Hôm nay,  

Gs Phạm Quang Giai: Vị Thầy Nhân Ai Của Bình Thuận

02/06/200900:00:00(Xem: 7058)

GS Phạm Quang Giai: Vị Thầy Nhân Ai Của Bình Thuận

Mường Giang Và Một Nhóm Cựu Học Sinh Liên Trường TH/Bình Thuận
Ủy Ban Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại, trân trọng báo tin mừng liên quan tới tình trạng sức khỏe của Giáo Sư Phạm Quang Giai, hiện đã tiến triển rất khả quan như nghe và hiểu được người chung quanh, cử động được một phần cơ thể.. mà theo lời gia đình, thì ông đang trên đà hồi phục, sau một tháng lâm trọng bệnh.
Đối với người Bình Thuận, trước đó và sau này thì cái tên ‘ Phạm Quang Giai ‘ là một nhân vật không xa lạ trong mọi giới, từ quân đội, hành chánh.. cho tới các cựu học sinh liên trường trung học trong tỉnh. Tại hải ngoại, GS Giai được coi như một gạch nối hay đúng hơn là những nhịp cầu tri âm, nối liền các thế hệ học sinh tiểu, trung học trong tỉnh, đặc biệt nhất là các cựu học sinh trường TH công lập Phan Bội Châu Phan Thiết, nơi thầy đã theo học từ khóa đầu tiên 1952-1956. Trong lãnh vực nào, GS Giai cũng được mọi người chung quanh đánh giá là ‘ bậc thầy ‘ về cung cách xử thê : nhân hòa, thân ái, chân thật và trách nhiệm của một trí thức, nhà giáo, sĩ quan và trên hết là tình thương luôn dành cho quê hương và đồng bào mình. Bao nhiêu đó cũng đủ cho chúng tôi, những người chưa hề học ở GS Giai nữa chữ, thậm chí có nhiều người chưa gặp mặt lần nào. Nhưng tất cả đều chung ý gọi GS Giai là thầy mình.
GS Phạm Quang Giai là con ông Phạm Quang Tá (đồng thời với Hường Tá là những bậc tiền bối đã xây dựng Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Thuận) , nhân viên quan thuế đóng tại Công Ty Rượu đường Đinh Tiên Hoàng. Ông sinh ngày 1-1-1938 tại Đức Thắng, Phan Thiết, em ruột ông Phạm Quang Linh, chủ sự phòng Quân vụ thuộc Ty Nội An Tòa Hành Chánh tỉnh Bình Thuận. Cựu học sinh trường Pháp Việt (trường Nam) hệ 6 năm và thi đổ Tiểu học năm 1952. Cũng năm đó, thầy trúng tuyển vào lớp đệ thất thuộc niên học đầu tiên(1952) của trường trung học công lập Bình Thuận, tiền thân trường Phan Bội Châu Phan Thiết.
Niên khóa 1956-1957 tại Bình Thuận chưa có lớp đệ tam, dù trường PBC đã dời về cơ sở mới xây cất tại đường Nguyễn Hoàng. Do đó các học sinh đã tốt nghiệp Trung Học Đệ Nhất Cấp, đều phải ra Nha Trang hay vào Sài Gòn tiếp tục học đệ nhị cấp. Dịp này thầy Giai đã thi đổ vào trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, ngạch giáo viên tiểu học, chương trình một năm. Thầy còn may mắn nhận được học bổng 800 đồng hằng tháng.
Ra trường năm 1957, thầy được bổ nhiệm về Ty Tiểu Học Bình Thuận và dạy lớp nhất trường Tiểu Học Hàm Thuận, đối diện với Tỉnh Đoàn Bảo An lúc đó đóng trong đồn Trinh Trường, nằm trên Liên Tỉnh lộ 8, do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Định chỉ huy. Năm đó có 16 học sinh của thầy Giai, thi đổ vào đệ thất PBC như Lê Thị Hiển (vợ Thiếu Tá Phạm Minh), Châu Thị Chuồn Chuồn, Phan Xuân Lữ (em ruột thầy Tổng Giám thị Phan Xuân Tự) Đại Uý phục vụ tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang..
- 1958 thuyên chuyển về phòng hành chánh trường TH.Phan Bội Châu. Cũng trong năm này, thầy đã kết hôn với cô Cao thị Thu Cúc, sinh quán tại Phú Vang Thừa Thiên nhưng từ 2 tuổi đã theo cha mẹ tới Nam Vang (Cao Mên) sinh sống. Năm 1970 Lonnol lẫn Khmer đỏ ra lệnh cáp duồng Việt Kiều tại Kampuchia nên QLVNCH phải mở các cuộc hành quân Toàn Thắng vào nước này để giải cứu đồng bào về VN. Cô Thu Cúc đã dẫn các em mình là Cao thị Hoàng Hoa, Cao văn Huế, Cao thi Thu Hồng và Cao Mên về Sài Gòn, sau đó ra Phan Thiết lập nghiệp tới ngày nay.


