Hôm nay,  

Phỏng vấn Đại úy James Văn Thạch: ‘Sống giùm tôi mơ ước tuổi trẻ’

07/06/201100:00:00(Xem: 9770)

Phỏng vấn Đại úy James Văn Thạch: ‘Sống giùm tôi mơ ước tuổi trẻ’

james_thach_and_mother_and_uncles_at_law_school_graduation-large-content: Đại Úy Thạch cùng mẹ và hai cậu tại Lễ tốt nghiệpTiến sĩ Luật tại Touro Law Center

Đinh Yên Thảo thực hiện

Đánh đổi những mơ ước, sự nghiệp sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Luật Khoa, James Văn Thạch đã theo sự thôi thúc của một lý tưởng cao cả khi tham gia binh ngũ, cầm súng bảo vệ quốc gia. Những thương tích nặng nề tại chiến trường Iraq mà anh đang chịu đựng, đã không cho phép anh quay lại nghề nghiệp đã từng theo học sau khi xuất ngũ vì thương tật. Sau bài viết về Đại úy James Thạch trong tuần lễ Chiến Sĩ Trận Vong vừa qua, chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp cùng anh.

Đinh Yên Thảo: - Chào Đại Úy Thạch, chúng tôi rất hân hạnh đã nhận được hồi đáp của anh và dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Anh có thể kể đôi điều về cuộc đời binh ngũ của anh và vẫn muốn nghe lại lý do nào anh chọn lựa con đường này, thay vì hành nghề luật sư, tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Luật"

Đại Úy Thạch: - Năm 1994, khi tôi đang còn sinh viên tại Đại học St. John's University, tôi tình nguyện gia nhập lực lượng trừ bị quân đội HK. Tôi được huấn luyện mỗi cuối tuần trong khi đang theo học đại học và trong suốt mùa hè. Năm 1995, quân đội cho tôi học bổng để hoàn tất chương trình đại học về Lịch Sử. Tôi ra trường năm 1998 và mang cấp bậc Trung úy. Sau khi tốt nghiệp, tôi lại tiếp tục học Luật và quân đội đã đồng ý để tôi tiếp tục theo học trường luật bằng tiền riêng của mình tại Đại học Thomas M. Cooley Law School, Michigan. Sau một năm theo học tại đây, tôi chuyển về Đại học Touro Law Center tại New York, vì tôi có ý định lấy bằng hành nghề tại New York. Tôi tốt nghiệp luật khoa tháng 5 năm 2002. Trong năm cuối đại học này thì thảm kịch 911 xảy ra. Nó làm tôi đau buồn và suy nghĩ nhiều về sự thiệt mạng của người dân vô tội, cũng như tìm hiểu tại sao, ai, như thế nào mà đất nước chúng ta bị tấn công. Tôi cảm thấy quốc gia đang bị lâm nguy và điều này thôi thúc tôi cầm súng bảo vệ quốc gia, thay vì trở thành một luật sư trong quân đội. Tháng 1 năm 2003 tôi gia nhập Bộ binh và chính thức trở thành một quân nhân chính quy. Thêm vào đó, trong thời gian trong quân đội, chúng tôi vẫn tổ chức lễ Chiến Sĩ Trận Vong mỗi tháng năm, tưởng niệm những người đã ngã xuống cho quốc gia.

Không chỉ các binh sĩ Hoa Kỳ mà cả những binh sĩ đồng minh như Đại Hàn hay Việt Nam Cộng Hoà cùng những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa khủng bố nói chung. Nó tạo cho tôi cảm xúc và quyết định đi theo con đường binh ngũ sau khi ra trường, cho đến khi xuất ngũ vào tháng 3 năm 2009. Với 8 năm chính quy và 3 năm trừ bị, tính chung thời gian tôi phục vụ trong quân ngũ là 11 năm.

