Hôm nay,  

SV Nghèo, Bị Ép Phải Hối Lộ GS Luật Hà Nội Để Ra Trường

28/03/201100:00:00(Xem: 7750)
SV Nghèo, Bị Ép Phải Hối Lộ GS Luật Hà Nội Để Ra Trường; Tổ trưởng Tổ thanh tra 2 lần bị hành hung, đe dọa giết mất xác...

HANOI (VB) -- Nộp tiền cúng Thầy, mới thi đậu được. Đó là chuyện xảy ra giữa Hà Nôäi. Bài báo đăng trên tờ Kinh Tế Nông Thôn ngày 25-2-2011 ghi lại hiện tượng nộp tiền cho Thầy ở Đại học Quốc gia Hà Nội đã bị gỡ xuống vài giờ sau khi đăng lên mạng.
Tuy nhiên, bài nhan đề “Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội” đạp kịp được lưu phó bản trên mạng Việt Studies của Tiến sĩ Trần Hữu Dũng.
Báo Kinh Tế Nông Thôn tóm lược ngay ở đoạn văn đầu tiên:
“Sinh viên các khóa của khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng loạt làm đơn tố cáo một giảng viên đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước mỗi kỳ thi. Tổ thanh tra của Khoa Luật đã xác minh, kết luận nội dung đơn tố cáo là có cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, Tổ trưởng tổ thanh tra đã bị một số đối tượng đe dọa, hành hung…”
Baà báo nói rằng, từ lâu nay, dư luận khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) vẫn ì xèo chuyện sinh viên muốn qua được kỳ thi môn Tư pháp quốc tế thì phải… “đi thầy”, cụ thể là thầy Nguyễn Bá Diến, PGS.TS, Trưởng bộ môn Luật quốc tế.
Chuyện hối lộ Thầy này xảy ra từ nhiều năm. Điều để suy nghĩ rằng, ông Thầy hối lộ naỳ có chia bớt cho Hiệu Trưởng hay không thì chưa ai rõ.
Bản tin kể rằng vào “cuối tháng 12/2010, trước kỳ thi học kỳ 1, sinh viên lớp K53CLC (chất lượng cao) phải tập trung lại, tiến hành bỏ phiếu “có” hoặc “không” (đi thầy). Kết quả: 10 phiếu “có”, 6 phiếu “không”!...”
Nghĩa là, “có” có nghĩa là phảỉ đi hối lộ Thầy.
Báo Kinh Tế Nông Thôn còn ghi phản ánh của “hai sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên), trước ngày thi Luật quốc tế 3 ngày, hai em cùng hai bạn khác bàn nhau gọi điện thoại cho ông Diến, được ông này hẹn tiếp vào 10h sáng hôm sau tại Trung tâm Luật biển (phố Doãn Kế Thiện, gần làng trẻ SOS, do ông Diến phụ trách). Sáng hôm sau, hai sinh viên này đến Trung tâm, mang theo 2kg cam và 4 phong bì, mỗi phong bì 1 triệu đồng, bên ngoài ghi rõ họ tên của 4 sinh viên, tên lớp, mã sinh viên và ngày tháng năm sinh, tất cả đựng trong một túi giấy mầu ghi, rất kín kẽ và kín đáo! Hai em được một nữ nhân viên hướng dẫn lên phòng làm việc của ông Diến ở tầng 3. Tại đây, giữa những cuộc điện thoại của thầy, hai sinh viên đã trao đổi với thầy nhiều chuyện, đại ý “chúng em đến thăm thầy, thứ nhất là để thầy ký sổ đầu bài, thứ hai là có món quà mong thầy tạo điều kiện trong kỳ thi sắp tới”. Các em ngồi chừng 35 phút thì xin phép ra về, ông Diến không quên cảm ơn học trò “đã quan tâm tới thầy”. Xuống đến tầng 1 thì hai em “chạm trán” với hai sinh viên khác của lớp K53CLC, nhưng chỉ chào nhau mà không nói gì.
Một sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên) nêu trong đơn: “Em cũng như các bạn khác rất sợ và rất chú ý môn học Luật quốc tế. Nhưng chúng em biết rằng dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể được điểm bình thường. Mọi người đều biết và đều bảo nhau phải đi thầy. Mặc dù nhà nghèo, bố mẹ làm nông dân nuôi 5 anh chị em em ăn học, em vẫn phải cố gắng lo một khoản tiền là 1 triệu để đến thầy Diến…”...”
Trước đó nhiều năm, chuyện hối lộ Tiến sĩ Nguyễn Bán Diến cũng xảy ra rồi. Như trường hợp sau.

