Hôm nay,  

Xuân Tha Hương Nhớ Ngoại

08/02/201100:00:00(Xem: 5315)

Xuân Tha Hương Nhớ Ngoại

Cao Xuân Thanh Ngọc

(Lời Giới Thiệu của Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: Một lần nữa lại giới thiệu tới quý bạn một ngừoi viết thuộc thế hệ thứ hai, khi tới Hoa kỳ, vốn tiếng Việt rất ít, nhưng nhờ tự học nên bây giờ viết tiếng Việt đựoc. Bài viết này là tác phẩm đầu tay. Để khuyến khích, xin quý bạn phổ biến hộ. Cô là một dựợc sĩ đang làm việc ở Cali.)

Vừa bước chân vô nhà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, nghe tiếng chuông điện thoại vang lên, nhìn vào thì thấy là số điện thoại của mẹ: “Con đã đi mua thèo lèo, “cứt” chuột để mà đưa Ông Táo về trời chưa"” Giọng nói của mẹ vang lên từ bên kia đầu dây, mẹ có vẻ nôn nao lắm! Mẹ thật là chu đáo, tôi thầm nghĩ “Mẹ khỏe không" Hôm nay sức khỏe của mẹ ra sao rồỉ"" Cả mấy năm rồi, tụi con đâu có đưa Ông Táo về trời! Ði làm bận rộn quá, lỡ mà ngày 30 Tết, tụi con quên đón “ổng” về lại, rồi cả năm “ổng” ở lại luôn trên trời thì khổ tụi con!” Tôi trả lời mẹ! Mẹ cười bên kia đầu dây, trách yêu: “Con nhỏ này lúc nào cũng ba trợn hết, không biết khi nào con mới lớn đây! Có 2 đứa con rồi mà không nghiêm chỉnh chút nào hết”...Có lẽ trong thâm tâm của mẹ, tôi lúc nào cũng là đứa con gái út “không bao giờ trưởng thành!”

Thấp thoáng mà đã 20 năm tôi rời Việt Nam để mà nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai của tôi, gia đình tôi đi theo diện H.O., ba phải đi học tập cải tạo gần 10 năm trong lao tù, tưởng chừng như không có lối thoát…

Thời gian trôi qua thật là nhanh! Nhớ lúc chân ướt chân ráo đến Mỹ, không biết một chữ tiếng Anh, tôi nhào vô đi học trong suốt 11 năm trời, vì tôi đã quyết định là bằng mọi giá, tôi phải học để có bằng cấp, có công việc ổn định, sau này con cái của mình sẽ không bị khổ như là mình nữa! Mặc dù đi học là một cực hình trong thời gian đầu, ai nói cũng không hiểu gì hết, cứ ngơ cái mặt ra mà cười, biết bao nhiêu câu chuyện cười ra nước mắt mà tôi đã trải qua trong những giai đoạn đầu, nhưng có lẽ Ông Trời không bao giờ phụ lòng người, sau bao năm học hành cực khổ, tôi bây giờ đã có công việc đàng hoàng, làm Giám đốc khoa Dược cho một bệnh viện tại tiểu bang California…Ngồi bệt xuống ghế, nhìn ra cửa sổ, hình ảnh Tết ở Việt Nam lại hiện lên trước mặt tôi…

Gia đình tôi có tất cả là 7 người, ba mẹ và 5 chị em của tôi cùng sống trong một ngôi nhà nhỏ ở Long Khánh. Mấy năm trước khi cả gia đình tôi đi Mỹ vào đầu thập niên 90, mẹ đã đón ngoại từ Sài Gòn về ở với gia đình tôi, có lẽ vì khí hâụ ở miền quê hẻo lánh dễ chịu cho căn bệnh suyễn của ngoại hơn là ở Sài Gòn, ngoại ít bị những cơn suyễn hành hạ hơn. Nghĩ lại mà thấy thương ngoại quá, mà cái căn bệnh này cũng ác độc thật, lúc nào cũng tấn công vào ban đêm. Tôi vẫn nhớ rõ như in, khi bị lên suyễn, ngoại phải ngồi dậy, vừa ho vừa thở hổn hển, thiếu điều như nếu ngoại không ráng chộp lấy không khí xung quanh mình, ngoại sẽ bị tắt thở mất thôi!

