Hôm nay,  

80 Năm, Lần Cuối

02/03/201300:00:00(Xem: 9810)
Tuổi hoa niên cùng mặc áo chinh y.
Lòng mở rộng giữa dòng đời ấm áp.
Tám mươi năm, kiếp người như gió thoảng.
Chiều cô đơn về chậm hồn cao niên (GC)

Kiếp người như gió thoảng.

Khi anh 80 tuổi, sẽ không còn ngọn nến kỷ niệm nào để thổi cho tắt đi. Bây giờ chúng tôi ở vào tuổi bát tuần. Xin kể tâm sự cho các bạn. Chuyện kể từ 1954, nhưng sẽ không dài dòng. Đại chiến thế giới lần thứ II chấm dứt 1945. Cuộc binh đao dành độc lập cho Việt Nam bắt đầu 1946. Người ta gọi là Thu khói lửa. Trải qua gần 10 năm, đất nước dằng xé giữa phe Kháng chiến và Pháp, giữa Quốc và Cộng. Rồi Genève ra đời. Chúng tôi 20 tuổi.

Từ miền Bắc một số ở lại, một số vào Nam. Chúng ta gọi là cuộc di cư. Từ miền Nam, một số ở lại, một số ra Bắc. Người ta gọi đó là tập kết. Ở lại hay ra đi. Trong Nam hay ngoài Bắc. Tuổi 20 đều xếp bút nghiên. Có thơ rằng: "Tuổi 20 gấp sách lại đứng nghe, lòng mới nở giữa tay đời ấm áp."

Nhưng cuộc đời thực sự không ấm áp như lời thơ đường mật.

20 tuổi, ngoài Bắc trang bị MAT, súng trường Nga. Bắn phát một. Nòng súng hướng vào Saigon. Chúng tôi vào trường Đà Lạt, cầm cây súng trường Pháp, MAS 36. Cũng bắn phát một. Mũi súng quay về Hà Nội. Bài tình ca vẫn cất tiếng quay quắt ngày đêm.

"Hà Nội ơi, nhớ về thành phố xa xôi. Áo màu thả gió chơi vơi. Biết đâu ngày đó anh về."

Hơn 2 thập niên anh đã chẳng quay về. Cuộc chiến Nam Bắc từ chiến tranh lạnh đến mùa hè đỏ lửa kéo dài 21 năm từ 54 đến 75. Trong giai đoạn sau cùng của cuộc chiến, phe cộng sản được trang bị súng trường AK47 sản xuất từ Trung Cộng. Phe tự do dùng súng M16 của Hoa Kỳ. Cả 2 đều bắn hàng loạt. Sát thương vô cùng hữu hiệu. Những triết gia luận về chiến tranh nói rằng: "Con người khác loài vật là chỗ có thể giết nhau từ rất xa. Cung tên, súng đạn rồi pháo kích và hỏa tiễn. Đó là văn minh tiến bộ".

Miền Bắc chiến thắng nhưng anh em tập kết chỉ còn thấy những kết quả chua cay. Miền Nam chiến bại và các bạn di cư trải qua 20 năm trầm luân, từ tù đày đến kinh tế mới. Các bạn tôi nhiều anh trở về miền Bắc trên những con tàu súc vật. 20 năm tiếp theo là cuộc sống cao niên nơi quê người. Dù là di tản 75, vượt biên 85 hay HO 95. Muốn hay không cũng phải nhận nơi này làm quê hương.

Đó là tiểu sử của chúng tôi, những thanh niên vào quân trường thời kỳ 1954. Phía bên hiện dịch Đà Lạt là khóa 9 khóa 10 và khóa 11. Phía bên sĩ quan trừ bị Thủ Đức là các khóa 3, khóa 4 và khóa 5. Tuổi trung bình thời kỳ 54 là 20 tuổi. Ngày nay ghi dấu 60 năm, tuổi của anh em còn sống là 80 tuổi. Đó cũng là tuổi của tôi. 80 năm, xin mời anh em ta cùng nhau đánh trận kết thúc. Họp khóa lần cuối.
80_nam_hop_mat_hop_ca
Anh còn nhớ hay đã quên. Năm 2009, nhạc trưởng Nguyễn-Đức Chung điều khiển. Các phu nhân Cương Quyết ca bài họp mặt hoàng hôn tại Việt Museum, San Jose. Nàng 70 hát cho chàng 75 nghe. Bây giờ...
HỌP KHÓA 60 NĂM

Mấy năm trước, khóa 1 Thủ Đức và Nam Định tổ chức lần cuối cùng ghi dấu 60 năm. Đọc tin các niên trưởng họp mặt tại Nam Cali, tôi rất khâm phục.