Đơn của em P.N.L.G, sinh viên K48 khoa Luật (đã ra trường) viết: “Vào năm học 2006-2007, em đang là sinh viên năm cuối, chương trình học có môn Tư pháp quốc tế với thời lượng 5 trình. Bộ môn này tương đối khó và khối lượng kiến thức khá lớn. Được các khóa trước truyền lại “kinh nghiệm” môn này có thầy Nguyễn Bá Diến hỏi thi, thầy nổi tiếng hỏi thi theo cảm hứng lại có mối quan hệ qua lại, hoặc ai đã hối lộ thầy thì sẽ được điểm cao mà không cần dựa vào kiến thức, em hơi băn khoăn và lo lắng bởi nếu môn này em bị điểm kém thì điểm tổng kết toàn khóa sẽ bị kéo xuống. Sau khi suy nghĩ, mặc dù là sinh viên nghèo nhưng em vẫn quyết định trích ra 500.000 đồng để đi thầy… Buổi chiều sau giờ hành chính, em cầm phong bì và giáo trình môn Tư pháp quốc tế lên gặp thầy Nguyễn Bá Diến. Em nói với thầy em đang chuẩn bị thi môn này nhưng em học nhiều chỗ không hiểu, rất mong thầy giúp đỡ và đưa phong bì cho thầy. Thầy cất phong bì đi và hỏi em một số câu về môn Tư pháp quốc tế, sau đó có hướng dẫn cách trả lời. Đến ngày thi, lúc vào hỏi thi thầy gọi em lên hỏi đúng những câu như thế và em trả lời như hướng dẫn. Thầy khen tốt và bảo đi ra. Hôm sau xem điểm em thấy mình đạt điểm 9… Thi môn Tư pháp quốc tế lần 1, K48B rất nhiều người trượt, sau đó nhiều bạn hỏi em làm sao điểm cao, em kể lại hết cho các bạn và khuyên các bạn nên đi thầy. Theo em được biết, khoảng đến 60% các bạn trong lớp đều phải đi thầy mới qua được môn Tư pháp quốc tế này. Đã nhiều năm trôi qua, đến nay em mới có cơ hội và dám nói những sự việc ở trên. Rất mong các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Luật nhanh chóng đưa sự việc ra ánh sáng để các em khóa sau được học tập trong môi trường hoàn toàn trong sạch…”.
Chuư hết, khi lập Tổ thanh tra, thì côn đồ ra tay hù dọa liền.
Vào ngày 25/2/2011, GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội ký Quyết định số 131/QĐ-KL về việc tiến hành xác minh tố cáo của sinh viên đối với ông Nguyễn Bá Diến, Trưởng bộ môn Luật quốc tế, “nội dung xác minh chuyện “đi thầy” của sinh viên các lớp thuộc khóa 53 và các khóa khác trong khi hỏi thi các môn thuộc bộ môn Luật quốc tế quản lý”, thành lập Tổ thanh tra do TS Ngô Huy Cương, Chủ tịch Công đoàn làm Tổ trưởng, Th.S Trần Thị Thu Hạnh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân (Tổ phó), thành viên gồm TS Lê Văn Bình, cán bộ giảng dạy bộ môn Luật quốc tế, ông Đặng Phương Hải, chuyên viên phòng QLĐT- KH (thành viên) và ông Hồ Ngọc Thọ, chuyên viên phòng HC-QT.
Chỉ sau vài ngày điều tra, thì vào “ngày 9/3, Tổ thanh tra đã có “Báo cáo sơ bộ kết quả thanh tra xác minh tố cáo ông Nguyễn Bá Diến” gửi Chủ nhiệm khoa Luật, “sơ bộ kết luận nội dung tố cáo ông Nguyễn Bá Diến nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước kỳ thi môn Tư pháp quốc tế là có thật”, “Qua thanh tra xác minh, Tổ thanh tra nhận thấy ông Nguyễn Bá Diến đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên chính quy nhiều khóa trước các kỳ thi môn học do ông phụ trách”, “Qua thanh tra, Tổ thanh tra còn được biết, Trung tâm Luật biển của khoa Luật đã bị ông Nguyễn Bá Diến biến thành nơi tiếp sinh viên trước các kỳ thi để nhận tiền “đi thầy”.
Thế là bị côn đồ sử dụng “bạo lực cách mạng” để hù dọa. Bài báo viết:
“...Đáng chú ý là trong quá trình xác minh, làm rõ tiêu cực, TS Ngô Huy Cương, Tổ trưởng tổ thanh tra, đã hai lần bị đe dọa hành hung. Theo đơn trình báo của ông Cương, vụ thứ nhất xảy ra lúc khoảng 17h50 phút ngày 8/3, sau khi làm việc xong, anh ra mở cửa xe ô tô thì bị một người đàn ông thấp đậm chặn lại hỏi: “Mày có phải là Cương không"”. Thấy “có vấn đề”, anh Cương lùi lại, đáp: “Phải”. Người này nói: “Tao là người nhà ông Diến đây. Tại sao mày tố cáo ông Diến" Tao phải xử lý mày”. Vừa nói, anh ta vừa cho tay vào người. Anh Cương liền túm tay người này kéo vào nhà và gọi mọi người đến chứng kiến, có cả GS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa và GS.TS Nguyễn Đăng Dung. Tuy nhiên, lợi dụng lúc nhốn nháo người lạ đã chuồn mất. Vụ thứ hai xảy ra hồi 11h ngày 10/3, người đàn ông hôm trước lại tới trường uy hiếp anh Cương. Do cảnh giác nên anh Cương đã kịp báo Công an phường Dịch Vọng Hậu tới mời người này về trụ sở CA phường làm việc. Tuy nhiên, theo đơn trình báo của anh Cương, ngay trong lúc làm việc tại trụ sở CA phường với tư cách bị hại, anh đã bị bố con ông Diến uy hiếp, thậm chí còn dọa “giết”!...”