ĐYT: - Danh dự và niềm tự hào của anh ra sao khi tham gia quân đội"

Đ.U Thạch: - Là một người Mỹ gốc Việt, cá nhân tôi cảm nhận được từ chính trái tim và tâm hồn mình về sự hy sinh, cùng những thương tổn thể xác và tinh thần chịu đựng của các quân nhân Hoa Kỳ cùng những chiến sĩ miền Nam VN từng chiến đấu bảo vệ miền Nam trước sự xâm lấn của cộng sản Bắc Việt. Thứ nhất, đó là một danh dự khi được trở thành một quân nhân bảo vệ quốc gia và thứ nhì là tôi muốn tiếp nối truyền thống hào hùng của những chiến sĩ VNCH của miền Nam VN tự do. Họ đã ngã xuống để cho tôi có những cơ hội, tôi muốn lặp lại danh dự này để bảo vệ quốc gia chúng ta và cho cả những trẻ em chưa chào đời, để các em có thể sống trong thế giới an bình.

ĐYT: - Bên cạnh việc cha anh là một Trung tá Cố vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam, anh luôn nhắc đến những ảnh hưởng và quan hệ với quân lực VNCH. Mối quan hệ đó như thế nào "

Đ.U Thạch: - Gia đình mẹ tôi có nhiều thân tộc là quân nhân VNCH. Tôi có cậu Ba trong quân đội, cậu Năm là Cảnh sát quốc gia tại Đà Lạt, Dượng Út trong binh chủng Pháo binh, cậu Long trong Không kỵ và có Dượng Tám là Đại Úy Phi công trực thăng, Dượng Sáu là một Navy Seal cùng một vài người khác tôi không nhớ hết. Và cả ông cậu Hai và ông ngoại tôi cũng là những người yêu nước, từng cầm súng chiến đấu chống lại quân Pháp. Tôi nghĩ nếu sinh ra tại miền Nam VN, tôi cũng trở thành một quân nhân của quân lực VNCH.

ĐYT:- Rồi sao anh tình nguyện sang chiến trường Iraq đầy nguy hiểm"

Đ.U Thạch: - Sau vụ khủng bố 911, tôi thấy có nhiệm vụ phải bảo vệ sự an ninh của người dân và quốc gia chúng ta. Ngay cả bảo vệ cho người Việt chúng ta, như anh biết đã có một kỹ sư gốc Việt bị tử nạn trong vụ khủng bố tại Ngũ Giác Đài, cũng như một phụ nữ Việt bị chết khi tòa Tháp Đôi tại New York bị sụp. Tôi xem họ như cậu, như dì của mình và mang theo hình của cả hai người trong suốt thời gian tại ngũ, cho đến khi xuất ngũ vì thương tật.

ĐYT:- Anh có thể kể vài kinh nghiệm chiến trường trong thời gian đồn trú tại Iraq"

Đ.U Thạch: - Đó là một chiến trường ác liệt. Lúc tôi sang Iraq, thời gian đó thật sự nguy hiểm, mỗi ngày quân đội chúng ta thiệt hại cả trăm binh sĩ. Nhóm chúng tôi có 6 cố vấn Mỹ và 20 binh sĩ Iraq, cùng thông dịch viên. Chúng tôi huấn luyện binh lính Iraq trong việc chống quân phiến loạn, tiếp nhận tin tình báo, cũng như xuống tận khu cư dân trường học, bịnh viện cung cấp thực phẩm, thuốc men cho họ. Ngôn ngữ cũng là một trở ngại trong hành quân, khi một số sĩ quan Iraq có thể nói tiếng Anh còn binh lính thì không. Đây là chiến trường mà chúng tôi không biết ai là địch quân và ai là dân thường, nên nguy hiểm hơn. Nhóm chúng tôi không có người tử nạn, nhưng có những cố vấn Mỹ của các nhóm khác đã tử nạn khi hành quân.

