Hôm nay,  

Việc tìm người, người tìm việc

04/06/201100:00:00(Xem: 5863)

Việc tìm người, người tìm việc

Bài viết để dành riêng cho các bạn cao niên

Đòan Thanh Liêm

Người Việt nam chúng ta vào năm 2011 lúc này đã lên tới con số trên 90 triệu người, nếu kể cả số trên 3.5 triệu người ở hải ngọai. Trong số này, thì giới cao niên tính từ tuổi 60 trở lên, cũng phải đến khỏang trên dưới 20 triệu người. Vì là một người đã ở vào cái tuổi "thất thập cổ lai hy " với cuộc đời ba chìm bảy nổi cũng nhiều rồi, nên tôi xin được chia sẻ với các bạn cao niên một số kinh nghiệm và suy nghĩ của mình.

Trước hết, là chuyện các bạn đã ở vào cái tuổi cao niên này, thì hầu hết không còn phải quá bận tâm lo lắng gì về sinh kế nữa, các bạn khỏi phải đối phó với cái chuyện " cơm áo gạo tiền " cho bản thân cũng như cho gia đình nữa rồi. Cụ Nguyễn Công Trứ xưa kia đã từng phát biểu rất rõ ràng về cái chuyện thóat khỏi cái nợ này đối với cuộc đời, cụ thể như câu: "Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo ". Và cứ như thế, chúng ta có thể yên tâm để mà vui hưởng cái thú an nhàn, đó là cái quyền chúng ta được tự do " sống theo sở thích riêng tư của chính mình", khỏi cần phải lo chạy vạy bươn chải như lúc còn ở vào cái thời trai trẻ nữa.

Tôi rất tâm đắc với lời khuyên trong bài thơ "Desiderata" nổi tiếng tại nước Mỹ vào cuối thập niên 1960 gần đây, câu đó nguyên văn chỉ có 4 chữ như sau : "Be gentle with yourself " (Bạn hãy nhỏ nhẹ lịch sự với chính mình). Quả thật vậy, nếu ta không nương nhẹ, lịch sự với chính bản thân mình, thì ai mới là người lo lắng chăm sóc chu đáo cho ta đây" Về phương diện thể chất, con người chúng ta đều không thóat được cái quá trình lão hóa, như người xưa đã từng phát biểu thật ngắn gọn qua các giai đọan : "Sinh - Lão - Bệnh - Tử". Ở tuổi cao niên, chúng ta đều mắc phải bệnh này, tật nọ khiến cho cơ thể mỗi ngày một sa sút yếu kém đi. Ta không còn ăn ngon, không còn ngủ yên như ở vào cái thời thanh niên trai trẻ nữa. Nhưng bù lại, ta lại có đời sống tình cảm và tinh thần chín chắn phong phú hơn, có thái độ bình thản, quân bình hơn trước những xáo trộn bất ngờ của thời cuộc, trước những sự xảo trá phũ phàng của nhân thế.

Từ ít lâu nay, phong trào tập thể dục dưỡng sinh, luyện tập thiền định đã phát triển rất mạnh mẽ, lôi cuốn được số đông người tham gia. Nhờ vậy, mà giới cao niên có thêm được điều kiện thuận lợi để làm tăng thêm phẩm chất cho cuộc sống của mình (quality of life). Với sự phát triển về kinh tế và sự tiến bộ về y học, tuổi thọ của con người mỗi ngày một cao hơn, với đời sống thêm nhiều tiện nghi thỏai mái. Đây rõ rệt là một điều thật tốt đẹp, đặc biệt cho lớp người lớn tuổi chúng ta vậy.

Vấn đề tôi muốn trình bày tiếp theo ở đây, đó chính là việc chúng ta phải làm sao thực hiện được cái khẩu hiệu "Sống lâu và sống có ích". Bí quyết để sống lâu cỡ 80 - 90 tuổi, thì nhiều người trong chúng ta đều đã nắm bắt được, và áp dụng không mấy khó khăn trong điều kiện sinh họat bình thường ở xã hội các quốc gia tân tiến ngày nay vào thế kỷ XXI. Như vậy, thiết nghĩ ta khỏi cần phải dài dòng bàn luận về khía cạnh này nữa. Vì thế, chỉ còn lại vấn đề là " Làm sao cho cuộc sống của mỗi người chúng ta thật sự có ích lợi cho bản thân mình, cũng như cho gia đình và cho cả nhân quần xã hội nữa " " Đó là lý do ngày nay, người ta hay trao đổi thảo luận với nhau về chuyện phải làm cách nào để mà thực hiện cho được " một cuộc sống có ý nghĩa " (a meaningful life). Ta sẽ bàn thảo về mục này với các chi tiết sau đây :

1 - Rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta ngày trước.

