì có biện pháp mạnh mẽ như đã đề ra và báo trước cho con. Học tập từ lỗi lầm là một tiến trình học hỏi, để đạt được điều nầy thì việc trừng phạt phải tương xứng với sai phạm. Nếu con vâng lời thì có khen thưởng đúng mức vì kỷ luật việc “nói dối” thì cũng phải khen thưởng việc “nói thật”.

Trừng phạt vào chính quyền lợi

Khi con trẻ hư mà trừng phạt trẻ về mặt thể chất thì thường không hiệu quả vì việc trừng phạt trẻ về mặt thể chất không dạy trẻ phân biệt đúng sai, không dám trái lời cha mẹ khi họ có mặt nhưng khi họ vắng mặt thì chúng dễ có hành vi hư hơn. Ngoài ra, việc đánh đập trẻ thường làm suy giảm tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Hình phạt hiệu quả nhất là phạt vào ngay quyền lợi của con. Như quy định chỉ được xem tivi đến 7giờ tối, sau đó phải đi học bài, nếu chúng vi phạm sẽ không cho chúng xem tivi trong vòng một tuần.

Khuyến khích, khen ngợi

Cha mẹ cần thiết phải phạt con khi chúng làm sai nhưng cũng biết khuyến khích, khen ngợi khi chúng làm một việc gì đó tốt đẹp. Con cái dù đã lớn khôn cũng rất thích được khen ngợi như được người khác công nhận những thành quả do chúng làm đựơc. Một sự giáo dục toàn là chỉ trích sẽ khiến cho con cái hiểu rằng cha mẹ luôn ghét bỏ chúng và luôn tìm ra những điểm không tốt của chúng mà thôi.

Hãy cư xử theo cách bạn muốn trẻ cư xử

Con trẻ sẽ học hỏi tinh thần kỷ luật từ cha mẹ và phân biệt đúng sai bằng cách nhìn cha mẹ chúng làm. Nếu cha mẹ nói dối, chúng cũng sẽ nói dối. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực trong gia đình, trẻ cũng sẽ sử dụng bạo lực. Nếu phụ huynh không muốn con mình làm những điều này, thì bạn đừng làm gương cho con về những việc đó. Đó là bước đầu tiên. Bạn có thể nói “Hãy làm theo những gì ba nói chứ đừng làm theo những gì ba làm” nhưng khi bạn quay lưng đi, con bạn sẽ làm theo những gì bạn đã làm. Nếu bạn có những thói quen xấu như tính cẩu thả hay thì giờ dây thun, thì đừng mong con của bạn sẽ gọn gàng và đúng giờ. Hành động giá trị hơn lời nói. Bạn muốn con cái có hành vi hay thái độ như thế nào, tốt hơn hết là bạn hãy thực hiện những điều đó trong cuộc sống của mình.

Thể hiện tình thương

Kỷ luật con cái bắt nguồn từ một động cơ tốt đẹp, đó là lòng yêu thương và quan tâm đến chúng chứ không từ sự giận dữ hay hành hạ ngược đãi. Vì vậy khi con trẻ phạm lỗi, cha mẹ cần bình tĩnh làm chủ bản thân, lựa lời giải thích kỹ cho chúng hiểu, rút kinh nghiệm lần sau làm khác đi. Hãy luôn bày tỏ tình yêu thương, khoan dung, quan tâm giúp đỡ con cái phân biệt đúng, sai và biết cách để lần sau làm cho đúng. Nên dành thời gian cho con, lắng nghe để hiểu con cái ngày càng hơn chứ đừng vịn lý do vì quá bận rộn công việc nên không có hoặc có rất ít thì giờ gần gũi con hay không đủ kiên nhẫn để trò chuyện tâm tình với con. Khi con cái cảm nhận được tình thương chân thật của cha mẹ đối với mình, chúng sẽ dễ dàng đón nhận sự dạy dỗ của cha mẹ mà không tỏ thái độ chống đối, cản trở hay cay đắng trước sự hướng dẫn của cha mẹ. Thực tế cho thấy những em có tính kỷ luật tốt là những em được lớn lên trong một gia đình đầy yêu thương, được yêu thương và học cách yêu thương.

Thống nhất khi áp dụng kỷ luật

Sự mâu thuẫn trong thi hành kỷ luật là do một bên dễ dãi trong khi bên kia lại khắt khe, độc tài. Phần lớn trong gia đình, người mẹ thường có khuynh hướng nuông chiều con còn người cha nghiêm khắc, nặng về kỷ luật. Dĩ nhiên không phải lúc nào cha mẹ cũng đồng thuận trong các phương cách kỷ luật nhưng không nên để cho con nhìn biết cha mẹ có mâu thuẫn. Hãy bàn luận kín đáo về việc xác định hành vi của con, đồng thuận là con sai trái, phạm lỗi như thế nào và thống nhất cách kỷ luật. Trường hợp không đồng ý với nhau, không nhắm vào cá nhân để chỉ trích như: “Ông quá độc tài, lúc nào cũng bắt cả nhà theo ý ông” hay “Bà chỉ lớn tiếng bênh vực con gây cho nó hư hỏng thêm” mà nhắm vào việc trình bày quan điểm của mình: “Tôi đã giải thích với con nhưng nó vẫn chơi games nhiều hơn số giờ qui định. Điều nầy không đúng, cần trừng phạt.” Cả cha lẫn mẹ làm việc như team-work để đạt mục tiêu chung là ủng hộ, khuyến khích nhau để giáo dục con cái nên người.

Tóm lại, gia đình là một tế bào của xã hội và cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con cái, vì vậy, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sống trong kỷ luật là trách nhiệm của tất cả các bậc cha mẹ. Đó là những việc hết sức cần thiết và đem lại rất nhiều lợi ích không những cho con cái, cho gia đình mà còn cả đến cho cộng đồng, xã hội nữa. Sau thảm họa kép kinh hoàng ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản vừa qua, nhiều người trên thế giới đã phải xúc động khi chứng kiến em bé 9 tuổi người Nhật, co ro đứng xếp hàng gần cuối để lãnh lương thực. Anh cảnh sát người Nhật gốc Việt đến khoác chiếc áo ấm và đưa phần thực phẩm khô của anh cho em. Em vòng tay cúi đầu cám ơn rồi đến quầy phát thực phẩm đặt phần thức ăn vừa nhận được lên quầy. Anh Cảnh Sát ngạc nhiên hỏi thì em trả lời: "Vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.” Hành động của em nhỏ nầy, không thể có được ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình giáo dục lâu dài để trở thành văn hóa ứng xử trong cộng đồng.

Mong rằng những điều góp nhặt trên đây là một dịp tiện giúp cho các bậc cha mẹ nhớ lại hay đã thực hiện còn thiếu sót trong việc giáo dục con sống trong kỷ luật. Còn nếu phụ huynh nào đã thực hiện tốt thì xin chia sẻ lại những kinh nghiệm đầy quý báu đó để cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng có thêm những người con ngoan hiền, có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Và đó cũng là hạn chế số lượng con trẻ hư hỏng dưới nhiều hình thức như sống vô kỷ luật, bỏ nhà đi hoang, phạm tội hình sự vì các em sinh ra và lớn lên trong điều kiện thiếu sự quan tâm cùng phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức trong từng lứa tuổi của con.

(Nguồn: Mạch Sống, http://www.machsong.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.