Hôm nay,  

Bài Học Rút Tỉa Từ Xứ Hoa Anh Đào

29/12/201000:00:00(Xem: 5246)

Bài Học Rút Tỉa Từ Xứ Hoa Anh Đào

Minh Công
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, việc học hỏi các quốc gia tiến bộ là xu hướng thức thời. Nhật Bản, xứ sở hoa anh đào, là một ví dụ điển hình mà chúng ta nên học hỏi và trân trọng. Nước Nhật với các khu công nghiệp, thương mại sầm uất gần như bị tàn phá hoàn toàn sau Thế Chiến Thứ II. Tuy nhiên, chỉ trong vòng nữa thế kỷ thôi, Nhật Bản đã vươn lên thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất với tổng giá trị xuất nhập cảng đứng hàng thứ ba trên thế giới. Vậy đâu là bí quyết đã đưa nước Nhật phát triển một cách thần tốc như thế"
1. Tôn trọng danh thiếp
Mỗi cuộc gặp bàn thảo công việc hoặc giao tiếp kinh doanh tại Nhật Bản đều bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng. Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay, cuối người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng lẫn nhau.
Bài học chúng ta có thể rút ra:
Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai. Vì vậy, khi nhận danh thiếp, hãy dành một chút thời gian đọc thông tin trên đó mà nhờ đó bạn có thể nhớ tên và hoạt động kinh doanh của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ và không có thiện chí nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần nhất.
2. Tôn kính “cây cao bóng cả”
Trong một cuộc họp hay hội nghị ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra trước những lời bình luận hay nhận xét của người cấp cao nhất hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng với người này trong khi lắng nghe. Sau đó, những người có chức vụ thấp hơn sẽ phát biểu dựa vào quan điểm hay điều kiện phù hợp với nội dung của cuộc họp.
Người Nhật luôn cúi đầu chào khi gặp những người lớn tuổi hay có chức vụ cao hơn. Khi cúi đầu – một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật – họ luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người lớn tuổi có địa vị cao nhất.
Bài học chúng ta có thể rút ra:
Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải và những đóng góp quan trọng của họ cho công ty. Luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác.
3. Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu
Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng, động lực làm việc và sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.
Bài học chúng ta có thể rút ra:


Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, bạn hãy tự nhắc nhở mình về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn. Bạn nên ghi mục tiêu của công ty vào một quyển sổ tay để theo dõi xem những gì mình làm có phù hợp với mục tiêu ấy không. Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy.
4. Làm việc nghiêm túc
Người Nhật rất coi trọng công việc của họ. Họ nổi tiếng là những người làm việc rất hăng say, chăm chỉ, và thường rời văn phòng rất muộn. Người Nhật còn nổi tiếng là những người thể hiện tình cảm rất chừng mực. Ngoại trừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp. Hầu như không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản.
Bài học chúng ta có thể rút ra:
Tất nhiên bạn không nên coi văn phòng của mình như chiến trường, vì một không khí làm việc quá nghiêm túc, căng thẳng sẽ gây cảm giác ngột ngạt. Nhưng cũng tuyệt đối không cư xử như thể đó là nhà của mình. Bạn nên duy trì một tư thế làm việc chuyên nghiệp nơi công sở. Nghiêm túc trong công việc còn giúp tăng năng suất công việc của bạn.
5. Sống vì tập thể
Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. Không có cái “tôi” trong công ty mà chỉ có “chúng ta” trong sự thành công hay thất bại của công việc. Nhiều nhà quản lý Âu-Mỹ khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại vì áp dụng cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng giá trị tập thể.
Bài học chúng ta có thể rút ra:
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một công ty. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một công ty sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả hoặc lợi ích cho riêng mình và tỵ nạnh với những người xung quanh. Ai ai cũng muốn trở thành “sao” mà không quan tâm đến việc mình sẽ đóng góp như thế nào cho thành công chung của tập thể. Thế nhưng quan niệm xem trọng vai trò tập thể có thể làm lu mờ những cá nhân có tiềm năng vượt trội. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân”.
6. Làm hết sức, chơi hết mình
Sau một ngày làm việc cật lực, các nhân viên Nhật Bản không ngại tìm cách giải tỏa sự căng thẳng “stress”. Họ thường đến các quầy bar để trút bầu tâm sự. Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò. Những quán bar, karaoke ở đây đều là những nơi rất nghiêm túc và lành mạnh chứ không mang khái niệm “trá hình” như nhiều người Việt chúng ta thường gán ghép cho nó. Việc ca hát thỏa thuê này ngoài việc giúp họ lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc vất vả còn là dịp để họ cùng chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tinh thần đồng đội.
Bài học chúng ta có thể rút ra:
Giải trí là một phần quan trọng không kém trong một ngày làm việc, giúp giải tỏa căng thẳng và giữ thăng bằng trong công việc. Bạn hãy nhớ, khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, bạn hãy luôn là một phần không tách rời của nhóm.
(Nguồn: Mạch Sống - http://www.machsong.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.