Quý vị lại tuyên bố dứt khoát đây là lần chót. Sau này và vĩnh viễn về sau sẽ không còn họp khóa nữa. Đến hay không, có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Tan hàng ai về nhà đó. Hồn ai nấy giữ. Như cuộc chơi trò ô quan của trẻ thơ ngày xưa. “Hết quan tàn dân, thu quân kéo về”. Dù là về nơi se phòng, về mobil home, về nursing home hay là về nơi sau cùng. Ngôi nhà nhỏ bé chỉ kê vừa 1 cái ghế bố nhỏ … nằm sâu trong lòng đất. Nhà 1 phòng, không có toilet, không có bill điện nước, không có địa chỉ bưu điện và cũng không có email.

Nhưng khoan hãy nói tiếp về chuyện sau cùng. Bây giờ nói đến chuyện họp khóa của chúng tôi. Anh em vào trường tháng 3-1954. Ra trường tháng 10-1954. Lúc vào trường phe quốc gia vẫn còn Hà Nội. Khi ra trường, có anh thiếu úy trẻ dẫn lính ra bến Saigon đón các em nữ sinh di cư. Đó là khóa Cương Quyết Đà Lạt 1954. Chúng t ôi đi lính vào lúc cuộc chiến Việt Nam sôi động nhất. Ra trường khi đất nước hòa bình nhưng không thống nhất. Khóa 3 trừ bị vào Thủ Đức được đặt tên Đống Đa. Ba tháng sau khóa 3 phụ vào học cả Thủ Đức lẫn Đà Lạt. Tiếp theo là khóa 4 Thủ Đức ra trường với tên Cương Quyết. Rồi khóa 4 phụ là Cương Quyết II chia ra học cả bên Đà Lạt và Thủ Đức. Sau khóa 4 lại còn khóa 5 chính và khóa 5 phụ. Khóa phụ cũng được thụ huấn tại 2 trường như các khóa trước. Khóa Cương Quyết II Đà Lạt của chúng tôi có 2 đại đội đã họp khóa 50 năm vào tháng 3 năm 2004 cách đây 10 năm tại Orange County. Anh em hẹn nhau 10 năm sau sẽ gặp lại. Thấm thoát bây giờ đã 10 năm.

KỲ HỌP MẶT 50 NĂM.

Đó là tháng 3-2004 chúng tôi họp mặt 50 năm để hát bài ca 110. Đây là ám số của ngày 1 tháng 10-1954 ra trường Đà Lạt. Gần như khóa duy nhất được Phạm Huy Sảnh bày ra có cả quân kỳ và quân ca. Bài ca do Phạm Duy sáng tác. Cờ của hội có con cò bay thẳng cánh. Phát hành hồi k?ý 50 năm của 1 khóa quân trường. Hai đại đội với 8 trung đội trình diện. 300 sinh viên sĩ quan vào trường khi ra còn chừng 200. 50 năm sau về họp mặt tại Hoa Kỳ trên dưới 70 anh. Một đĩa DVD thu hình buổi hội ngộ buồn vui lẫn lộn. Nhưng ít ra mỗi trung đội còn được vài chục anh với một người đại diện. Các hội đồng hương họp mặt, ai cũng nói chính quê mình là đẹp hơn cả. Các khóa quân trường họp mặt, anh nào cũng cho rằng khóa của ta là số 1 .

Vì vậy cái khóa Cương quyết II của chúng tôi thụ huấn qua danh hiệu con nuôi của trường Đà Lạt cũng luôn luôn tự cho là ngon lành hơn cả. Bài tình ca thời danh của chúng tôi do Anh Bằng sáng tác như lời tiên tri. Năm 1954 "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu, để đi đến kết luận năm 75. Bao nhiêu mộng đẹp tan ra thành khói, bay theo mây chiều".