ĐYT: - Anh bị thương trong trường hợp ra sao"

Đ.U Thạch: - Lần thứ nhất là tháng 8 năm 2006, khi chúng tôi nhận được tin có bom tại một trường học cách căn cứ chúng tôi chỉ một block đường. Chúng tôi lên 4 xe tải và 4 xe Hamvee, chạy thẳng đến khu vực để thị sát, trước khi gởi nhóm đặc nhiệm chuyên gỡ mìn đến. Không may là có một bẫy mìn khác đặt ngay trên đường chúng tôi đi và xe chúng tôi bị vướng mìn, phát hoả. Tôi bị thương ở mắt trái và tai, đó là lý do bây giờ mắt trái tôi còn đau nhức và thị lực của tôi không tốt. Lần thứ hai, khi tôi đang ở trong căn cứ của quân đội Iraq và một quả đạn pháo kích rơi cách chỗ tôi đứng chỉ 12 ft. Quả bom đã tung tôi văng xa và làm bất tỉnh. Họ phải dùng trực thăng để chở tôi về quân y viện tại Baghdad để cấp cứu.

ĐYT:- Họ không đưa sang quân y viện tại Đức sao"

Đ.U Thạch: - Đúng là ban đầu họ định đưa tôi sang Đức. Nhưng khi tôi tỉnh dậy, thấy thân thể mình vẫn còn nguyên vẹn, trong khi những đồng đội tôi đang nằm tại đây bị thương rất nặng, có người bị mù, mất cả tay hay chân. Tôi cảm thấy mình như có lỗi nếu được đưa sang Đức, nên tôi quyết định xin ở lại Iraq.

ĐYT: - Không những vậy, anh còn tình nguyện tiếp tục đồn trú tại Iraq thêm một năm"

Đ.U Thạch: - Đúng vậy, tôi có thể đủ điều kiện để xuất ngũ vì những thương tích này nhưng tôi tình nguyện ở lại thêm một năm.

ĐYT: - Quả anh là một quân nhân can cường. Và vì những điều này, anh được tặng thưởng các Anh dũng Bội tinh phải không" Tôi có thấy khá nhiều hình ảnh anh nhận huân chương, vinh thưởng như Bronze Star, Purple Heart, Honorary Iraqi Army từ chính phủ Iraq... Trong đó có cả hình anh chụp chung với Đại tướng Liên Quân tại chiến trường Iraq là Đại tướng David Petraeus. Dịp nào mà anh chụp hình này vậy"

Đ.U Thạch: - Sau lần bị thương thứ nhì, cấp trên bảo rằng tôi cần ở lại trong căn cứ, giúp các công việc trong tổng hành dinh thay vì ra ngoài. Đã học về luật thương mại, tôi tham gia nhóm soạn các khế ước, ngân sách với các nhà thầu dân sự để xây dựng các căn cứ quân sự và trung tâm dữ liệu cho quân đội HK tại Iraq, cùng việc tái thiết Iraq nói chung. Khi khánh thành trung tâm Combat Outpost Shocker do tôi chịu trách nhiệm, Đại tướng David Petraeus đã sang thị sát chiến trường và dự lễ khánh thành, tôi được giới thiệu với ông.

ĐYT: - Cuộc sống của anh hiện nay ra sao " Anh đang sống tại New York phải không " Anh có trở lại hành nghề luật sư không"

Đ.U Thạch: - Vâng, tôi đang sống với gia đình tại New York. Sau khi từ Iraq trở về, tôi muốn tiếp tục cuộc đời quân ngũ nhưng họ bảo rằng, anh đã hy sinh nhiều rồi và đã phục vụ tại chiến trường Iraq, chúng tôi để anh xuất ngũ với đầy đủ quyền lợi. Những chấn thương tại Iraq đã ảnh hưởng đến thị lực, suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề cũng như làm tôi bị mất trí nhớ ngắn hạn (short-term memory loss). Những điều này đã không cho phép tôi có thể hành nghề hay tiếp tục làm việc. Mỗi tuần tôi phải đi quân y viện để tiếp tục điều trị, chườm đá lên mắt, đầu vì đau nhức và dùng nhiều thuốc men. Mỗi ngày tôi uống đến 15 viên thuốc. Nhiều khi đi không vững phải sử dụng gậy và ngồi xe lăn.

