Hôm nay,  

Đại Học Texas Đã Hạ Cờ VC, Khoa Trưởng Gặp Cộng Đồng

07/04/201100:00:00(Xem: 6079)
Đại Học Texas Đã Hạ Cờ VC, Khoa Trưởng Gặp Cộng Đồng; Đưa Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt Vào Lớp Việt Ngữ, Phải duy trì lớp Việt ngữ bằng mọi cách

co_vang_dai_hoc_austin_012-large-contentKhoa trưởng Richard Flores, người đúng giữa , DB Hubert Võ và đại diện các hội đoàn ở Austin.

Bài và hình ảnh của Lê Hùng

Cuộc gặp gỡ giữa Giáo sư Richard R. Flores, Khoa trưởng Phân Khoa Nhân văn (Liberal Arts) tại Đại học Texas UT, tại Austin và khoảng 20 đại diện Tổ chức Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt , VACAT, một số hội đoàn tại Austin, hội sinh viên VN VSA, và Dân biểu Hubert Võ vào lúc 6 giờ chiều ngày 4 tháng 4, 2011 tại văn phòng của Phân Khoa Nhân văn, để bàn về vấn đề đang khá sôi nổi trong cộng đồng người Việt khắp nơi; đó là việc trang mạng của UT có hình lá cờ Việt cộng và giáo sư dạy lớp tiếng Việt là người đến từ Việt Nam. Buổi họp đã diễn ra nghiêm túc nhưng trong tinh thần tìm hiểu, thông cảm và hợp tác. Hình lá cờ trên trang mạng đã được thay thế bằng bản đồ Việt Nam trước đó. Riêng giáo sư đến từ Việt Nam vẫn được giữ để dạy trong mùa hè này, nhưng lớp học sẽ được khoa sử của trường đưa lịch sử của người Mỹ gốc Việt vào giảng dạy..Mở đầu cuộc họp, Giáo sư Flores đã trình bày ngắn gọn về lich sử của lớp học và những vấn đề vừa xảy ra tạo sự quan tâm của nhiều người. Theo ông thì lớp Tiếng Việt được mở ra từ năm 2006, là một trong 35 loại ngôn ngữ khác nhau đang được giảng dạy tại UT. Năm ngoái lớp bày đã bị bãi bỏ vì ngân sách của trường bị cắt giảm. Sau đó, vì nguyện vọng của sinh viên với trên 900 chữ ký tay,1,000 chữ ký trên một thỉnh nguyện thư điện tử (petition online) và nhiều cuộc gặp gỡ với Ban Giám đốc nhà trường, phân khoa Nhân văn chọn lớp Tiếng Việt là lớp thử nghiệm trong muà hè này. Nếu thành công, lớp Tiếng Việt sẽ được cứu xét để tiếp tục. Giáo sư Flores giải thích:“ Khoảng giữa tháng 1, 2011, nhà trường cho làm trang mạng để quảng cáo cho lớp học và lá cờ Việt Nam được đưa vào chỉ vì đây là lá cờ chính thức của Việt Nam và Ban giảng dạy lúc đó không hiểu về ý nghiã của lá cờ quan trọng ra sao đối với cộng đồng người Mỹ gốc Viêt. Khoảng 3 tuần nay, chúng tôi nhận được điện thoại, điện thư, và thư từ của khá nhiều người, từ văn phòng Dân biểu Hubert Võ và có lẽ từ những quý vị đang có mặt tại đây. Chúng tôi đã có cuộc họp vào chiều ngày 28 tháng 3 vừa qua và quyết định thay lá cờ bằnh bản đồ nước Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng điều này là điều đúng phải làm (We felt It was a right thing to do)”Ông còn cho biết:“ Riêng vấn đề giáo sư, chúng tôi sẽ giữ để dạy trong mùa hè này vì ông ta đã dạy trong 5 khoá học với thành tích tốt”Phần phát biểu ý kiến mở đầu bằng lời phát biểu của Dân biểu Hubert Võ. Ông đã cám ơn nhà trường trong việc nhanh chóng bỏ lá cờ trên trang mạng. Ông giải thích lá cờ vàng với ba sọc đỏ lá cờ truyền thống biểu tưọng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã được lưỡng viện quốc hội Texas công nhận vào năm ngoái với nghị quyết số 258. Ông cũng đặt vấn đề về việc giáo sư đến từ Việt Nam. Theo ông:“Nói chung, tôi ủng hộ các sinh viên và những chuyên gia đến từ Việt Nam để học hỏi cái hay, sự tiến bộ và nền dân chủ tại Hoa kỳ để khi trở về có thể giúp thay đổi đất nước Việt nam trở thành một nước tự do, dân chủ và tiến bộ. Tuy