Dù vậy khóa 110 vẫn là khóa có nhiều thành tích lạ lùng. Nửa khóa đầu chỉ huy trưởng là Tây bàn giao cho Ta. Trung tá Phạm Văn Chuân, vị chỉ huy đầu tiên sau này là thiếu tướng thượng nghị sĩ VNCH. Khi mời thầy về họp với anh em, xếp Chuân khó tính ngày xưa nay hiền như bà sơ, đứng khóc ngon lành. Thời đó chúng tôi học chữ nghĩa nửa Tây nửa Ta. Vào trường chiến tranh, ra trường hòa bình. Học nửa khóa, Tây thua Điện Biên Phủ, đất nước bị Genève cưa đôi. Cả khóa Bắc kỳ khóc thương Hà Nội. Khi ra trường khóa Cương quyết II đi làm khung cho các đơn vị tổng trừ bị tân lập, Dù và Thủy quân lục chiến.18 năm sau khóa con nuôi của Võ Bị đã sản xuất ra 3 tư lệnh lữ đoàn đánh trận Quảng Trị. Khi phòng tuyến sư đoàn 3 tan hàng thì lữ đoàn trưởng thủy quân lục chiến Phạm văn Chung án ngữ trên tuyến sông Thạch Hãn. Khi Dù và TQLC tiến vào miền hỏa tuyến thì lữ đoàn trưởng TQLC, Ngô văn Định đi phía biển. Lữ đoàn trưởng Dù, Trần quốc Lịch đi phía núi.Tất cả đều là học trò thầy Nguyễn Thọ Lập của đại đội 6 sinh viên sỹ quan. Ông Lập nguyên tiểu đoàn trưởng của Việt Minh về học võ bị rồi làm huấn luyện viên tác chiến. Sau là đại tá trung đoàn trưởng, đặc khu trưởng, tỉnh trưởng, phụ tá đô trưởng, giải ngũ đi lái taxi, tù "cải tạo", vượt biên trở thành mục sư Tân tây Lan, mục sư Hoa Kỳ, bây giờ 95 tuổi, còn mạnh hơn học trò.
80_nam_truoc_viet_museum
Họp khóa hoàng hôn 2009, chào cờ tại Viet Musuem.
Trận Tân Cảnh công binh Nghiêm Kế bị bắt tù binh, năm 73 được nhảy dù Nguyễn thế Nhã đón về trên sông Thạch Hãn .

Trận Hạ Lào khóa chúng tôi chết 2 người anh em mũ đỏ, Nguyễn Xuân Phan và Nguyễn Xuân Hiền. Riêng Ngô lễ Tĩnh thoát hiểm trở về để thành người có nhiều huy chương nhất của nhảy dù. Năm 1975 Vũ thế Quang bị bắt tù binh ở Ban mê Thuột để rồi ra trại tù Bắc Việt gặp Nguyễn hữu Luyện biệt kích bị bắt từ 1966 vẫn còn nằm chờ đã đủ 9 năm.

Tại Saigon cũng ngày 30 tháng 4-1975 bạn Cương Quyết của chúng tôi bắn viên đạn vào đầu tự sát. Lính đơn vị tình báo 101 của tổng tham mưu đặt trung tá quân báo Vũ Đình Duy nằm trong quan tài bằng chiếc tủ sắt đựng hồ sơ.

Đó là những mẩu chuyện thời chinh chiến.

Nhưng cái chết được nhắc đến nhiều nhất là của người bạn tài hoa ra đi trong trại tù để lại bài ca bất hủ. Đó là Thục Vũ, Vũ văn Sâm với bài Sao anh vẫn còn ở lại đây. Mộ của Sâm cũng nằm trong vùng rừng núi Bắc việt như mộ của Chu văn Thực tức Chu Vũ Văn. Cả hai đều đã được gia đình cải táng đem về miền Nam. Các bạn tôi gốc Bắc nhưng quê hương tình cảm thực sự vẫn là Saigon. Con của Thục Vũ ở Canada, nhưng con gái của Chu Vũ Văn thì hiện ở San Jose .

Đó là chuyện ngày xưa.

Từ 2004 đến nay, sau kỳ họp khóa 50 năm, tại Hoa Kỳ và ở Việt Nam, anh em chúng tôi tổn thất khá nhiều. Các kỳ hành quân sau này, tất cả đều chiến đấu một mình. Trời kêu ai nấy dạ. Nhưng vẫn có anh trời kêu không chịu dạ đã gọi 911 cấp cứu trốn vào nhà thương. Chần chừ, lần lữa được nhiều tháng nhiều năm, rồi cũng lên đường. Anh Đỗ hữu Bài tử thủ lâu nhất trong nursing home được trên 12 năm. Trời kêu 10 năm liền anh đều khai vắng mặt. Đó là hoàn cảnh trước ngày họp khóa 60 năm sắp tới vào tháng 2-2014 .

ĐẠI HỘI 55 NĂM.

Năm 2009 chúng tôi tổ chức lần đầu tiên họp kết hợp khóa Cương Quyết II Thủ Đức Đà Lạt tại Việt Museum San Jose. Kỳ họp này được mang danh hiệu là họp khóa hoàng hôn. Kỷ niệm lưu lại qua số hình ảnh khá đặc biệt.
80_nam_tuong_niem
Tưởng niệm anh em đã ra đi...xin xem hình kỷ niệm quý giá.
ĐẠI HỘI 60 NĂM.