* Vun đắp cho dòng tộc - Sau khi xây dựng vững chắc cho gia đình riêng của mình, với lũ con đã trưởng thành chững chạc và tự lập được rồi, thì các cụ xưa lại mở rộng sự quan tâm và chăm sóc cho cả dòng tộc của mình gồm nhiều gia đình có cùng chung một nguồn gốc huyết thống. Như dân gian thường nói: " Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tức là bà con dù là họ hàng đã xa mấy đời rồi, thì vẫn còn phải gắn bó liên kết với nhau, hơn là đối với "người dưng nước lã" mà không có liên hệ thân tộc gì với mình.

Việc này trong xã hội chuyên về nông nghiệp với làng xã được quây khu bao bọc bởi lũy tre xanh thời xưa, thì thật là dễ dàng thuận lợi. Nhưng ngày nay, với tình hình kinh tế phát triển và đô thị hóa phổ cập, thì ngay con cháu trong cùng một đơn vị gia đình cũng phải sinh sống phân tán lang bạt khắp nơi, nói gì đến bà con họ mạc trong thân tộc. Tuy vậy, với phương tiện thông tin dễ dàng như điện thọai và nhất là với internet, thì ta vẫn có thể liên lạc giao tiếp với nhau một cách dễ dàng mau lẹ kịp thời, dù là khỏang cách địa lý có xa xôi trở ngại đến mấy đi nữa.

Tôi chủ trương rằng ta không nên bắt chước theo người Âu Mỹ vốn quá thiên về lối sống cá nhân ích kỷ hẹp hòi, mà xem nhẹ tình cảm thân thương gắn bó trong cùng một dòng tộc, dù đó là anh chị em bà con gần gũi vài ba đời, như là lọai " second, third cousin " v.v Lại nữa, các gia đình sinh sống tại Mỹ thì thường có căn nhà rộng rãi, nên đều có thể tổ chức những buổi Họp Mặt Thân Tộc với sự tham dự của 50 - 100 người một cách dễ dàng. Những cuộc gặp gỡ này chính là các dịp làm hâm nóng lại cái tình nghĩa sâu đậm trong dòng họ, tạo cơ hội cho lớp con lớp cháu gần gũi thân mật gắn bó với nhau và cùng biết đến công lao khó nhọc vất vả của tổ tiên trong việc vun đắp xây dựng cho dòng tộc. Và từ đó mà các cháu sẽ tìm cách thể hiện được tấm lòng biết ơn đối với ông bà, như dân gian vẫn thường nói : "Uống nước nhớ nguồn".

** Viếng thăm bằng hữu tại gia ( Home visit = Vãng gia ) - Các cụ xưa thường lui tới nhà nhau và ở lại chơi ở đó cả tuần, cả tháng. Các cụ thỏai mái chuyện trò trao đổi với nhau về đủ mọi đề tài, nhất là uống rượu, nhấp trà, ngâm thơ bình văn, rồi luận bàn chuyện thời thế với các bạn hữu tại địa phương.

Nhớ cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến có bài thơ tặng bạn với giọng văn thật là trào phúng ngộ nghĩnh, mô tả cảnh nhà cửa vườn tược đơn sơ eo hẹp, nhưng vẫn sẵn sàng tiếp đón khách đến chơi nhà qua câu kết thật là tự nhiên đằm thắm: "bác đến chơi đây, ta với ta". Ngày nay, chúng ta ở nước ngòai lại càng có điều kiện thuận lợi để tiếp đãi bạn bè từ bốn phương đến thăm viếng chuyện trò, tỏ bày tâm sự. Nhất là với phương tiện chuyên chở vừa mau lẹ, vừa tiện nghi thỏai mái, ta càng dễ thực hiện những chuyến đi xa, kể cả tới các châu lục khác để chia sẻ cái niềm vui thú hội ngộ với bằng hữu thân thương.

Người xưa vẫn hay nói : "Có bạn từ phương xa tới, đó chẳng phải là niềm vui thú sao" " (dịch từ nguyên văn chữ Hán : Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ") Bản thân tôi, trong mười năm gần đây, thì tôi đã đi hết vài chục vòng khắp lục địa nước Mỹ để thăm viếng gặp gỡ với bà con, bạn bè, kể cả với các bạn người Mỹ. Đi tới đâu, tôi cũng nhận được sự tiếp đón thật ân cần quý trọng của các bạn, và tôi đã viết nhiều bài ký sự về các chuyến đi đày thú vị với nhiều kỷ niệm đẹp đẽ hứng khởi này.

2 - Tận dụng những thuận lợi trong thời đại Internet ngày nay.