nhiên, nếu những người này sang đây để tuyên truyền cho Cộng sản hay phá rối cộng đồng, chúng tôi sẽ chống tới cùng”Ông Trần Nhơn Mai, chủ tịch hội Người Việt Cao Niên tại Austin phát biểu: “ Chúng tôi là những nạn nhân đã phải gánh chịu quá nhiêu đau khổ vì CS. Kinh nghiệm của chúng tôi cho biết người CS rất quỷ quyệt, họ sẽ làm nhiều cách để tuyên truyền và đầu độc sinh viên. Chúng tôi mong mỏi nhà trường có phương cách kiểm soát hữu hiệu”Ông Thiện Nguyễn,Chi Hội trưởng, Chi hội Gia Đình Mũ Đỏ tại Austin trình bày: “ Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, tôi bị bắt vào nhà tù mà CSVN gọi là “trại cải tạo” hơn 5 năm. Ra khỏi tù không sống được dưới chế độ tàn ác và phi nhân nên tôi đã vưọt biên tìm tự do và may mắn đến được Hoa kỳ. Cờ CS nhắc nhớ cho tôi những ngày tháng kinh hoàng của nhà tù CS. Và tôi không thể chấp nhận việc một người Cộng sản dạy sinh viên Việt Nam.”Ông Miêu Vũ, chủ tịch Chi hội Văn Hoá Khoa Học tại Austin cho biết:” Tôi rời Việt Nam đến Hoa kỳ từ năm 1975, cách đây mấy năm tôi có về Việt Nam thăm gia đình. Tôi ngạc nhiên là tiếng Việt tại Việt Nam đã bị thay đổi rất nhiều. Lắm khi tôi không hiểu nổi những người trong nước nói gì" Tôi không hiểu giáo sư đến từ VN dạy sinh viên tiếng VN truyền thống hay tiếng VN tại VN với quá nhiều từ ngữ xa lạ cho sinh viên" Ông cũng mong mỏi nhà trường sẽ cho phổ biến rộng rãi việc tuyển chọn giáo sư cho những niên khóa mới, với hy vọng có thể tìm được người giảng dạy từ Cộng đống người Mỹ gốc Việt ”Ông Antonio Lê, đại diện chùa Cao Đài tại Austin phát biểu: “ Khi CS lên cầm quyền, họ thay đổi tất cả. Trong nhà trường họ thay đổi sách giáo khoa, viết lại sử với những điều dối trá để dạy dỗ sinh viên học sinh. Tôi rất thất vọng khi đuợc biết một giáo sư đến từ VN giảng dạy lớp Việt ngữ vì khi đã học tại nhà trường Việt Nam, chắc chắn họ sẽ không thể dạy đúng cho các sinh viên.”Chúng tôi có đưa ra ba câu hỏi: 1-Lá cờ CS trên trang mạng chỉ với mục đích quảng cáo hay còn có liên hệ gì đến chương trinh của lớp học " 2- Giáo sư dạy Tiếng Việt đã được mướn ra sao, tiêu chuẩn nào được mướn và trước đó nhà trường có thông báo rộng rãi trên Website để người Việt hải ngoại biết" 3- Lý do khiến Khoa trưởng quyết định bỏ lá cờ CS trên trang mạng vào ngày 29 tháng 3 vừa qua" Từ các email, điện thoại, hay các thỉnh nguyện thư với cả ngàn chữ ký"Khoa trưởng Flores đã trả lời một các ngắn gọn nhưng rõ ràng: “Lá cờ CSVN đã được đưa lên website để quảng cáo cho lớp học chứ không liên hệ gì đến chuơng trình học. Giáo sư Hoàng Ngô đã nộp đơn xin việc và đã trải qua những thể lệ giống như tất cả các giáo sư khác. Điều kiện là phải có bằng Tiến sĩ (Ph. D) về ngôn ngữ học và văn chương và qua những cuộc phỏng vấn. Tôi quyết định việc bỏ cờ CSVN và thay bằng bản đô VN sau khi văn phòng của tôi nhận được điện thoại, điện thư, thư của sinh viên, nhiều cá nhân và đoàn thể từ cộng đồng của quý vị đã liên lạc và giải thích vấn đề. Riêng về việc thỉnh nguyện thư với cả 1,000 chữ ký mà ông vừa nhắc tới, chúng tôi không hề nhận được! (We received nothing from the source you have mentioned) Ông Phan Vũ Thụy, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Austin (VACAT), người cũng được đại diện các hội đoàn uỷ nhiệm là phát ngôn viên của cộng đồng đã chân thành cám ơn Đại học UT đã cho giảng dạy lớp Việt ngữ. Ông cho biết, khi ông theo học và từng làm chủ tịch hội sinh viên VN tại Đại học UT vào những năm 1990, UT không có lớp tiếng Việt. Hội sinh viên VN phải tự tổ chức những lớp Việt Ngữ riêng và người giảng dạy là những hội viên rành tiếng Việt tình nguyện. