Hôm nay,  

17.2.1979–17.2.2011: Các Nghĩa Trang Bộ Đội Hương Khói Vắng Tanh!

18/02/201100:00:00(Xem: 6029)
17.2.1979–17.2.2011: Các Nghĩa Trang Bộ Đội Hương Khói Vắng Tanh!

Âu Dương Thệ
Lãnh đạo im thin thít, nhưng để Nguyễn Chí Vịnh phân trần với Bắc kinh!
Hôm nay là ngày kỉ niệm 32 năm chiến tranh biên giới Việt-Hoa do Đặng Tiều Bình phát động để “dạy VN bài học“. Ngày 17.2.1979 Bắc kinh đã đưa 20 sư đoàn sang đánh chiếm nhiều tỉnh ở sát biên giới Trung quốc và đã giết hại mấy chục ngàn binh sĩ và thường dân VN. Như vậy đúng ra xét về quyền cũng như trách nhiệm thì những người cầm đầu Nhà nước phải đứng ra tổ chức lễ kỉ niệm những bộ đội và thường dân đã bị quân xâm lược phương Bắc giết hại và cử các đại diện tới thăm viếng nghĩa trang, mồ mả của những người đã hi sinh vì Tổ quốc. Lễ kỉ niệm như vậy không phải là khơi dậy hận thù giữa hai dân tộc láng giềng, nhưng là để tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của chế độ CS Trung quốc, đồng thời cũng là để thức tỉnh nhân dân VN trước các chính sách gây hấn và lấn chiếm hiện nay của bá quyền Bắc kinh!
Nhưng thật là vô cùng ngạc nhiên, hôm nay cũng như các ngày vừa qua, từ tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không có một lời tuyên bố nào về biến cố lịch sử cận đại này. Các tờ báo chính thức của chế độ toàn trị như tờ Nhân dân, Cộng sản, Chính phủ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không đăng một dòng tin nào về ngày kỉ niệm này. Dĩ nhiên các tờ báo “đi bên lề phải“ cũng phải câm nín! Trong khi đó báo chí của chế độ lại dành những phần rộng rãi tường thuật các cuộc chẩy hội của các quan lớn với xe xịn và dân chúng chen lấn, giẫm đạp đến ngất xỉu để “xin ấn cầu danh“ ở các đền nhân ngày 15 tháng giêng âm lịch. Trong số này thấy có cả Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Nhưng trong các ngày qua nhiều Blog điện tử độc lập ở trong nước đã can đảm viết bài và đưa tin rất trân trọng về ngày lịch sử 17.2.1979!
Giữa khi không dám nhắc tới cuộc chiến tranh xâm lược của phương Bắc, nhóm cầm đầu cũng không dám tổ chức kỉ niệm và thăm viếng mồ mả, nghĩa trang các chiến sĩ và thường dân đã bị giết hại; nhưng cho tới nay năm nào họ cũng đứng ra tổ chức long trọng cấp Nhà nước kỉ niệm ngày 30.4.1975. Mặc dầu các đơn vị quân đội Mĩ đã rút khỏi miền Nam không lâu sau Hiệp định Paris 27.1.1973. Cho nên nói đúng ra, vào giai đoạn chót của cuộc chiến VN là một cuộc nội chiến. Như chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhìn nhận, người Việt ở miền Bắc cũng như người Việt ở miền Nam đều nặng lòng yêu nước theo cách của họ!
Hàng năm cố tình tổ chức long trọng ngày 30.4 kết thúc một cuộc nội chiến thì rõ ràng là những người cầm đầu chế độ toàn trị chỉ nhằm khơi dậy hận thù và gây tức tưởi giữa các thành phần dân tộc VN, trái với mục tiêu đoàn kết và hướng tới tương lai giữa người Việt với nhau! Nhưng giữa lúc đó thì chính những người cầm đầu này lại im lặng làm như không có ngày 17.2. 1979! Không cho cả bộ đội và thân nhân được tổ chức kỉ niệm, thăm viếng mồ mả những người đã bị quân đội xâm lược phương Bắc giết hại! Thái độ cực kì mâu thuẫn này đối với hai sự kiện lịch sử quan trọng cận đại của VN không phải do sự mất trí nhớ của nhóm cầm đầu, mà phải thấy đây là lòng dạ tính toán hơn thiệt của họ. Nếu xét về mặt tiêu chuẩn đặt giá trị về việc, ai có thể giúp họ ngồi vững trên các ghế cao hiện nay, thì những người cầm đầu chế độ toàn trị đặt rất cao vai trò của Bắc kinh và đặt rất thấp vai trò của nhân dân VN!