Xã hội văn minh vào thế kỷ XXI ngày nay hiện cung ứng cho chúng ta rất nhiều điều kiện thuận lợi tiện nghi để thi thố sáng kiến của mỗi người. Cụ thể như việc thông tin trao đổi với nhau trên mạng lưới thông tin tòan cầu internet, nhờ đó mà ta có thể liên lạc chuyện trò thường xuyên với nhau một cách thật dễ dàng mau lẹ thỏai mái, không hề gây phiền hà với ai, mà lại gần như cũng không tốn phí gì cả. Và cũng nhờ internet, mà chúng ta có thể truy cập được nhiều thông tin, kiến thức cập nhật với tình hình phát triển cao độ trong thế giới văn minh hiện đại, hầu giúp ta thích nghi với lối sống tiến bộ ngày nay.

Nhờ sử dụng internet mà năng suất lao động của ta mỗi ngày càng tăng lên cao, giúp ta không phải tốn công sức nặng nhọc về thể xác là bao nhiêu, mà vẫn đạt được nhiều thành quả diệu kỳ của sức sáng tạo và của sự kết hợp hành động chung với nhiều bạn hữu khác sinh sống biệt lập cách xa chúng ta cả nửa vòng trái đất, hay ở tại các châu lục xa xôi. Như cổ nhân xưa kia từng nói : "Mạnh thì dùng sức, yếu thì dùng chước", người lớn tuổi sức khỏe yếu kém rồi, thì cần phải tìm ra những phương thức hành động nhẹ nhàng nhàn tản, mà vẫn đạt được kết quả tốt đẹp mong muốn. Vì thế, ta cần phải tìm cách tận dụng những tiến bộ về nhiều mặt ngày nay, hầu có thể tổ chức lề lối sinh họat cũng như hành động thường ngày của ta sao cho gọn gàng, êm thắm mà vẫn đạt được năng suất tối ưu.

3 - Hạn chế họat động trong phạm vi yểm trợ mà thôi.

Người lớn tuổi chúng ta thường có nhiều kinh nghiệm từng trải, nên có thể giúp ích rất tốt cho lớp người trẻ vốn năng nổ hăng hái nhiệt tình. Vì thế cách thức tốt nhất là chúng ta nên hạn chế vai trò của mình để chỉ nên họat động chừng mực trong lãnh vực "yểm trợ" (supporting role) cho các dự án do giới con cháu mình chủ yếu đảm trách thực hiện. Cũng như ta không còn sức lực để theo đuổi những công trình có quy mô trường kỳ vốn đòi hỏi sự năng nổ tháo vát và kiên trì chịu đựng, mà chỉ có lớp người trẻ mới có thể ra tay cáng đáng được. Như vậy, ta phải biết khiêm tốn ẩn khuất hơn, để nhường bước cho thế hệ trẻ họ xông pha khai phá trận địa mới rộng rãi bao la hơn.

Có thể nói vai trò của chúng ta cũng giống như việc ông bà chăm sóc phụ giúp cho cha mẹ của lũ cháu nội cháu ngọai, mà người Mỹ gọi là "babysitting", vào những lúc con cái chúng ta bận rộn, nên phải cậy nhờ đến ông bà giúp đỡ một tay. Thì các dự án do lớp người trẻ đề ra, đó là trách nhiệm chính yếu của họ, chứ lớp người cao niên chúng ta chỉ đóng vai trò trợ lực phụ giúp phần nào mà thôi, ta không nên quá nóng sốt để mà bao biện làm hết mọi chuyện thay thế cho họ được.

Mà nói là công việc chỉ có tính cách phụ giúp yểm trợ, thế nhưng xem ra cũng khá bận rộn đấy. Cụ thể như bản thân tôi, thì lúc nào tôi cũng được nhiều đoàn thể, tổ chức hiệp hội trao phó cho việc này chuyện nọ để mà làm hòai hòai, chẳng mấy khi rảnh rỗi đâu. Tuy vậy, vì chỉ đóng vai trò phụ lực, nên tôi không phải lo lắng đối phó đến nỗi phải bứt rứt, căng thẳng thần kinh (stressed) như lúc mình phải đóng vai trò chủ chốt để điều hành công việc.

Như nhan đề của bài viết " Việc tìm người - Người tìm việc" có thể gợi ra, tôi muốn nói là giới cao niên chúng ta vẫn có nhiều việc để làm, khiến cho cuộc sống tuy luôn bận rộn, nhưng lại rất có ý nghĩa cao đẹp, phong phú viên mãn, vì nó đem lại những lợi ích cụ thể tích cực cho bản thân mỗi người chúng ta, cũng như cho tòan thể nhân quần xã hội. Miễn là chúng ta luôn giữ được cái thái độ thanh thản, bình tĩnh với vai trò khiêm tốn là chỉ phụ lực yểm trợ cho thế hệ trẻ mới là nòng cốt của việc xây dựng và điều hành xã hội hiện nay mà thôi./

California, Thượng tuần tháng Sáu 2011

Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.