Ý kiến bạn đọc
28/03/201100:38:20
Khách
Chuyện này tràn lan khắp các đại học Việt Nam, tùy theo trường đại học mà tiền hối lộ ở mức cao thấp khác nhau và sự kín đáo cũng có khác! Các đại học trong miền Nam cũng vậy, không khác gì đại học quốc gia Hà Nội.

Tôi quen nhiều sinh viên Việt Nam du học qua Úc và đa số các em đều biết chuyện này! Từ lâu Việt Nam có cò đất thì đại học Việt Nam bây giờ có cò chạy các môn thi trong trường đại học! Kể ra ông giáo sư tiến sĩ ở Hà Nội còn ngu hơn mấy ông ở trong Nam. Đại học trong Nam họ có hệ thống cò chạy điểm, có mức giá riêng cho từng môn học và giá cả cũng khác nhau tùy theo trường đại học. Vì có hệ thống cò làm việc nên trong Nam có khiếu nại cũng khó kiếm ra bằng chứng!

Ông giáo sư tiến sĩ đại học quốc gia Hà Nội nên học nghề ăn tiền học trò từ mấy ông giáo sư đại học trong Nam sẽ ít nguy hiểm hơn!

Bằng cấp của các trường đại học chính quy của Việt Nam còn có giá trị như vậy thì các bằng đại học tại chức và chuyên tu có được bao nhiêu giá trị!

Chính vì vậy nên có em học sinh du học bên này nói với tôi: "Mình có học giỏi và cố gắng bao nhiêu cũng thua thằng dốt không học chữ nào!"

Hai lúa
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.