Giữa lúc những người cầm đầu mới (cũ) của chế độ toàn trị giữ thái độ ngậm miệng như thế thì ngày 16.2 tờ Quân đội nhân dân lại cho phổ biến bài phỏng vấn dài của tân Ủy viên Trung ương đảng đồng thời là Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh với tựa đề “Việt Nam chưa chủ trương tham gia các cuộc tập trận quốc tế“. Cuộc phỏng vấn được chọn lựa đúng vào thời điểm kỉ niệm 32 năm cuộc chiến xâm lược của Trung quốc, nhưng cũng như thượng cấp, ông Vịnh cũng biết tiết kiệm không có một lời hay một chữ nào nhớ tới đồng đội và đồng bào đã bị hi sinh! Trái lại, khi trả lời câu hỏi (đã được mớm cho nhà báo) tại sao đã có tin của báo chí bên ngoài nói rằng, VN sẽ tham gia cuộc tập trận “Hổ mang vàng“ do các đơn vị quân đội Thái lan và Hoa kì tổ chức ở Thái lan vào đầu tháng 2" Tướng Vịnh đã trả lời:
“Việt Nam đã tham dự các cuộc tập trận "Hổ mang vàng" với tư cách Quan sát viên từ năm 2003. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào điều kiện của mình cũng như tùy thuộc vào tính chất hay nội dung của cuộc tập trận, có năm Việt Nam tham dự, có năm không. Mục đích tham dự của Việt Nam là để xem các nước thực hiện tập trận như thế nào.

Năm nay, Việt Nam không cử người tham gia cuộc tập trận kể cả ở mức độ Quan sát viên. Thông tin về Việt Nam cử người tham gia lập kế hoạch tác chiến là sai lệch, không rõ nguồn tin xuất phát từ đâu. Thông tin sai lệch này có thể làm cho dư luận hiểu sai chủ trương của Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.“
Phần trả lời của Nguyễn Chí Vịnh khiến các quan sát viên lưu ý ba việc. Thứ nhất, sự giải thích có tính cách phân trần để tránh “dư luận hiểu sai“ như thế này là nhắm vào đối tượng nào" Với Washington hay với Bắc kinh" Chắc chắn là không phải nói với Washington mà ở đây đúng là tìm cách phân trần với anh cả Bắc kinh. Vì từ hè 2010 Bắc kinh đã rất khó chịu trước việc Ngoại trưởng Mĩ, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ và nhiều phái đoàn cao cấp của Hoa kì đã có mặt ở VN và tuyên bố ủng hộ quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông. Trong những tuần lễ gần đây Bắc kinh còn cảnh cáo Hà nội gián tiếp là, đi với Washington là chống Bắc kinh. Hà nội phải chọn lựa dứt khoát!
Vì thế, ngay sau khi hãng thông tấn Nhật Kyodo loan tin về việc năm nay VN còn cử cả sĩ quan tham gia việc lên kế hoạch tập trận cùng 9 nước khác thì Bộ quốc phòng chế độ CSVN đã phải vội vã lên tiếng cải chính ngay về việc này vào ngày 9.2. Nhưng đối với Bắc kinh, đính chính sơ sài như tthế không được. Vì vậy nhóm cầm đầu Hà nội đã phải để cho Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vính công khai đính đính! Nếu ai theo dõi tình hình nội bộ nhóm cầm đầu mới của Đảng cộng sản VN thì sẽ thấy, trong thời gian qua Tướng Nguyễn Chí Vịnh không chỉ tuyên bố những vấn đề chính về an ninh quốc phòng và ngoại giao vào nhiều dịp quan trọng và được theo dõi đặc biệt của dư luận quốc tế, khiến người ta có cảm tưởng là Nguyễn Chí Vịnh mới chính là người có quyền thực sự trong Bộ quốc phòng, còn Tướng Phùng Quang Thanh chỉ đứng làm vì mà thôi. Việc ông Vịnh nhẩy cả được vào Trung ương đảng tại Đại hội 11 vào giữa tháng giêng vừa qua, mặc dầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp -một đại thần cuối cùng còn sống- và nhiều tướng lãnh đã về hưu hay còn tại chức đã công khai chống tướng Vịnh, lại càng biện minh cho giả thuyết này!
