Hôm nay,  

Cộng Đồng Tây Tạng Tại New York Và New Jersey Kêu Gọi Giúp: Xây Dựng Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, Văn Hóa Tại hoa Kỳ

10/02/201100:00:00(Xem: 6198)
Cộng Đồng Tây Tạng Tại New York Và New Jersey Kêu Gọi Giúp: Xây Dựng Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, Văn Hóa Tại hoa Kỳ

tibetan_festival_master_englishposter8_5x11_final-large-contentTấm bích chương nhạc hội.

Sau đây là Thông Báo của Cộng Đồng Tây Tạng tại New York và New Jersey và Thông Điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
THÔNG BÁO
XIN TRỢ GIÚP CHO CỘNG ĐỒNG TÂY TẠNG TỴ NẠN CỘNG SẢN CÓ MỘT TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG VÀ VĂN HÓA TẠI HOA KỲ & THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỜI THỨ 14
Kính gởi quý đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản,
Sau khi cộng sản Trung Cộng xâm chiếm đất nước Tây Tạng vào năm 1959, Đức Vua của nước Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 (lúc này Ngài 24 tuổi) đã cùng với hơn một trăm ngàn người dân Tây Tạng vượt biên bằng đường bộ băng qua rặng núi Hy Mã Lạp Sơn đầy tuyết, đến tỵ nạn tại Ấn Độ và tái thành lập một chính phủ lưu vong tại Dharamsala, thuộc miền Bắc của quốc gia Ấn Độ. Cho nên chính phủ Tây Tạng lưu vong được xem như một quốc gia sống trong một quốc gia tại nước Ấn Độ.
Vào năm 1990, vì áp lực của Liên Hiệp Quốc chính phủ Hoa Kỳ đã mở lòng nhân đạo đón nhận một ngàn người Tây Tạng tỵ nạn từ Ấn Độ sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện bốc thăm. Sau đó chuỗi di cư được tiếp nối, và vào năm 1998 dân số người Tây Tạng tỵ nạn cộng sản trên toàn Hoa Kỳ được tăng lên khoảng chín ngàn người.
Riêng tại New York, người Tây Tạng tỵ nạn tại đây với con số đông nhất là sáu ngàn người. Có thể nói rằng New York là thủ đô tỵ nạn của người Tây Tạng lưu vong. Mặc dù đã được định cư tại Hoa Kỳ, nhưng lại khác hẳn với người Việt Nam tỵ nạn, người Tây Tạng còn có chính phủ lưu vong nên họ không được chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp về mọi phương diện mà họ phải hoàn toàn sống tự lập dưới sự bảo trợ của chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ, có văn phòng đại diện tại New York là Office of Tibet.
Hiện nay cộng đồng Tây Tạng tỵ nạn tại Hoa Kỳ đang có một dự án để thành lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng cố định để duy trì và bảo tồn văn hóa đậm sắc thuần túy của họ tại Hoa Kỳ. Người Tây Tạng lưu vong cũng đã cùng nhau đóng góp tài chánh; tuy nhiên, sự mong ước của dự án này chưa được viên thành vì phương diện tài chánh vẫn còn đang thiếu hụt.
Hơn thế nữa, số người vượt biên trốn thoát từ Tây Tạng đến Ấn Độ hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn, cho nên chính quyền Tây Tạng lưu vong phải chi ngân sách để tiếp cứu những đồng bào tỵ nạn cộng sản này. Họ không nhận được nguồn tài trợ nào từ cao ủy Liên Hiệp Quốc.
Ngay chính bản thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không giúp được gì, tuy rằng Ngài được thỉnh mời thuyết giảng khắp nơi trên thế giới nhưng Ngài không nhận tịnh tài. Các tổ chức thỉnh Ngài về giảng dạy, chia sẻ giáo pháp của Đức Phật hoặc ban các lễ quán đảnh mật tông, hay làm diễn giả trong các buổi đàm đạo, phần tịnh tài thâu vào được các tổ chức công bố lên để Ngài chứng minh và sau đó sẽ được chung vào các quỹ thiện nguyện của tổ chức riêng của họ. Bởi thế khi dân tộc Ngài cần đến thì Ngài phải lên tiếng để quyên góp.
Người Việt Nam chúng ta bị mất đi một miền Nam thân yêu vào tay cộng sản Bắc Việt đã 35 năm, mà chúng ta đã thấy tổn thất và buồn khổ biết bao. Còn đây Đức Đạt Lai Lạt Ma và dân tộc Tây Tạng bị mất đi cả một quốc gia vào tay cộng sản Trung Cộng đã tròn hơn 50 năm, Ngài đau sót biết dường nào. Tuy nhiên, Thánh Đức Ngài vẫn an nhiên giữ tâm từ bi, nhân ái, tự tại và luôn thân hành trên khắp phương trời trên thế giới để lợi lạc cho tha nhân.
Đối với người Việt Nam, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn tri ân đến quốc gia Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Trong một dịp đến Long Beach và cũng là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào năm 1997, Thánh Đức Ngài có nhắc và luôn ghi khắc và biết ơn nước Việt Nam Cộng Hòa đã viện trợ gạo cho đất nước Tây Tạng khi Đức Ngài còn cư ngụ tại quê nhà Tây Tạng của Ngài.