- 1959-1964 : Hiệu trưởng Trường Tiểu Học Bình Hưng A, đường Huyền Trân Công Chúa.
- 1965 động viên, theo học khóa 20 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
- Mãn khóa được về Cục An Ninh Quân Đội, phục vụ tại Sở 2 và Quân Khu Thủ Đô.
- Tháng 9/1969 được biệt phái ngoại ngạch về làm giáo sư trường PBC Phan Thiết.
- Cuối năm 1972 làm Phụ tá Chánh Sở Giáo Dục Bình Thuận (GS Nguyễn Thanh Tùng) đặc trách văn hóa giáo dục, còn Trương Văn Thạnh phụ tá chánh sở đặc trách nhân viên và hành chánh.
Cuối năm 1973, theo nhu cầu cải tổ ngành giáo dục thanh niên toàn quốc, Ty Thanh Niên Bình Thuận (Trưởng ty Lê Văn Thiện) bị giải thể để sáp nhập vào Sở Học Chánh qua danh xưng mới ‘ Ty Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ‘ , GS Nguyễn Thanh Tùng (cựu HT /PBC) vẫn là Trưởng ty, GS Giai là Phó ty đặc trách ‘ học vụ, thí vụ ‘.Ông Lê Văn Thiện, Phó ty đặc trách về thanh niên, thể thao nhưng vẫn làm việc tại cơ sở cũ nằm cạnh sân quần vợt vì Ty Giáo Dục mới ở xa lộ (đường Trần Hưng Đạo) còn đang xây cát dang dỡ, mãi tới cuối tháng 4-1975 mới hoàn thành thì mất nước.
Từ ngày 5/4/1975 thầy Giai XLTV Trưởng Ty Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên. Trường TH Phan Bội Châu lúc đó vẫn còn mở cửa. Thời gian này, Ty Văn Hóa Giáo Dục được lệnh của Tòa Hành Chánh Bình Thuận, phối hợp chung với các Ty Y Tế, Xạ Hội và Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn, công tác giúp đở số lớn đồng bào Miền Trung lánh nạn cộng sản, đã theo đoàn quân di tản tới Phan Thiết ngày 4-4-1975 và kẹt tại đây. Số đồng bào này đã được chuyển vận tới tạm trú tại các xã Thiện Khánh, Thiện Nghiệp, Mũi Né thuộc Quân Hải Long.. để chờ phương tiện về Sài Gòn.
Ngoài ra thầy Giai còn phụ trách hồ sơ thi Tú Tài II (bằng IBM đầu tiên tại Nam VN) cho các thí sinh tại Bình Thuận (niên khóa 1968-1975). Lúc đó Ty Bưu Điên địa phương tuy vẫn còn hoạt động nhưng không nhận gửi về Sài Gòn các kiện hàng sau ngày 10-4-1975). Vì vậy ngày 17-4-1975, Phó Tỉnh trưởng Bình Thuận là Phạm ngọc Cửu, đã can thiệp với phòng 4/Tiểu khu cấp phương tiện máy bay quân sự cho thầy Phạm Quang Giai, mang hồ sơ dự thi Tú Tài II của học sinh tỉnh nhà, về Nha Khảo Thí.
Ngày 19-4-1975 Phan Thiết, Bình Thuận mất, thầy Giai tiếp tục làm việc tại Bộ Giáo Dục tới này tàn cuộc 30-4-1975.
- Tháng 5/1975 về Phan Thiết.
- Tháng 7/1975 - 1980 vào tù cộng sản tại Lao Xá sau đó được chuyển tới trại tù Sông Lủy
- Từ 1981 tới 1994 làm công nhân sở muối để khỏi bị đưa đi kinh tế mới
- 1995 tới Mỹ qua diện HO 28
- Tháng 4-2009 bị đột quị khi đang làm việc trong vườn nhà mình.
Tóm lại để lưu danh với đời cũng như tạo được cảm tình của quần chúng, ngày nay người ta không cần phải màu mè, son phấn, chưng bằng cấp, khoe tiền bạc.. mà chỉ cần thể hiện những điều mình đã làm, có thích ứng và đem lại lợi ích cho ai hay không. Giáo sư Phạm Quang Giai, qua phần đời bình thường với những công việc cũng rất bình thường. Nhưng ông đã dùng trái tim và nhân cách của một kẻ sĩ để hoàn thành những công việc bình thường của mình rất tốt đẹp và thành công.
Chỉ bao nhiêu đó thôi, GS Giai cũng đủ trở thành bậc thầy về cung cách xử thế trọn vẹn, đối với dồng nghiệp, đồng môn, môn sinh, đồng đội và đồng hương. Những người hiền lành, thủy chung như thầy, chắc chắn Phật Trời luôn phù trợ và chúng tôi ‘ học trò của thầy ‘ cũng tin tưởng là thầy sớm bình phục, để cùng với mọi người thương mến thầy, tiếp tục sánh vai trên con đường ‘ Hướng Về Bình Thuận ‘ yêu quí đang đợi chờ.
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 6-2009
MG và Nhóm Cựu Học Sinh LT.Bình Thuận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.