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ và khen ngợi hội Sinh viên VN trong việc vận động hiệu quả với nhà trường để duy trì lớp Việt ngữ. Ông cũng đặt ba câu hỏi 1- Lớp học có nằm trong chương trình trao đổi giáo dục hay văn hoá của chính phủ VN và trường UT" 2-Trong lá thư của tiến sĩ Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ, ông Thomas Garza, gửi cho cộng đồng, ông cho biết mục đích của lớp học trong muà hè này để giúp các sinh viên sắp về VN làm việc, các em sẽ được học về văn hoá, bằng cách nào nhà trường có thể dạy cho các em biết được những điều đúng hay sai" 3 - Làm sao để chúng tôi có thể xem giáo án (syllabus) của giáo sư "Khoa trưởng Flores giải thich: “Lớp học Tiếng Việt không nằm trong chương trình trao đổi giáo dục, văn hoá của VN với UT hay với Hoa kỳ. Khi dạy ngoại ngữ, nhà trường nhằm cung cấp cho sinh viên kỹ năng đọc, viết và hiểu ngôn ngữ đó, còn việc nhận định đúng sai, nhà trường dành cho các em. Giáo án của giáo sư Ngô sẽ đựợc đưa lên website một ngày rất gần đâyBà Nancy Bùi, hội trưởng hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá người Mỹ gốc Việt, VAHF cũng đặt câu hỏi về lá thư của Ông Garza có nói đến việc đưa lịch sử khốn khó mà cộng đồng người Việt phải trải qua. Theo bà thì một người tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục Việt Nam thì làm sao hiểu được những gì người Mỹ gốc Việt đã trải qua vì theo chỗ bà biết nhà trường VN không bao giớ dạy về chuyện này. Nếu có nhắc tới cộng đồng người Việt hải ngoại thì cũng rất sai lạc. Bà có nói đến sự hợp tác của hội VAHF với Phân Khoa sử người Mỹ gốc Á (Asian American Studies) mà Tiến sĩ Madeline Hsu là Giám đốc đang có mặt ở đây qua chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn để nói lên những kinh nghiệm đau thương đầy máu và nước mắt.Khoa trưởng Flores đồng ý và sẽ hội ý với Bà Hsu để tìm cách đưa những bài học của người Mỹ gốc Việt vào lớp Việt ngữ.Crystal Nguyễn, đại diện cho sinh viên toàn trường và Anna Phan đã nói lên kinh nghiệm của các em sau 2 năm theo học lớp Tiếng Việt với giáo sư Ngô. Theo Anna thì lớp học rất bổ ích cho em và giáo sư chưa bao giờ nói đến chính trị, Crystal cho rằng lớp học giảng dạy trung bình chứ không mấy xuất sắc. Em cho biết đã từng học tiếng Việt 7 năm từ những lớp Việt ngữ dạy trong cộng đồng ngưòi Việt. Cả hai em đều đồng ý là cần phải duy trì lớp Tiếng Việt tại UT.David Trần, chủ tịch hội Sinh viên VN tại UT đã đại diện sinh viên cám ơn UT và cộng đồng đã hết lòng giúp đỡ để duy trì lớp Việt ngữ. Có những bác đã bỏ một ngày làm như ông Lê văn An, chủ tịch Hội SVSQ/TB Thủ Đúc để đến tham dự buổi họp ngày hôm nay. Theo David, không có lớp Tiếng Việt, sinh viên người Mỹ gốc Việt sẽ bị thua kém các sinh viên đến từ VN ngay trong tiếng mẹ đẻ của mình. Buổi họp được kết thúc bằng những lời cảm ơn của Khoa trưởng Plores. Ông mong mỏi mọi vấn đề nếu có trong tương lai, ông sẽ được làm việc với cộng đồng trong tinh thần cởi mở, thông cảm và tôn trọng như hôm nay. Và ông sẵn sàng lắng nghe và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của sinh viên cũng như của cộng đồng.Ông cũng nhắc nhở nếu quý vị nào biết người Việt gốc Mỹ đủ điền kiện giảng dập lớp tiếng Việt, xin nộp đơn để nhà trường cứu xét.