Bây giờ chúng ta sẽ chuẩn bị cho kỳ họp mặt 60 năm vào dịp Tết 2014 tại quận Cam California. Sẽ có tất cả các nỗ lực dành cho tinh thần thách đố với tuổi tác và định mệnh. Những khẩu hiệu buồn vui của thế kỷ sẽ đem ra tận dụng. Còn nước còn tát. Có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Các bạn yên chí là ban tổ chức đã chuẩn bị chào đón toàn thể gia đình 110, khóa Cương quyết II Đà lạt 1954.

Tuy nhiên, nên hiểu rằng chúng ta cũng chỉ là 1 thành phần nhỏ bé của lớp thanh niên định mệnh thời kỳ 1954. Đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái, các bạn 80 tuổi đời, 20 tuổi lính của năm Genève cưa đôi đất nước, anh em vẫn còn có mặt.Tứ hải giai huynh đệ, tất cả đều là huynh đệ chi binh. Xin mời chư huynh tham dự. Còn các bạn khác, các chiến binh VNCH trẻ nhất hiện nay ở tuổi 60 và 70. Các bạn vẫn còn ngày rộng tháng dài. Còn có thể họp khóa, họp đơn vị vài chục năm nữa. Đám bát tuần trở lên lần này là lần cuối và từ nay trở đi lúc nào cũng có thể là lần cuối.

Xin mời các bạn chuẩn bị mua vé máy bay. Tuổi 80 lại mua trước 1 năm, giá vé phi cơ còn rẻ hơn tiền mua xăng đi đường bộ.

Thầy Thọ Lập và chúng tôi sẽ đứng chờ bạn ở đầu con đường có bảng Exit Litle Saigon tại thành phố Westmister, miền Nam California. Các bạn bên Úc, bên Tây về được đến đây là chắc chắn sẽ yên tâm.

Tái bút: Mấy năm trước, gặp đại tướng Cao Văn Viên tôi viết tặng niên trưởng bài văn có đôi lời tâm sự. Khi ông ra đi, gia quyến đem đến tặng Việt Museum San Jose cuốn sách Phật học có bút tự ghi chú từng trang. Bây giờ các niên trưởng đi cả rồi. Các tổng thống, các quốc trưởng, các tư lệnh vùng chẳng còn ai. Tôi ghi lại đoạn văn sau đây để gửi bạn đồng khóa. Chữ nghĩa như sau:
80_nam_giao_chi_70_tuoi
Giao Chỉ, San Jose, 2004 (70 tuổi).
Tuổi trẻ và danh vọng rồi cũng qua đi. Ai rồi cũng chỉ còn lại một mình. Khi ra đi lần cuối cũng chỉ có một mình. Tất cả quý niên trưởng và chúng tôi ai cũng muốn sống lại cái thời đeo lon cấp úy của tuổi hoa niên. Phải mà được làm lại từ đầu thì chúng ta sẽ làm biết bao nhiêu điều tử tế hơn, đẹp đẽ hơn, cho bản thân, cho chiến hữu và cho đất nước.

“Tuổi hoa niên cùng mặc áo chinh y.
Lòng mở rộng giữa dòng đời ấm áp.
Tám mươi năm, kiếp người như gió thoảng.
Chiều cô đơn về chậm hồn cao niên."

Thơ phú như vậy đủ chưa?
Xin thêm cả bài này nữa nhé.
Hai mươi năm tuổi trẻ, hai mươi năm chiến chinh.
Hai mươi năm tù ngục, hai mươi năm điêu linh.
Năm bẩy lăm tiền kiếp, tháng tư đuổi sau lưng.
Mang tuổi đời chồng chất, cùng vượt thác băng ngàn.
Tuổi hoa niên cắt ngắn, mái tóc bạc dài thêm.
Tay nắm tay cằn cỗi, lòng mở rộng tấm lòng.
Sáu mươi năm hội ngộ, một thế kỷ vừa qua.
Hoa mai vàng nở sớm, gặp nhau những muộn màng.

+++++

Nguyễn Du Gặp Đoàn Nguyễn Tuấn, Sứ Đoàn Tây Sơn Tại Hoàng Châu 1790

TS Phạm Trọng Chánh

TÓM LƯỢC:

