Hôm nay,  

Gặp Gỡ Công Nhân VN Ở Mã Lai

08/12/201200:00:00(Xem: 16565)
LTS: Tác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

Trong chuyến đi thăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan tôi đã “tạt” qua Mã Lai vài ngày để thăm văn phòng CAMSA tại đây.

Ngày 25 tháng 11, 2012, tôi đến thăm một hội thánh Tin Lành ở Thủ Đô Kuala Lumpur. Hôm nay Chủ Nhật nên có nhiều công nhân Việt Nam đến nhà thờ gặp gỡ đồng hương và sinh hoạt tôn giáo. Sẵn đó, tôi phỏng vấn được vài công nhân Việt Nam và hỏi thăm về tình cảnh của các anh chị em hiện nay.

Được biết công nhân Việt Nam được cho ở tập thể trong một căn nhà có 12 người ít nhất, ăn uống tự túc. Họ phải cầm sổ đỏ nhà cửa (giấy xác nhận quyền sử dụng đất) đế vay tiền, ít nhất 26 triệu (khoảng 1300 USD), trả dịch vụ “xuất khẩu lao động” đi Mã Lai.

Khi ký hợp đồng, họ được hứa hẹn đồng lương 900 Ringgit (khoảng 300 USD) mỗi tháng, làm 8 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Nhưng khi qua Mã Lai, họ phải làm 10 đến 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Mỗi tháng họ bị cắt tiền bảo hiểm chống trốn và chỉ đem về được 500 Ringgit (khoảng 170 USD).

Thấy một em gái nét mặt còn quá non trẻ, tôi hỏi em bao nhiêu tuổi. Em nói là em chỉ mới 16 tuổi nhưng phải làm giấy tờ giả 18 tuổi để được đi làm vì nhà quá nghèo không đủ ăn.

Nhìn thấy tình cảnh các anh chị em công nhân xuất khẩu lao động ở Mã Lai, tôi đau lòng quá! Đây đúng là một cảnh nô lệ mới trên xứ người. Hiện nay có trên 100 ngàn công nhân Việt trên xứ Mã Lai. Họ phải làm việc trong một hoàn cảnh khắc nghiệt vì bị ăn chặn lương và không có tương lai. Nhưng vì Việt Nam không có việc làm nên họ đành phải tha hương cầu thực mà thôi.
bpsos_cong_nhan_viet_o_ma_lai
Công nhân Việt gặp nhau ở một hội thánh Tin Lành, ngày 25/11/2012 (ảnh CAMSA).
Được biết luật sư của CAMSA Malaysia đang lập hồ sơ để đưa ra toà các trường hợp bóc lột và ăn chặn lương bổng của công nhân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam chỉ biết vơ vét tiền dịch vụ của công nhân Việt Nam và đem họ qua xứ người rồi bỏ rơi họ, mặc cho họ sống chết ra sao.

Trước hoàn cảnh ấy, đầu năm 2008 BPSOS phối hợp một số tổ chức quốc tế và địa phương để thành lập CAMSA, với văn phòng đầu tiên đặt ở Mã Lai. CAMSA vừa giải cứu và giúp đỡ các đồng bào bị bỏ rơi ấy, vừa vận động áp lực quốc tế để chặn tận gốc nạn buôn người từ Việt Nam.

Tôi đã tặng cho các công nhân gặp gỡ hôm ấy các CD học tiếng Anh để mong cho họ biết chút ít tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ vì ở Mã lai người dân biết tiếng Anh khá nhiều.

Tôi mong rằng người Việt Nam của tôi sẽ biết đứng lên giành lại quyền lợi lao động của mình và không còn bị bóc lột sức lao động của chính mình nữa.

Mong lắm thay!

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
(Nguồn http://www.machsong.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.