ĐYT: - Vậy sao" Thật không ngờ anh đã bị thương nặng đến vậy, cho đến khi chúng tôi nói chuyện với anh. Chịu đựng những vết thương thể chất và tinh thần như vậy, có bao giờ anh hối tiếc về những điều đã hy sinh không"

Đ.U Thạch: - Không. Chưa bao giờ tôi hối tiếc cả. Tôi đã đánh đổi những khát vọng cá nhân, sự nghiệp hay cuộc sống sung túc lẽ ra có thể có, để làm điều này và không hối tiếc về chọn lựa của mình. Tôi vẫn hay lên website hay youtube tưởng niệm những người nằm xuống để xem. Nó cho tôi nghị lực để tiếp tục đời sống. Có những người đã vĩnh viễn nằm xuống, còn tôi dù đang chịu đựng những cơn đau thể xác và tinh thần, nhưng tôi vẫn còn cơ hội sống sót, vui vầy cùng gia đình và bạn bè. Tôi nghĩ người khác sẽ cảm tạ những điều này.

ĐYT: - Chắc chắn vậy thưa anh. Cuộc đời của anh chắn chắn sẽ tạo sự xúc động, suy nghĩ và lòng biết ơn cho những ai biết đến.

Anh là một khuôn mẫu để lớp trẻ nhìn đến, khi nhận thức và hy sinh cho những điều cao cả hơn. Anh có đôi lời gì chia sẻ với họ không"

Đ.U Thạch: - Tôi chỉ muốn họ biết và cảm tạ những ân sủng mình đang có hay sẽ đạt được từ những người đã ngã xuống hay những hy sinh của tôi. Sống với mục tiêu P.H.M (Patient, Hardworking, Mentor). Nhẫn nại trong đời sống, chăm chỉ để đạt đến thành công, cũng như giúp đỡ, làm người dẫn dắt người khác khi mình đã thành công. Sống giùm tôi những khát vọng tuổi trẻ, tôi đang sống qua những thành công mà các bạn sẽ đạt được trên đất nước này.

ĐYT: - Cảm ơn về những chia sẻ đầy chân thành và cảm động này của anh. Nếu có ai ngưỡng mộ hay có niềm xúc động và hứng khởi về câu chuyện của anh, họ có thể liên lạc với anh được không"

Đ.U Thạch: - Vâng, tôi sẽ đưa số điện thoại, email và địa chỉ của tôi để mọi người liên lạc. Nếu các tổ chức cộng đồng, tôn giáo hoặc thanh niên nào muốn mời tôi đến nói chuyện, tôi cũng sẵn sàng. Nếu họ lo được việc di chuyển hay ăn ở thì tốt, bằng không tôi có thể tự bỏ tiền túi của mình để bay đi. Tiền bạc không phải quan trọng, cái chính là những thông điệp gởi đi.

ĐYT:- Xin cảm tạ những hy sinh anh đã bỏ ra cho quốc gia và người dân. Và cảm ơn anh một lần nữa đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Xin chúc anh bình an và sớm bình phục. Chúng tôi cũng xin gởi lời thăm đến mẹ anh, người ắt cũng lo lắng nhiều về thương tích của anh, không kém niềm hãnh diện mà anh đã mang lại.

ĐYT thực hiện

Quý độc giả, các tổ chức cộng đồng và các nhóm mang hai giòng máu Mỹ-Việt muốn liên lạc Đại Úy Thạch, xin liên lạc về:

James Van Thach, JD

Captain, Infantry - US Army, Retired

82-26 233 Street

Bellerose Manor, NY 11427

Phone: 917-292-7336

E-mail: James.van.Thach@gmail.com

Ý kiến bạn đọc
08/06/201105:10:15
Khách
Anh thật đáng kính phục. Cầu chúc anh mọi điều tốt đẹp.
08/06/201104:52:36
Khách
Captain Thach

So proud of you and honor to have you as a member of our community. Your story is so touching and inspiring. Bless you!