Nguyễn Du sau khi đậu Tam Trường (1783) ở Trường thi Sơn Nam 17 tuổi, được anh Nguyễn Khản, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên phong làm Chánh Thủ Hiệu, quân Hùng Hậu Hiệu, chỉ huy đội quân hùng mạnh nhất Thái Nguyên cùng Nguyễn Đăng Tiến, làm quyền Trấn Thủ Thái Nguyên thay mặt Nguyễn Khản. Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu, tức Cai Gia (theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí) một tay “giặc già” Trung Quốc gốc người Việt Đông, Quảng Tây sang đầu quân làm thuộc hạ, tân khách dưới trướng Nguyễn Khản, Cai Gia dạy võ và kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du, Cai Gia còn lớn tuổi hơn cả anh Nguyễn Khản (hơn Nguyễn Du 31 tuổi) nên Nguyễn Du gọi là anh cả, nên gọi là Nguyễn Đại Lang (Thanh Hiên thi tập). Theo Lê Quý Kỷ sự của sử thần Nguyễn Thu: Khi tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh năm 1788. Tiến khởi nghĩa tại Tư Nông, bị chỉ huy Giáo bắt được cùng Nguyễn Quýnh giải về cho Nhậm. Nhậm trọng khí khái, tha chết và cho tùy ý muốn đi đâu thì đi. Nguyễn Đại Lang cùng Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh sang Vân Nam, đến nơi Nguyễn Du bị bệnh ba tháng xuân, hết bệnh Nguyễn Du muốn thoát vòng trần tục thành nhà sư Chí Hiên đi giang hồ chu du Trung Quốc theo gương thi hào Lý Bạch. Họ chia tay tạl Liễu Châu, Nguyễn Đại Lang về thăm quê cũ ở Quế Lâm, hẹn gặp nhau tại Trung Châu (Hàng Châu).Qua những địa danh trong Thanh Hiên thi tập,và đi du lịch tham khảo sách vở Trung Quốc, người viết sắp xếp những bài thơ chữ Hán, là những trang nhật ký của Nguyễn Du, tìm một cuộc đời Mười năm gió bụi (1786-1796), mà gia phả lầm lẫn cho rằng Nguyễn Du về quê vợ ở Quỳnh Hải. Thật ra Nguyễn Du đi giang hồ muôn dậm tại Trung Quốc (khoảng 5000 km trong 3 năm), Từ Liễu Châu qua Quảng Tây đi đường Trường Sa đến Hán Dương, qua sông Giang Hán đi Trường An và sau đó xuống Hàng Châu, “Giang Nam, Giang Bắc túi tiền không”. Tại Hàng Châu, Nguyễn Du ngụ tại chùa Hổ Pháo, nơi Từ Hải, tức Minh Sơn Hoà Thượng từng tu hành, nơi đây Nguyễn Du có được quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và quyết chí diễn ca thơ nôm . Nguyễn Du và Cai Gia Nguyễn Đại Lang gặp lại nơi miếu Nhạc Phi, sau đó cùng đi Yên Kinh trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà, gặp nhau nơi lữ quán hai người bàn luận sôi nổi về văn chương chuyện Hồng nhan đa truân. Nguyễn Du về trước và hẹn gặp nhau lại tại Thăng Long.

Nguyễn Hành cháu gọi Nguyễn Du bằng chú, một trong “ngũ tuyệt” năm người thi ca tài giỏi đường thời. Trong bài Thơ dâng chú Đông Các Học Sĩ (Nguyễn Du) trong Minh Quyên thi tập đã viết về tài năng, cuộc đời Nguyễn Du:

“Giang hồ, long miếu nhiêu song đạo,
Thi họa cầm thơ huyến tứ công.”
“Giang hồ, long miếu hai điều đủ,
Thi họa, cầm thư bốn nghệ thông”.