Tụi tôi có vỏn vẹn hai cái Tết với ngoại.Vì hoàn cảnh gia đình quá thiếu thốn, lương giáo viên của mẹ không đủ trang trải cho cả gia đình, cho nên cứ mỗi độ Xuân về, là mẹ lại tranh thủ lên Sài Gòn, lấy áo quần, bánh mứt để về bán lại, mong kiếm chút ít tiền để mà cả nhà được hưởng cái Tết như mọi người. Mẹ và chị Hai bận rộn cả ngày, đi từ sáng sớm, cho đến tối mới về tới nhà. Nhiều khi đang chơi với mấy đứa nhỏ trong sân nhà, tôi thoáng thấy ngoại kéo cái ghế ra ngồi trước hiên, nhìn ra cổng, chắc có lẽ ngoại đang trông mẹ về. Tôi chạy lại gần thì nghe ngoại nói: “Không biết hai mẹ con hắn bán hàng lỗ hay lời hôm nay"" Vẫn cái giọng Quảng Nam quen thuộc của ngoại lại cất lên, rồi khuôn mặt ngoại trầm ngâm và cất lên một hơi thở dài ... Lúc đó, tôi mới tám tuổi, có biết gì đâu. Tôi thì lại thầm ước cho mẹ đừng có bán đắt hàng hàng, nhất là những bộ quần áo đẹp cỡ của tôi, bởi vì kinh nghiệm đã cho tôi biết, những bộ áo quần đó sẽ thuộc về tôi vào chiều 30 Tết, khi những gian hàng Tết đóng cửa để mọi người lo ve nhà đón giao thừa…Sau này, tôi mới cảm nhận được một điều là cả nhà tôi đón Tết lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào những ngày buôn bán khổ cực của mẹ và chị Hai. Có năm mẹ trúng mánh, thế là cả nhà được đầy đủ các món ăn, nào là bánh chưng , bánh tét, củ kiệu chua, rồi dưa món, bánh mứt, hột dưa, không thiếu một món gì. Điều mà tôi thích nhất là tôi được có tới ba bộ áo quần mới để diện trong ba ngày Tết, trong khi mấy chị và anh của tôi thì có 1 bộ thôi. Ai mà léng phéng phàn nàn thì mẹ lại nói: “Tội nghiệp em, nó nhỏ nhất trong nhà, phải ưu tiên cho em chút xíu!” Cái câu: “Giàu út ăn, khó út chịu!” thật là chí lý’!

Mẹ cũng không quên mua cho ngoại một cái áo dài. Ngoại lại trách: “Mua chi cho tốn tiền!”. Nói vậy chứ ngoại cũng giống như tôi, xòe chiếc áo dài lên người uớm thử, rồi lại khen mẹ: “Sau mi biết tao thích cái màu tím than này mà mua" Cái màu đẹp chi lạ!” Mẹ tôi giục ngoại mặc vô thử. Ngoại vội đứng lên, chiếc áo dài vừa vặn, ôm sát thân hình ốm yếu của ngoại. Tụi tôi khen ngoại đẹp quá, vòng eo thon thả, như gái 18. Ngoại lại cười bẽn lẽn, hàm răng móm sọm, rồi ngoại đánh trống lảng nói: “Mùng Một Tết này, cả nhà phải đi chùa cúng Phật, hái lộc đầu năm hết nghe bây!" Giống như là ngoại cũng mong tới ngày Tết để được mặc áo dài mới như tôi vậy! Ngoại nói như ra lệnh, tôi thì nhảy cởn lên, đối với tôi lúc đó, cho dù đi chùa hay đi chơi, miễn sao được mặc áo quần mới, tôi sẽ đưa hai tay…và hai chân lên ủng hộ!

Thế rối căn bệnh suyễn cũng cuớp ngoại đi! Ngoại ra đi trong giấc ngủ, thật nhẹ nhàng, không một chút đau đớn. Tôi nhớ Tết năm nào đó thật là ảm đạm, lần đầu tiên tôi cảm giác được sự mất mát quá lớn của gia đình, cả nhà chợt như rất thèm được nghe lại tiếng ho của ngoại, thèm được nhìn thấy bóng dáng lòm khòm của ngoại ra vào trong nhà…Từ đó trở đi, Tết đến với gia đình tôi không giống như Tết có ngoại nữa!

Tiếng chuông điện thoại của tôi lại vang lên, đưa tôi về với hiện tại, ba chồng tôi gọi, hỏi thăm hai đứa cháu nội cưng của ông, rồi ba hỏi: "Ba đang ở trong chợ Việt Nam dưới Little Saigon, con có cần ba mua dùm gì không"" Tôi vội nói: "Vậy ba mua dùm cho tụi con mấy hộp kẹo, bánh mứt để tụi con cúng đưa Ông Táo về trời nha!". Ba chồng tôi cười rạng rỡ trong điện thoại, chắc là ông ngạc nhiên, chuyện lạ có thật đây! Trong thâm tâm tôi, tôi đã quyết định sẽ dìu dắt hai nhóc con của tôi trở về cội nguồn, sẽ cho hai nhóc biết phong tục đón Tết của người Việt Nam của mình như thế nào, bắt đầu vào mùa Xuân Tân Mão năm này, tôi cũng không quên viết vài hàng vô tấm lịch to tướng để nhắc nhở tôi: "Nhớ phải cúng đón Ông Táo về trong đêm 30 Tết!"

Tôi cũng thầm hứa với lòng mình cố gắng sắp xếp công việc, sang năm tới, sẽ đưa hai nhóc con về thắp nhang cho bà cố. Đây cũng là chuyến đi về Việt Nam lần đầu tiên của tôi, sau bao nhiêu năm xa cách. Ngoại ráng yên giấc ngủ ngàn thu, tụi con sẽ về thăm ngoại!

Cao Xuân Thanh Ngọc

Tết Tân Mão, 2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.