Hôm nay,  

Quân Đội Úc, Mỹ Dàn Trận Mới, Kình TQ

23/06/201100:00:00(Xem: 11448)

Quân Đội Úc, Mỹ Dàn Trận Mới, Kình TQ; Quân lực Trung Quốc, Cam Bốt kết thân; Đảng đối lập Cam Bốt tố VN dành Biển Đông của TQ

CANBERRA, Úc Châu (VB) -- Quân lực Úc Châu sẽ tái phối trí để kình với các hiểm họa trong khu vực, như hiểm họa từ Trung Quốc, trong đó có kế hoạch thiết lập các căn cứ liên quân Mỹ và Úc.
Báo The Age nói rằng các tàu chiến và phi cơ tác chiến sẽ tái phối trí tới vùng cực bắc và cự tây của Úc Châu để bảo vệ các vùng nhiều tài nguyên ngoaì khơi Úc Châu, theo sau bản duyệt xét chiến lược theo lệnh chính phủ liên bang.
Báo The Age nói bản duyệt xét cho thấy quân lực Úc sẽ tăng hiện diện ở Tây Úc, ở Bắc Lãnh Thổ và ở cực bắc là vùng Queensland.
Quân lực Úc cũng sẽ đóng các căn cứ quân sự hay giảm hiện diện ở các tiểu bang phía nam, và sẽ thiết lập các căn cứ quân sự chung cho quân Úc và quân Mỹ.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Châu Stephen Smith bác bỏ rằng, bản duyệt xét phần lớn không phải là đáp ứng hiểm họa của Trung Quốc bành trướng.
Nhưng, theo báo The Age, cựu Tư Lệnh Lục Quân Úc Châu Peter Leahy nói chắc chắn việc tái phối trí quân lực Úc là ngăn chận hiểm họa Trung Quốc.
Bản duyệt xét cũng cứu xét các nơi Úc Châu nên đặt các căn cứ cho kỹ thuật quân sự mới, kể cả căn cứ cho các tàu chiến có chở theo phi cơ tác chiến, các tàu chiến có sân trực thăng và các phi cơ tác chiến liên hợp (kết hợp với Hải Quân).
Bản duyệt xét, theo báo The Age, cho thấy rầm quan trọng của vùng Châu Á Thái Bình Dương và vùng ven Ấn Độ Dương, và tầm quan trọng về sức mạnh quân sự vài quốc gia khác.
Bản duyệtx ét cũng cho thấy nhu cầu tăng thêm về cung cấp cứu tế nhân đaọ trong vùng, và mức tăng cần thiết dò xét tài nguyênd ưới biển của phía bắc và phía tây Úc Châu.
Bản duyệt xét về phối trí quân lực lần đầu tiên kể từ Cuộc Chiến VN là thực hiện bởi 2 cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Châu: Allan Hawke và Ric Smith.
Tình hình phối trí hiện nay đang gây tốn kém, theo lời Hugh White, cựu viên chức cao cấp quốc phòng Úc và hiện là Viện Trưởng Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược tại đại học Australian National University, vì quá nhiều căn cứ quân sự ở quá nhiều nơi.
Tuy nhiên, White nói, bản duyệt xét mới không giải thích về mức độ mà tiến trình này đề nghị mở rộng các căn cứ quân sự cho quân lực Mỹ tại Úc Châu, một vấn đề đang cứu xét.

GS White nói, vấn đề còn là Trung Quốc sẽ đáp ứng thế nào đối với viện Mỹ đóng quân hùng hậu ở Úc Châu.
Báo The Age cũng ghi, trong chuyến viếng thăm Úc Châu cuối năm ngoái, Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates tái xác nhận Mỹ cần giúp an ninh khu vực. Ông Gates lúc đó có nói là sẽ có “những hoạt động chung gắn bó hơn” giữa Mỹ và Úc.
Tuy nhiên, trong khi đó, Trung Quốc đã tính tới chuyện khác: Trung Quốc đề nghị nâng cao hợp tác quân sự với Cam Bốt.
Bản tin đàì RFI nói rằng hôm Thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt, Tea Banh đã có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài một tuần. Trong khi đó, đảng đối lập Samrainsy ra thông cáo tỏ rõ thái độ ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển Đông.
Tại Bắc Kinh, ông Tea Banh đã được nhân vật số 2 của chính quyền Trung Quốc --Phó Chủ Tịch Nước kiêm Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Tập Cận Bình -- tiếp và đề nghị đưa hợp tác quân sự lên tầm cao hơn so với hiện nay.
RFI viết:
“...Bộ Trưởng Tea Banh tán thưởng sự hỗ trợ kinh tế và quân sự từ lâu của Trung Quốc cho Cam Bốt và hứa hẹn rằng quân đội Cam Bốt sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc gặp mặt nhân vật cao cấp hàng thứ nhì của chế độ Bắc Kinh, ông Tea Banh còn tiếp xúc với ông Lương Quang Liệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc.”
RFI cho biết thêm, trong thông báo đưa lên website Đảng Samrainsy ngày 17/6/, đảng đối lập lớn nhất tại Cam Bốt có quan điểm từ lâu chống độc tài toàn trị, đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngay từ tiêu đề, Đảng Samrainsy viết: “Cam Bốt ủng hộ Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trên vùng Biển Hoa Nam.”
Thông báo ghi rằng: “26 Dân Biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ của Đảng Samrainsy nhân danh dân tộc Khmer bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào lúc mà người bạn vĩ đại này và cũng là một đồng minh của Cam Bốt đang khẳng định một cách chính đáng chủ quyền của mình tại vùng Biển Hoa Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
RFI cũng nhắc rằng, vào tháng 10 năm 2010, Thủ Tướng Hun Sen đã tuyên bố ngã theo Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Nhưng, “Trong tình hình đang căng thẳng hiện nay, công luận chưa thấy ông tuyên bố gì.“
Như thế, trong khi quân lực Úc và Mỹ dàn trận Thái Bình Dương, quân lực Trung Quốc và Cam Bốt cũng sẽ kết thân trong ván cờ mới.