Cuộc đời Nguyễn Du, có mười năm gió bụi (1786-1796) từ nhi nhà Lê -Trịnh sụp đổ, hai anh lớn trụ cột gia đình Nguyễn Khản, Nguyễn Điều mất, dinh thự gia đình tại Thăng Long bị kiêu binh phá sạch, từ đường tại Tiên Điền bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ đốt cháy, làng Tiên Điền bị làm cỏ vì cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh. Nguyễn Du sau bốn năm trấn đóng Thái Nguyên, sau trận chiến với quân Tây Sơn, đi giang hồ năm 1787 không nhà không cửa, người thân thiết nhất Nguyễn Du là Nguyễn Đại Lang, người anh cả kết nghĩa sống chết, tồn vong cùng có nhau. Nguyễn Đại Lang là người dạy võ, 18 thứ binh khí và binh thư cho Nguyễn Du, qua bốn bài thơ tiễn biệt Nguyễn Đại Lang, Thanh Hiên Thi Tập, Nguyễn Du dành một tâm tình nồng hậu cho người anh kết nghĩa này. Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Trung Quốc và trở về Thăng Long cuối năm 1790, ba năm với mối tình Hồ Xuân Hương. Năm 1794 Nguyễn Du và Nguyễn Ức được anh Nguyễn Nể giao cho việc về Hồng Lĩnh xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền mà ông bận việc quan không thể trực tiếp trông coi, năm 1796 Nguyễn Du bị tù ba tháng vì toan vượt biên theo chúa Nguyễn Ánh. Nguyễn Du ban đêm trốn ra Thăng Long năm 1796, thì Hồ Xuân Hương đã được mẹ gả cho thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, năm ấy lúc Nguyễn Nể vừa đi sứ Trung Quốc về, làm Chánh Sứ Tây Sơn, mừng lễ Vua Càn Long truyền ngôi cho con là Gia Khánh. Nguyễn Nể thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn thị Huệ cho Nguyễn Du năm 1797 và Đoàn Nguyễn Tuấn giao cho gia trang tại Quỳnh Hải, từ đây chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi. Đến năm 1802 , Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân lên ngôi lấy hiệu Gia Long, vua ra Bắc truy lùng vua Cảnh Thịnh, Tây Sơn, Nguyễn Nể trốn tránh tại Phú Xuân được Gia Long gọi ra, Nguyễn Nể dâng sớ, vua Gia Long tha chết mến tài và kính trọng dòng dõi con Xuân Quân Công Nguyễn Nghiễm nên cho đi theo ra Bắc Thành làm việc dưới quyền Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành nhưng không thấy sử chép giữ một chức vụ gì ? Có thể Nguyễn Nể cố vấn chỉ dẫn các kinh nghiệm nghi lễ đi sứ, tiếp sứ sang phong vương cho vua Gia Long như trường hợp Phan Huy Ích chăng ? (Việc này nhiều sách sử lầm Nguyễn Nể với Nguyễn Du, Nguyễn Nể có làm quan hai lần đi sứ Tây Sơn thì mới được vua Gia Long mời ra, Nguyễn Du lúc đó còn vô danh, Nguyễn Nể không bị bắt như tù nhân nên không bị đánh tại Văn Miếu như trường hợp Ngô Thời Nhiệm và Phan Huy Ích..) Đoàn Nguyễn Tuấn cuối đời Tây Sơn và đời Nguyễn không còn thấy tăm tích, lúc đó ông chỉ khoảng 50 tuổi, có lẽ về ẩn cư trong “Phong nguyệt sào “(tổ gió trăng) là một cái chòi trong vườn hoa nhà mình, ngâm vịnh trong đó, tự hiệu là Sào Ông (Phan Huy Ích, Tinh Sà Kỷ Hành tr 13).


Khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng thì gặp Vua Gia Long, vua phong ngay tri huyện Phù Dung, sự kiện này giống như Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Châu Hiếu Vương mà được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử. Nhờ thời kỳ đi giang hồ, thông thạo các ngôn ngữ Trung Quốc, nên chỉ mấy tháng sau được thăng tri phủ Thường Tín đặc cách tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương, con đường triều chính Nguyễn Du thông suốt, đưọc thăng lên Đông Các Học Sĩ (1805), giám khảo trường thi Hương Hải Dương (1807) rồi làm quan Cai Bạ cai trị doanh Quảng Bình (1809), Cần Chánh Học Sĩ (1813) và được cử làm Chánh Sứ sang nhà Thanh, trở về được thăng Hữu Tham Tri Bộ Lễ (1815) trước khi mất năm 1820 vì dịch tả... làm quan triều đình từ 1802, 18 năm, giang hồ và long miếu hai điều đều có đủ. Bốn nghề chơi: cầm, thư, thi, hoạ bốn nghề đều thông thạo. Thế thì tài năng của Nguyễn Du trăm năm qua chúng ta chỉ biết có tài làm thơ của Nguyễn Du, còn cầm , thư họa, và họa chúng ta đều không biết. Và cuộc đời Nguyễn Du ta chỉ biết thời kỳ làm quan, và thời kỳ giang hồ (từ năm 1786-1796), mười năm gió bụi, và sống tại quê vợ (1787-1801) cho đến khi ra làm quan năm 1802 chưa được biết đến..

Toàn bài thơ của Nguyễn Hành như sau:

THƠ DÂNG CHÚ LÀ ĐÔNG CÁC HỌC SĨ.
Họ ta có người như Phu Tử,
Cao nhất trong chín chín núi non.
Phẩm chất ngọc đường, kim mã quý,
Tâm hồn cây cỏ nội vườn thôn.
Giang hồ, long miếu hai điều đủ,
Thư hoạ, cầm thi bốn nghệ thông.
Thú quê thuần vược không quên được.
Ngày về quê cũ ngọn thu phong.
Thơ Nguyễn Hành, Minh Quyên thi tập, Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
THƯƠNG THÚC PHỤ ĐÔNG CÁC HỌC SĨ
Ngô môn tú xuất như Phu Tử,
Cửu thập cửu phong trung nhất phong.
Phẩm tại ngọc đường kim mã quý,
Tâm tương mộc thực, thảo y đồng.
Giang hồ, long miếu nhiêu song đạo,
Thi họa ấm thơ huyến tứ công.
Khước vị thuần lô vong bất đắc,
Kỷ hà quy khứ tại thu phong.