Salute Captain Thach
07/06/201115:18:03
Khách
Take a good care of you Thach, we love and you gods bless you, Thank You!
07/06/201104:39:52
Khách
Cau on tren BAN PHUOC LANH CHO dAI uY JAME VAN THACH...1 nguoi nguong mo
07/06/201104:38:32
Khách
Xin Thuong De ban phep lanh` cho dAI uY JAME VAN THACH.....1 nguoi nguong mo
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất nhiều gia đình Việt Nam bị trở ngại về việc truyền thông trong gia đình khi các con bắt đầu vào lứa tuổi 12 tới 19; liên hệ giữa cha mẹ và con cái đang êm đẹp bỗng nhiên bị tắc nghẽn một cách nghiêm trọng.
Câu chuyện của Kristin thể hiện sự kiên cường và niềm đam mê. Với mảnh bằng kinh doanh của mình, Kristin bận bịu trong việc điều hành cửa hàng của cha mẹ, trau dồi kỹ năng của một đầu bếp chính, đồng thời gánh vác trách nhiệm của người vợ và làm mẹ. Mặc dù phải nghỉ làm để nuôi con, nhưng tình yêu nấu nướng của cô vẫn còn nguyên; điều này dẫn cô đến trường dạy nấu ăn, và cuối cùng là khám phá văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới. Không lâu sau, Kristin bắt tay vào hành trình khởi nghiệp của mình, thành lập Garlic And Chives.
Điều gì xảy ra nếu Thẻ xanh mười năm của bạn hết hạn? Bạn có vẫn còn là Thường trú nhân? Đúng vậy, tình trạng Thường trú nhân của bạn không bị hết hạn khi Thẻ Xanh 10 năm hết hạn. Nhưng đôi khi sẽ rất bất tiện khi thẻ xanh hết hạn.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi đã chọn những câu hỏi chung về Medicare và các phúc lợi xã hội khác từ các cuộc gọi và thư mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi muốn chia sẻ thông tin. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí An Sinh Xã Hội, thu nhập An Sinh Bổ Sung, phúc lợi Xã Hội cho Người Cao Tuổi hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi hoặc email với chúng tôi theo 3 cách ngay hôm nay
Pechanga Resort Casino vô cùng hào hứng được giới thiệu chương trình “Nhạc Hội Huynh Đệ - The Brothers Concert”, với bốn diễn viên ca sĩ tên tuổi. Buổi trình diễn duy nhất này vào tối Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, lúc 8 giờ ở rạp Pechanga Summit hứa hẹn sẽ đưa quý vị ngược thời gian trở lại kỷ nguyên những ca khúc "hit" bất hủ. Các diễn viên ca sĩ xen kẽ cống hiến những ca khúc vượt thời gian với những lúc thân mật nói chuyện trên sân khấu với khán thính giả. Chắc chắn các 'fan' sẽ cảm nghiệm một buổi tối khó quên. Lương Hán Văn, Ngô Trác Hy, Lâm Hiểu Phong và Tạ Thiên Hoa dàn trải ba lĩnh vực nghệ thuật chính, gồm âm nhạc, điện ảnh và truyền hình, gợi lên thật nhiều những kỷ niệm trân quý, nhất là trong lòng những ai sinh ra trong các thập niên 80 và 90. Sự nghiệp của những diễn viên ca sĩ này tiêu biểu cho kỷ nguyên vàng son của ngành giải trí Hong Kong, là khoảng thời gian mà các ca khúc, phim màn ảnh và phim TV của họ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người.
Trong tuần lễ cuối của Tháng Tư năm 2024 tại Little Sài Gòn, nhiều tổ chức Hội Đoàn, Đoàn Thể, Cộng Đồng đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư trong đó có những chương trình nhạc đấu tranh được tổ chức như: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhóm Hát Quỳnh Hoa, Biệt Đội Văn Nghệ tại Thư Viện Việt Nam, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng tại hội trường Viện Việt Học, Hội Ái Hữu Cựu Sunh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Đoàn Du Ca Nam California, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ v.v…
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.