Sau cuộc họp, chúng tôi có dịp trao đổi với các em SV và Dân Biểu Hurbert Võ. Chúng tôi đặt câu hỏi: “Giã sử rằng trong lớp học, ông Ngô Hoàng đưa ra những vấn đề liên quan đến chính trị hoặc nói sai sự thật về lịch sử VN thì các cháu phản ứng như thế nào"”
Các chaú Anna Phan và David Trần đều trả lời rằng: “Cha mẹ tụi con đã cho bọn con biết về chế độ CS và lịch sử VN. Nếu ông Ngô có nói không đúng thì tụi con sẽ nói thẳng với ông ta là chúng tôi không muốn nghe những điều đó. Nếu thầy còn nói nữa thì chúng tôi sẽ báo lên BGH nhà trường và ông ta sẽ bị đuổi việc ngay”
Chúng tôi cũng có đặt câu hỏi tương tự với Dân Biểu Hubert Võ thì được Dân Biểu trả lời rằng: “Hiện tại, chúng ta không làm gì được việc ông Ngô giảng dạy tại UT vì ông ta hội đủ điều kiện mà UT đòi hỏi. Chúng ta chỉ có thể tìm cách nói chuyện và trình bày với ông ta về những điều chúng ta quan ngại. Nếu ông ta không phạm điều luật của nhà trường trong khi giảng dạy thì thôi, còn ngược lại, nếu ông ta “ló mòi” (nguyên văn) tuyên truyền ra thì tôi bảo đảm với các bác, các chú tôi sẽ tìm cách không để cho ông ta tiếp tục dạy tại đây (UT).
Cũng trong cuộc trao đổi này DB Hubert Võ cho biết: “Tiêu chuẩn đòi hỏi để giảng dạy lớp Việt Ngữ của UT hơi cao, phải có bằng Ph. D về ngôn ngữ và văn chương thì mới được nhận vào dạy. Ông Ngô Hoàng hội đủ điều kiện này nên ông ta được nhận. Hơn nữa, trong vài năm qua, việc dạy của ông ta có thành tích tốt (đối với nhà trường và các em SV) nên ông ta vẫn được nhà trường tín nhiệm. Còn nói về trong cộng đồng chúng ta ở địa phương có người nào thay thế được không thì chưa có ai. Không phải chúng ta không có khả năng nhưng ít có ai, hoặc chưa có ai có mãnh bằng Ph D về ngôn ngữ và văn chương như trường UT đòi hỏi. Mặt khác, khi có mãnh bằng này rồi mà ra đi dạy thì đồng lương rất ít ỏi nên các con em chúng ta không ai muốn lấy mãnh bằng này! Tôi sẽ cố gắng tìm cách thuyết phục nhà trường hạ bớt tiêu chuẩn xuống (bằng Master chẳng hạn) để trong CD chúng ta sẽ có người thay thế nếu họ muốn”
Khi chúng tôi hỏi: “Dân Biểu nghĩ sao khi có người cho rằng thà không có lớp Việt Ngữ này còn hơn là có mà để cho một cán bộ VC giảng dạy”" thì được DB cho biết:
“Việc tuyển chọn nhân viên là việc của nhà trường, chúng ta không thể bảo họ cho hay không cho ai vào dạy được. Hơn nữa, lớp học này không dành riêng cho SV VN mà cho tất cả SV nào muốn học. Chúng ta, như tôi đã nói, chỉ có thể gặp ông Ngô và gặp nhà trường đề trình bày sự quan ngại của cộng đồng, của các bậc cha mẹ của các em và của chính các em để họ không làm những điều mà chúng ta quan ngại đó. Được như thế thì tốt, còn nếu không được thì chúng ta sẽ tìm những biện pháp khác sau này”.
Trước khi ra về, mọi người đã đứng lại để chụp những tấm hình kỷ niệm.
LH (4/2011)

Ý kiến bạn đọc
16/04/201100:05:18
Khách
Chúng tôi là người Việt nam, sau ngày mất nước 30-4-1975, chúng tôi đã phải rời bỏ quê hương,xứ sở ra đi tìm tự do,nhân quyền và sự sống cho bản thân và gia đình ! Bỏ lại tất cả sau lưng,mọi thứ quý giá và tình cảm của cả đời người ....chỉ còn mang theo được bên mình tiếng nói Việt Nam,ngôn ngữ và văn hoá đã được lưu truyền từ ngàn đời của dân tộc, từ tổ tiên thời ngàn năm xưa vua Hùng dựng nước ....!
Ngôn ngữ Việt của chúng tôi mang theo làm hành trang, cũng là kỷ vật gia bảo duy nhất còn sót lại mà bọn Cộng quân tàn bạo,nô dịch nước ngoại bang không có cách nào chiếm đoạt,cướp bóc được ......!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.