Họ ta có người giỏi như Phu Tử. Là ngọn núi cao nhất trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, Phẩm chất như cung bằng ngọc , ngựa bằng vàng quý báu, nhưng tâm tư như cây trái, hoa cỏ đồng nội. Cuộc đời có khi đi lang tháng khắp các sông các hồ, khi làm quan nơi chốn triều đình, hai điều đủ cả. Bốn nghề cầm thơ, thi họa đều thông thạo. Thú quê ăn cá vược, rau thuần không bao giờ quên. Chỉ chờ đợi có gió thu nổi lên là về

Nguyễn Du sau khi chờ đợi tại Miếu Nhạc Phi tại Hàng Châu, đã gặp lại Nguyễn Đại Lang như đã hẹn trong bải thơ Biệt Nguyễn Đại Lang: Tương kiến tại Trung Châu (Gặp nhau Trung Châu mà). Sau cuộc gặp này Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Bắc Kinh. Lúc ấy Vua Lê Chiêu Thống đang ở Bắc Kinh.

Theo Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược. nxb Sống Mới. Sàigon 1971 tr 138-139. Sau trận Vua Quang Trung đánh bại quân Thanh mùa xuân năm 1789. Hai nước nối lại ban giao. Sứ đoàn Tây Sơn đầu tiên sang Trung Quốc do Vũ Huy Tấn làm Chánh Sứ, Nguyễn Nể anh cùng cha cùng mẹ Nguyễn Du làm Phó Sứ sứ đoàn có cháu vua Quang Trung là Nguyễn Quang Hiến..

Vua Lê Chiêu Thống sau mùa xuân 1789, cùng tùy tùng khi sang Trung Quốc ở Thành Nam Ninh, bị Tổng Đốc Phúc Khang An đánh lừa, bắt cạo đầu để bính mặc áo như người Mãn Thanh. Rồi Phúc An Khang làm biểu tâu vua Càn Long: Vua nước An Nam không có ý xin viện binh nữa, hiện đã gióc tróc thay áo, xin yên tâm ở lại Trung Quốc. Từ mùa xuân năm Canh Tuất (1790) vua Càn Long cho triệu vua Chiêu Thống và các quan tùy tùng vào Bắc Kinh. Vua Càn Long để vua Chiêu Thống, bà Thái Hậu và Hoàng Tử ở ngõ Hồ Đồng, Toà Quốc Tử Giám, cửa Tây Định., ngoài cửa đề chữ” Tây An Nam dinh “.Còn các quan An Nam đi theo (Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hàn, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng, Lê Thức..) thì cho ở ngõ Dương Phố, cửa Đông Trực, ngoài cửa đề Đông An Nam Dinh. Vua Chiêu Thống đến Yên Kinh được mấy hôm, thì thấy quan Đô Thống Nhương hoàng kỳ là Kim Giản, phụng chỉ vua Thanh ra phong chức Tả Lĩnh và ban cho áo mão quan tam phẩm. Còn các quan đi theo thì cấp cho mỗi người ba lạng bạc và một thạch gạo. Vua Chiêu Thống giận vì người Tàu đánh lừa bèn cùng bọn bề tôi, uống máu ăn thề, định sống chết thế nào cũng dâng biểu xin cứu viện. Nếu không thì xin đất đai hai tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên để phụng thờ tông tự, mà không nữa thì xin cho về nước vào đất Gia Định với chúa Nguyễn, để mưu đồ việc khôi phục.

Văn biểu làm xong, đến lót trước với Kim Giản, Kim Giản không nghe, vua tôi nhà Lê phục xuống đất mà kêu khóc. Kim Giản bất đắc dĩ mới mời vào an ủi, rồi nói rằng xin hãy về quán nghỉ ngơi, để thương lượng thế nào rồi sẽ cho biết.

Kim Giản bèn mưu với Hòa Thân, phân trí đày vua tôi An Nam đi ở mỗi người mỗi nơi, để khỏi kêu ca khó chịu. Chỉ để Phạm Đình Thiện, Đinh Nhạ Hành ở lại hầu hạ vua Lê.”

Nguyễn Du và Nguyễn Đại Lang đến Bắc Kinh, năm 1790 trong thời điểm này, có Vua Lê Chiêu Thống tại đây, việc Vua Lê muốn xin hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, tại sao không xin tỉnh Cao Bằng như nhà Mạc ? Có thể có gặp gỡ Nguyễn Đại Lang, nguyên quyền trấn thủ Thái Nguyên.? .