Dưới đây là thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma, xin kính mời quý đồng hương đọc qua và xin quý đồng hương cùng một hoàn cảnh tỵ nạn trên xứ người, xin phát tâm yểm trợ cho dự án bảo tồn văn hóa của người Tây Tạng tỵ nạn có một nơi chốn cố định, để sinh hoạt cộng đồng và duy trì bản sắc văn hóa đầy phong phú của họ tại Hoa Kỳ được như nguyện.
Quý đồng hương phát tâm yểm trợ xin vui lòng đề trên check hoặc money order là:
TCNYNJ
(viết tắt cho TIBETAN COMMUNITY OF NEW YORK & NEW JERSEY)
Memo: Support Tibetan Community Center
Và xin gửi về địa chỉ:
921 GETOUN DRIVE
CONCORD, CA 94518
Quý đồng hương muốn biết thêm chi tiếc xin liên lạc (510) 541-1943.
Cộng đồng Tây Tạng của New York và New Jersey được thành lập dưới dạng một tổ chức phi lợi nhuận theo luật 501(c)(3) của Hoa Kỳ, và các đóng góp từ công dân Hoa Kỳ được khấu trừ thuế. Văn phòng sẽ gửi giấy biên nhận (receipt) để tiện việc khai thuế.
Trưởng văn phòng Tây Tạng lưu vong, Office of Tibet, ông Lobsang Nyandak là đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma có văn phòng đặc sứ tại New York vô cùng tri ân sâu sắc về sự quan tâm và tấm lòng quảng đại trợ giúp của quý cộng đồng Việt Nam tỵ nạn khắp nơi tại Hoa Kỳ.
Trân trọng kính chào.
11/25/2010
THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Trong một năm sống tỵ nạn ở xứ người, chúng tôi thấy rõ ràng rằng quốc gia và dân tộc của chúng tôi có còn tồn tại hay không là tùy thuộc vào khả năng duy trì nền văn hóa và bản sắc của chúng tôi. Vì thế, công việc đầu tiên mà chúng tôi làm là xây dựng những ngôi trường riêng và những khu tái định cư cho người Tây Tạng với sự khuyến khích và hổ trợ của chính phủ Ấn Độ. Sống trong những ngôi trường này, trẻ em Tây Tạng được dưỡng dục trong môi trường văn hóa Tây Tạng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều trẻ em Tây Tạng sống ở Phương Tây lại không có được những thuận lợi như vậy.
Khi số người Tây Tạng sống ở các quốc gia như Hoa Kỳ và Canada dần dần gia tăng, và những cộng đồng người Tây Tạng đã hình thành theo từng cụm dân cư, thì các thành viên của họ đã ý thức được tầm quan trọng của việc thành lập một trung tâm để củng cố cộng đồng và bảo tồn văn hóa của mình. Trong một thành phố trọng yếu như New York, với hơn sáu ngàn người Tây Tạng, thì việc quan trọng là có một Trung Tâm Văn Hóa Tây Tạng để duy trì bản sắc văn hóa Tây Tạng trong cuộc sống ly hương.
Trung Tâm Văn Hóa không chỉ là nơi để các trẻ em có thể học ngôn ngữ và âm nhạc, hoặc tề tựu để đón mừng lễ hội hay những buổi lễ tưởng niệm quan trọng. Trung Tâm Văn Hóa sẽ là biểu tượng cụ thể và sống động của bản thân cộng đồng. Hơn nữa, là điểm quan tâm chung của người Tây Tạng ở New York, Trung Tâm Văn Hóa có thể trở thành điểm tựa ban đầu nhằm làm cho cuộc sống của người Tây Tạng tại nơi này được thêm phong phú, để thực hiện những ước mơ và nguyện vọng của cộng đồng được trọn vẹn.
Tôi hy vọng rằng Trung Tâm Văn Hóa sẽ góp phần quan trọng và lâu dài cho sự nghiệp bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng, đưa nền văn hóa này vượt qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử dân tộc Tây Tạng. Ngoài khả năng bảo tồn nền văn hóa của mình, nền văn hóa mà tôi gọi là nếp sống hòa bình và từ ái, khả năng này không những giúp cho cộng đồng lưu vong của chúng tôi được vững chắc mà còn có thể làm lợi lạc cho tha nhân.
