Hôm nay,  

Bang Giao Trung Quốc-mỹ: Những Sự Kiện Lớn 1972-2005

08/10/200500:00:00(Xem: 25885)
- Theo ghi nhận của các phân tích gia, cách đây hơn 33 năm,vào hạ tuần tháng 2/1972, khi Tổng thống Richard Nixon công du Hoa Lục, gặp Mao Trạch Đông và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, Hoa Kỳ đã xác định được mục tiêu chiến lược là sẵn sàng muốn chấm dứt hơn 20 năm thù địch, cô lập Hoa Lục để giảm bớt những khó khăn khi rút khỏi cuộc chiến Việt Nam theo mô thức "Việt nam hóa chiến tranh" mà Tổng thống Nixon đề ra từ năm 1969, đồng thời làm lệch cán cân quân sự với Nga, khi mà Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đang có những bất đồng lớn về chính trị. Từ sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon, mặc dù có sự khác biệt trong ý thức hệ, có hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị đối nghịch, nhưng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt tay với nhau. Và ngày 1/1/1979 Hoa Kỳ và Trung Quốc đã công nhận nhau và thiết lập mối quan hệ ngoại giao kể từ ngày này. Sau đây là những sự kiện lớn về quan hệ giưã Trung Quốc và Mỹ từ 1972 đến tháng 9/12005.
*Những điểm đồng thuận giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục trong thông báo chung ngày 1/1/1979 khởi đầu cho mối bang giao.
Trong bản tuyên bố chung, Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng thuận những điểm sau đây.
-Hoa Kỳ công nhận Chính phủ Trung Quốc là Chính phủ hợp pháp duy nhất của nước Trung Hoa. Trong khuôn khổ này, người dân Hoa Kỳ sẽ duy trì quan hệ văn hóa, thương mại cùng các quan hệ không chính thức khác với người dân Đài Loan.
-Hoa Kỳ và Trung Quốc tái khẳng định những nguyên tắc đã được hai bên đồng thuận trong Thông cáo chung Thượng Hải và một lần nữa nhấn mạnh rằng:
1, Hai bên đều mong muốn giảm bớt nguy cơ xung đột quân sự quốc tế.
2, Cả hai đều không mong muốn tìm kiếm ưu thế bá chủ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới; cả hai đều phản đối nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào hoặc nhóm quốc gia nào khác muốn thiết lập địa vị bá chủ ấy.
3, Cả hai không sẵn sàng thương lượng đại diện cho bất kỳ bên thứ ba nào hoặc không tham gia vào những thoả thuận song phương nhằm vào các nước khác.
4. Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc.
5. Cả hai tin rằng việc bình thường hố quan hệ Trung Hoa-Hoa Kỳ không chỉ nằm trong lợi ích của người dân hai nước mà còn đóng góp vào sự nghiệp hoà bình ở châu Á và trên thế giới.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng thuận trao đổi Đại sứ và thiết lập Sứ quán vào ngày 1/3/1979.
*Những sự kiện lớn trong bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ
Từ ngày 1992 đến nay, mối bang giao giữa Hoa Kỳ - Trung mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tình hình khu vực và thế giới. Sau đây là những sự kiện lớn trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ kể từ năm 1972.
-Ngày 21 - 28/2/1972: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm Hoa Lục, ra tuyên bố chung Thượng Hải vào ngày 28/2, khởi đầu cho tiến trình bang giao giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục.
-Ngày 22/2/1973: Hoa Kỳ và Trung Quốc tuyên bố thành lập văn phòng liên lạc.
-Từ ngày 1 đến ngày 5/12/1975: Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford thăm Hoa Lục.
-Ngày 16/12/1978: Hoa Kỳ và Trung Quốc ra thông cáo chung để nghị thiết lập quan hệ ngoại giao. Bản thông cáo chung ghi rằng cả hai nước đều công nhận lẫn nhau và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào 1/1/1979. Theo đó, hai nước sẽ trao đổi đại sứ và mở đại sứ quán vào 1/3/1979.
-Ngày 1/1/1979: Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thông báo với chính quyền Đài Loan rằng, Hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kỳ - Đài Loan (US-Taiwan Mutual Defense Treaty) chấm dứt vào 1/1/1980.
-Từ ngày 28/1 đến 5/2/1979: Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và phu nhân thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter.
-Ngày 28/2/1979: Hoa Kỳ và Đài Loan đóng cửa ''các sứ quán''.
-Ngày 10/4/1979: Tổng thống Hoa Kỳ Carter ký Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act).
-Ngày 31/12/1979: Hoa Kỳ chấm dứt Hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kỳ - Đài Loan ký năm 1954.