Tuyên bố trên của Nguyễn Chí Vịnh còn nêu ra điểm thứ hai cũng rất đáng chú ý: Tại sao ông đã phải nhấn mạnh trong câu cuối “Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.“" Theo dõi tình hình bang giao giữa hai chế độ toàn trị Bắc kinh và Hà nội sẽ thấy, sự lệ thuộc của Hà nội đối với Bắc kinh không chỉ giới hạn trong lãnh vực ý thức hệ theo phương trâm “nếu Bắc kinh trụ được thì Hà nội cũng trụ được“, trong các năm gần đây sự lệ thuộc đang mở rộng cả trong lãnh vực kinh tế và thương mại. Trung quốc đã trở thành nước cung cấp hàng lớn nhất cho VN. Điều cực kì nguy hiểm nữa là, mức nhập siêu của VN với Trung quốc ngày càng cao. Theo tin của chính Hà nội thì trong năm qua đã lên tới trên 12 tỉ USD. Trong khi ấy số ngoại tệ dự trữ của VN chỉ còn khoảng 10 tỉ USD. Như vậy trọc phú Bắc kinh đã trở thành chủ nợ lớn nhất của VN! Ai cũng biết, ngay cả với siêu cường Mĩ từ khi trở thành con nợ của Bắc kinh thì Bắc kinh cũng đã từng đưa ra các yêu sách cao có lợi cho chủ nợ. Vì thế người ta có thể nhận ra được những áp lực và yêu sách mà Bắc kinh đang đặt ra cho Hà nội mạnh như thế nào, nhất là đối với nhóm cầm đầu vừa mới được cử ra trong Đại hội 11.
Cụm từ “trong thời điểm hiện nay” mà Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh trong bài phỏng vấn ngày 16.2 còn có hàm ý quan trọng khác nữa. Hiên nay tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị ráo riết chuyến thăm ra mắt tại Bắc kinh. Vì chỉ một ngày sau khi được bầu làm Tổng bí thư, ông Trọng đã phải tiếp Trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sản Trung quốc Vương Gia Thụy, đặc phái viên của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào để nhận lời “mời“ sang thăm Trung quốc càng sớm càng tốt. Như vậy thì Nguyễn Phú Trọng phải tạo một không khí thích hợp cho chuyến đi này, đừng có làm gì phật lòng người anh cả phương Bắc. Cho nên việc năm nay nhóm cầm đầu CSVN không dám cử quan sát viên tới dự cuộc tập trận “Hổ mang vàng“ là thái độ tất yếu, nhưng nó là một tín hiệu về sự cúi đầu thêm. Tiếp đến chuyện phải để Nguyễn Chí Vịnh đính chính và phân trần công khai với Bắc kinh về việc báo chí quốc tế đưa tin khác trước đó lại càng chứng tỏ mức độ cúi đầu càng nhiều hơn nữa!
Từ đó, người ta hiểu được tại sao thái độ của tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ việc tuyên bố tình hình biển Đông “không có gì mới“ , tới việc coi như không có ngày 17.2.1979 là hệ luận tất yếu, mặc cho những mồ mả của bộ đội và nhân dân đã bị hi sinh và giết hại phải chịu cảnh hương khói vắng tanh. Đối với những người chỉ biết đội quyền-tiền thì việc cúi đầu trước phương Bắc lại là một vinh hạnh!"
(Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.