Hôm nay,  

Mường Nhé: 3 Em Bé Chết Trong Cuộc Biểu Tình Hmong

10/05/201100:00:00(Xem: 4913)

Mường Nhé: 3 Em Bé Chết Trong Cuộc Biểu Tình Hmong

Việt Nam thừa nhận có 3 trẻ nhỏ bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình của người Hmong ở tỉnh Điện Biên, theo bản tin RFI hôm Thứ Hai.

Cũng hôm Thứ Hai, Đài BBC cho biết Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng đã tới thăm Mường Nhé, nơi có những cuộc biểu tình nhiều ngàn người tuần qua.

Bản tin RFI nói, hôm Thứ Hai 9/05/2011, hãng tin Đức DPA, cho biết, một quan chức của đảng Cộng sản Việt Nam ở tỉnh Điện Biên nói rằng có ba trẻ nhỏ, tuổi từ một tháng đến một năm, đã chết trong cuộc biểu tình kéo dài của người Hmong để đòi thành lập một vương quốc độc lập.

Quan chức Việt Nam này giải thích, có nhiều người đã ốm đau do điều kiện sinh hoạt tồi tệ trong một trại, nơi có tới 5000 người biểu tình. Bởi vì họ không ăn uống tốt và sống trong các lều trại tạm thời. Do vậy, có ba trẻ nhỏ đã qua đời.

Vẫn theo quan chức nói trên của tỉnh Điện Biên, quân đội đã giải tán các cuộc biểu tình từ hôm thứ năm và thứ sáu tuần trước. Ông bác bỏ thông tin nói rằng có nhiều người đã thiệt mạng do bị chính quyền trấn áp.

Hơn 40 người Hmong được cho là cầm đầu các cuộc biểu tình đã bị bắt. Ba người trong số này được thả ra ngày hôm qua, chủ nhật. Tuy nhiên, không có thông tin gì về số phận những người còn lại.

RFI cũng nói rằng, một quan chức địa phương khác ở huyện Muờng Nhé, tỉnh Điện Biên, xin dấu tên, nói với DPA rằng các cuộc biểu tình đã bắt đầu ngày 30/04/2011 và ông hoan nghênh việc giải tán các cuộc biểu tình này, bởi vì nhiều người có nguy cơ tử vong do điều kiện sinh hoạt trong khu trại của người Hmong rất tồi tệ.

Xin nhắc lại là cho tới lúc này, chỉ có Trung Tâm Phân tích Chính sách công - CPPA, có trụ sở tại Mỹ, đưa ra con số 49 người chết trong các cuộc biểu tình của người Hmong, bị quân đội trấn áp. Thông tin này chưa được phối kiểm với các nguồn tin độc lập khác. Trong khi đó, cho đến ngày hôm Thứ Hai, chính quyền Việt Nam vẫn không cho phép các phóng viên ngoại quốc lên tỉnh Điện Biên.

Cũng RFI trong một bản tin khác nói rằng, một số nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội cũng cho phóng viên báo Anh Financial Times biết là trong khu vực có những giáo phái rao giảng rằng rằng Chúa Giêsu có thể hiện xuống tại khu vực này vào hạ tuần tháng này và đó là lý do tại sao người Hmong bắt đầu tụ tập và không chịu về nhà, buộc chính phủ Việt Nam phải gửi lực lượng an ninh đến nơi khuyến khích người dân giải tán.

Theo hãng tin Mỹ AP, Mục Sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc Việt Nam cho biết là một số tín hữu của ông cho biết là trong vụ việc vừa qua, có tới 5.000 người Hmong tề tựu lại, đợi Đức Chúa xuất hiện và đưa họ đến vùng đất hứa vào ngày 21 tháng 5.

Một số nguồn tin khác, đặc biệt là từ các tở chức bảo vệ nhân quyền hay đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong, thì những người biểu tình đòi quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu đất đai tốt hơn. Phải nói là huyện Mường Nhé là một trong những huyện nghèo nhất nước. Thống kê của chính quyền công nhận là hơn 60% cư dân huyện này bị nghèo đói. Tổng số dân của cả huyện Mường Nhé khoảng 52,600 người trong đó có đến 36,800 là người Hmong.

Hôm Thứ Hai, đài BBC loan tin rằng Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng vừa có mặt ở nơi xảy ra bạo động của người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Báo Biên Phòng, cơ quan ngôn luận của Bộ Tư lệnh Biên phòng, cho hay ông Trọng đã tới bản Huổi Khoon, xã Nậm Kè, Mường Nhé hôm thứ Bảy 07/05.

BBC cũng nói, ông Trọng, trong vai trò "phó thủ tướng, người chuyên trách xử lý các cuộc khiếu kiện đông người, là quan chức cao cấp nhất của Chính phủ được biết đã tới tận nơi chỉ đạo việc giải quyết cuộc bất ổn này."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.