-Ngày 17/8/1982: Hoa Kỳ và Trung Quốc ra thông cáo chung về việc giảm dần và giải quyết vấn đề Hoa Kỳ ván vũ khí cho Đài Loan.
-Ngày 10-16/1/1984: Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương thăm Hoa Kỳ.
-Từ 26/4 đến 1/5/1984: Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan thăm Trung Quốc.
-Từ 22 đến 31/7/1985: Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm thăm Hoa Kỳ.
-Từ 24 đến 27/2/1989: Tổng thống Hoa Kỳ George Bush (cha) thăm Trung Quốc.
-Ngày 2/10/1989: Phó Thủ tướng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đưa ra 4 đề nghị tăng cường quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc.
-Tháng 6/1991: Hoa Kỳ tuyên bố áp đặt 3 lệnh trừng phạt đổi với Trung Quốc - ngừng xuất cảng vệ tinh và các linh kiện liên quan, hạn chế xuất cảng máy điện tốnh tốc độc cao, cấm xuất cảng các sản phẩm liên quan tới hỏa tiễn cho một số công ty của Trung Quốc.
-Ngày 19/11/1993: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hội kiến với Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Seattle, Washington, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC.
-Ngày26/5/1994: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố gia hạn quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc.
-Ngày 14/11/1994: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng thống Hoa Kỳ Clinton hội kiến tại Nam Dương trong khuôn khổ hội nghị không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC.
-Ngày 24/10/1995: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc.
-Ngày 24/11/1996: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Clinton tại Phi Luật Tân trong khuôn khổ hội nghị không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC.
-Ngày 24-25/3/1997: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore thăm Trung Quốc.
-Ngày 19/5/1997: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố gia hạn quy chế Tối huệ quốc cho Trung Quốc thêm một năm nữa.
-Ngày 26/10 đến 2/11/1997: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm chính thức Mỹ.
-Ngày 6-14/4/1999: Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thăm chính thức Hoa Kỳ.
-Tháng 3/2001: Phó Thủ tướng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham thăm Hoa Kỳ.
-Tháng 4/2001, một phi cơ chiến đấu của Trung Quốc và phi cơ do thám Mỹ đụng độ trên bầu trời đảo Hải Nam, khiến quan hệ song phương trở nên căng thẳng.
-20-21/2/2002: Tổng thống Mỹ Bush (con) thăm Trung Quốc.
-27/4/2002- 3/5/2002: Phó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Hoa Kỳ.
-22/10/2002 - 25/10/2002: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm Hoa Kỳ.
-22/9/2003: hai chiến hạm có hỏa tiễn dẫn hướng của Hoa Kỳ đã cập quân cảng Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông, căn cứ của hạm đội Hải quân phía nam Trung Quốc. Đây là một trong những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ quân sự đôi bên. Hai chiến hạm này là Tuần dương hạm USS Cowpens và tàu khu trục USS Vandegrift là đại diện đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ tới căn cứ miền nam của Trung Quốc
*Sự kiện lớn bên lề hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 60 năm thành lập Liên Hiệp Quốc
-Ngày13-9-2005: Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng Thống George W. Bush nói chuyện tại bên lề cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, cam kết sẽ tiếp tục hợp tác để chấm dứt chương trình vũ khí hạch tâm. Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào phát biểu qua một thông dịch viên rằng ông sẽ tìm cách làm giảm "những va chạm" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng ông không tỏ ý tán thành sự vận động của Hoa Kỳ để cấm vận Iran.Nhắc tới những liên hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói rằng việc "xử lý thích đáng" về Đài Loan, mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai của Hoa Lục và Bắc Kinh quyết sẽ tái thống nhất đảo này với Hoa Lục, là điều thiết yếu đối với sự hợp tác giưã Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tương lai. Ông Hồ Cẩm Đào nói: "Tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ phối hợp với Trung Quốc để bảo đảm hòa bình và ổn định ngang qua Eo Biển Đài Loan và chống đối ý định đòi độc lập của Đài Loan."Trong dịp này, Tổng Thống Bush thúc đẩy nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, và các viêni chức của chính phủ Hoa Kỳ đã trao cho các đồng nhiệm trong phái đoàn của Hồ Cẩm Đào một danh sách gồm những trường hợp vi phạm nhân quyền đáng quan tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào hạ tuần tháng 12/1966, gần đến Giang Sinh, một chiếc phi cơ thám thính U-2 trở về căn cứ đã bị nổ tung ở cao độ 26 ngàn bộ. Mặc dù phi công nhảy dù ra được
Sau sự thành công vượt bực của bộ DVD Asia-50 "Vinh Danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh", Trung Tâm Asia thừa thắng tiến thêm bước mới nữa là cho ra Asia-51 "Nhạc Vàng 30 Năm, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến"
Ô. Huỳnh Văn Lang là một trong những nhân sĩ, trí thức có tiếng ở Miền Nam. Xuất thân từ một gia đình gốc nhà quan có công lớn đối với triều Nguyễn thời Gia Long - Minh Mạng - Thiệu Trị, và cũng là một gia đình đại điền chủ ở Miền Tây thời trước 1945, với quá trình học vấn tân tiến vừa cao xa
Kính thưa quý vị... Tháng 5, 1998, nhân kỷ niệm 30 năm xảy ra vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế (1968-1998), lần đầu tiên, tôi được mời đến đây với tư cách là nhân chứng...Hôm nay, sau 08 năm xa vắng, tôi lại được đến đây lần thứ hai, trước hết là do lòng hiếu khách và nhiệt tình của các thân hữu đối với chị em chúng tôi
Thấm thoát thế mà đã một phần ba thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi thế hệ chúng tôi những thanh niên Hà Nội rời ghế nhà trường vượt dãy Trương Sơn hàng ngàn cây số vào Nam chiến đấu...
Bà Hằng Tâm,   phật tử vùng HTĐ đã tổ chức một buổi thuyết giảng về “Mật Tông,   con đường   đốn ngộ đưa tới sự giải thoát” do Đại Sư Tây Tạng   Ngarampa Tashi   trình bày vào lúc 2 giờ
Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng
Lời người viết: Hơn 30 năm sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam , người Việt lần lượt bỏ nước ra đi tìm tự do. Từ đó cũng nảy sinh ra sự phân biệt không tránh khỏi giữa những thuyền nhân tị nạn và những sinh viên du học
Trong suốt 15 năm dậy hoc tại thành phố ven biển này, một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, một cảnh tượng đã ám ảnh tôi suốt cuộc đời
Ba mươi mốt năm về trước, thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, thêm sự tàn phá ghê gớm của đám đặc công
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.