Ý kiến bạn đọc
23/06/201108:31:53
Khách
Dân tộc campuchia đả vội quên trung quốc đả ra lênh cho bọn giết ngừơi pôn pốt giết hơn 3 trįêu nngừơi ,vậy mà bây gìờ vẩn Theo trung cộng đúng là kė phãn bội .việt nam nên mở casino. Ở việt nam đừng đė dân tộc việt nam đem tiền qua nuôi kė phản bạn
23/06/201106:51:14
Khách
Ý đồ bá quyền và bành trướng của NCQ /cs Bắc Kinh đã lộ rõ mặt thật, khiến các quốc gia lân bang đang
phải thay đổi cách nhìn (về Trung Cộng) cũng như cách bày binh bố trận để đề phòng, kể cả cường quốc
đang đứng đầu về quân sự của thế giới là Hoa Kỳ. Thật sự thì đối với nước Mỹ, sức mạnh về quân sự cũng
như kinh tế của Trung Cộng chỉ giống như là một quả bong bóng đang bị cố tình thổi quá căng và sắp nổ
tung không biết lúc nào. Nhưng NCQ Trung Cộng với bản chất hung hăng sẵn có, cộng với chút tiền lẻ để
dành được lại đang tự nghĩ mình là một anh khổng lồ với sức mạnh vạn năng, nên đang ra oai làm càn và
lấy uy bắt nạt thiên hạ. Nhưng thật xui xẻo cho anh khổng lồ này là hàng xóm của anh lại là một con Rồng
tuy mập mạp nhưng xương cứng khó nhai. Con Rồng này cũng đã nhiều phen làm cho cha ông nhà anh
khổng lồ này kinh hồn mất vía, vậy mà anh cũng còn chưa tởn đòi vuốt đuôi Rồng. Nếu anh cứ hiền lành
lo làm ăn buôn bán, thì sẽ được nhiều người thương giúp đỡ. Còn nếu anh mà dở thói côn đồ, sẽ bị loài
người ghét bỏ và đánh cho nhừ tử có hối hận cũng không ai thương. Hãy coi chừng anh khổng lồ xấu bụng.
23/06/201121:27:47
Khách
Kỳ này cuộc chiến có vẻ sẽ là toàn cõi VN bị tấn công. Tương tự với đường mòn HCM thời xưa, TQ sẽ thọc sâu khắp 3 miền từ Lào và Campuchia, liên kết với hải chiến/đổ bộ toàn cõi bờ biển, kẹp VN vào giữa rồi (ráng mà) nuốt. Khái niệm về tiền tuyến và hậu phương sẽ không còn rõ rệt, chiến trường nát nhầu địch ta - ta địch. Những khu công nghệ TQ sẽ là (một trong những) bãi đỗ quân và tiếp liệu cho giặc, mấy chàng xì thẩu hôm trước nón nhựa bảo hộ, cầm cuốc hôm sau nón chiến đấu với AK bắn giết dân ta.
Người Miên thì trước sau gì cũng vẫn còn thù mất đất vào tay người Việt mấy kiếp trước, đương nhiên theo TQ lãnh trách nhiệm khuấy phá chiến trường miền Nam y như năm 78. Tuy nhiên kỳ này bộ đội ta hy vọng cũng còn nét thiện chiến của thời vượt Trường Sơn 30 năm trước mà chắc tay súng. Mong rằng lãnh đạo VN cũng sớm tỉnh ngộ nhận ra cái thời thế và mau chóng quyết định lập trường chủ quyền tổ quốc một cách cứng rắn.
24/06/201102:30:51
Khách
Mấy thằng Tàu vẫn học bài thói lưu manh,bá quyền định ép VN .Cần cho chúng bài học nữa mới .Đừng sợ TC vì còn thế giới Mỹ, Nga, Nhựt,Anh đâu để TC muốn làm gì thì làm.
Tăng cường sức mạnh HQ ,nhờ Mỹ giúp tàu chiến bảo vệ.
Động viên ngay bây giờ,chống Tàu gián điệp.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.