Tôi xin được bày tỏ lòng chân thành biết ơn đối với tất cả quý vị đã phát tâm ủng hộ cho dự án quan trọng này và xin cầu nguyện cho dự án được thành tựu viên mãn.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso
Ngày 2 tháng 2 năm 2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất nhiều gia đình Việt Nam bị trở ngại về việc truyền thông trong gia đình khi các con bắt đầu vào lứa tuổi 12 tới 19; liên hệ giữa cha mẹ và con cái đang êm đẹp bỗng nhiên bị tắc nghẽn một cách nghiêm trọng.
Câu chuyện của Kristin thể hiện sự kiên cường và niềm đam mê. Với mảnh bằng kinh doanh của mình, Kristin bận bịu trong việc điều hành cửa hàng của cha mẹ, trau dồi kỹ năng của một đầu bếp chính, đồng thời gánh vác trách nhiệm của người vợ và làm mẹ. Mặc dù phải nghỉ làm để nuôi con, nhưng tình yêu nấu nướng của cô vẫn còn nguyên; điều này dẫn cô đến trường dạy nấu ăn, và cuối cùng là khám phá văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới. Không lâu sau, Kristin bắt tay vào hành trình khởi nghiệp của mình, thành lập Garlic And Chives.
Điều gì xảy ra nếu Thẻ xanh mười năm của bạn hết hạn? Bạn có vẫn còn là Thường trú nhân? Đúng vậy, tình trạng Thường trú nhân của bạn không bị hết hạn khi Thẻ Xanh 10 năm hết hạn. Nhưng đôi khi sẽ rất bất tiện khi thẻ xanh hết hạn.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi đã chọn những câu hỏi chung về Medicare và các phúc lợi xã hội khác từ các cuộc gọi và thư mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi muốn chia sẻ thông tin. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí An Sinh Xã Hội, thu nhập An Sinh Bổ Sung, phúc lợi Xã Hội cho Người Cao Tuổi hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi hoặc email với chúng tôi theo 3 cách ngay hôm nay
Pechanga Resort Casino vô cùng hào hứng được giới thiệu chương trình “Nhạc Hội Huynh Đệ - The Brothers Concert”, với bốn diễn viên ca sĩ tên tuổi. Buổi trình diễn duy nhất này vào tối Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, lúc 8 giờ ở rạp Pechanga Summit hứa hẹn sẽ đưa quý vị ngược thời gian trở lại kỷ nguyên những ca khúc "hit" bất hủ. Các diễn viên ca sĩ xen kẽ cống hiến những ca khúc vượt thời gian với những lúc thân mật nói chuyện trên sân khấu với khán thính giả. Chắc chắn các 'fan' sẽ cảm nghiệm một buổi tối khó quên. Lương Hán Văn, Ngô Trác Hy, Lâm Hiểu Phong và Tạ Thiên Hoa dàn trải ba lĩnh vực nghệ thuật chính, gồm âm nhạc, điện ảnh và truyền hình, gợi lên thật nhiều những kỷ niệm trân quý, nhất là trong lòng những ai sinh ra trong các thập niên 80 và 90. Sự nghiệp của những diễn viên ca sĩ này tiêu biểu cho kỷ nguyên vàng son của ngành giải trí Hong Kong, là khoảng thời gian mà các ca khúc, phim màn ảnh và phim TV của họ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người.
Trong tuần lễ cuối của Tháng Tư năm 2024 tại Little Sài Gòn, nhiều tổ chức Hội Đoàn, Đoàn Thể, Cộng Đồng đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư trong đó có những chương trình nhạc đấu tranh được tổ chức như: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhóm Hát Quỳnh Hoa, Biệt Đội Văn Nghệ tại Thư Viện Việt Nam, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng tại hội trường Viện Việt Học, Hội Ái Hữu Cựu Sunh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Đoàn Du Ca Nam California, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ v.v…
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.