Sau khi Nguyễn Du thăm Bắc Kinh trở về Nam thì gặp sứ đoàn Tây Sơn năm 1790 do Phan Huy Ích làm Chánh sứ sang mừng thọ vua Càn Long. Sứ đoàn đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử gồm 120 người, trong đó có Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Ngô Văn Sở, hoàng tử Nguyễn Quang Thùy.., có cả một ban hát bội Bình Định 10 người và ông vua giả Phạm Công Trị và cả hai con voi đực làm đồ cống lễ cho vua Càn Long. Cuộc đi sứ này đặc biệt là có Lễ Ôm Gối, vua Càn Long nhận vua “giả” Quang Trung làm con tại Cung điện mùa Hè tại Nhiệt Hà, và vua Càn Long truyền cho họa sĩ vẽ truyền thần ông vua Quang Trung giả. Tôi đã đến thăm cung điện này mùa hè và vườn Ngự Uyển Nhiệt Hà năm 2009, khác với cung điện Bắc Kinh màu sắc đỏ vàng chói lọi, quá to lớn, cung điện mùa hè tại Nhiệt Hà u tịch và xinh xắn hơn, các vua Khang Hy, Càn Long đều thích về đây, tôi đến thăm cung vua Càn Long, tưởng tượng cái cảnh lễ ôm gối ông vua giả Phạm Công Trị thật buồn cười sau một trận Đống Đa quân tướng nhà Thanh chạy xiểng liểng, lại nhận vua giả làm con nuôi, cũng may vua Càn Long không gả liền công chúa cho ông vua giả, nếu gả liền công chúa làm luôn cái lễ động phòng thì sẽ tính ra sao với ông vua thật đây ?..

Trên đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn qua khỏi sông Trăn Vị thành Trịnh Châu thì bị té xe, đang trùm đầu ngủ ngựa ngã, xe lăn nhào quần áo lấm bùn nham nhở, cả người ê ẩm (bài Độ Trăn Vị xa phúc, mạn thành. Qua sông Trăn Vị xe bị đổ, viết phiếm) Đến Hoàng Châu thì gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm hai bài thơ tặng. (Đoàn Nguyễn Tuấn. Hải Ông Thi tập nxb KHXH Hà Nội 1982 tr 286,287)

Bài I. Trăm năm trong cõi đời trôi nổi ta đều là khách, buổi nào chia tay trên sông Nhĩ Hà, thoáng đã mấy xuân. Anh cưởi cổ xe hai ngựa ra về, băng nhanh trên đường lộng gió về Nam. Tôi vung tay áo trắng lên đường xông pha cát bụi đến Nhiệt Hà. Bèo nước có duyên cùng trên đường này. Tang bồng vô vị cười thân tôi đó. Gặp nhau hàn huyên, tạm chuốc chén trên dòng sông Ngân. Ngày về nước nhà hẹn mùa xuân mới.

ĐẾN HOÀNG CHÂU VỪA VẶN GẶP NGƯỜI BẠN VĂN HỌ NGUYỄN TỪ YÊN KINH TRỞ VỀ BÈN PHÓNG BÚT LÀM THƠ TẶNG

Trăm năm trôi nổi ta đều khách,
Một biệt Nhĩ Hà thoáng mấy xuân.
Song mã anh về Nam lộng gió,
Vung tay tôi hướng Nhiệt phong trần.
Có duyên bèo nước trên đường đó,
Vô vị tang bồng cười tự thân.
Chuốt chén sông Ngân mừng gặp gỡ,
Nước nhà hẹn gặp lại sang Xuân.
Thơ chữ Hán Đoàn Nguyễn Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

CHÍ HOÀNG CHÂU THÍCH NGUYỄN KHẾ VĂN TỰ YÊN KINH HỒI TẨU BÚT TẶNG CHI

Phù thế bách niên đô tác khách,
Nhĩ Hà nhất biệt động kinh xuân.
Biên xa qui sấn huân phong đạo,
Tố tự hành xung Nhiệt thủy trần.
Bình ngạnh hữu duyên đồng thử lộ,
Tang bồng vô vị tiếu ngô thân.
Ban kinh tiểu chước Ngân giang thượng,
Cố quốc trùng phùng tuế hựu tân.

Chú thích: Nhiệt Hà (Cheng De) Nơi nghỉ mát của vua Khang Hy, Càn Long, cách Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Bắc gần Vạn Lý Trường Thành, khí hậu mát mẻ.

Bài II. Lòng quê đuổi theo nhạn về Nam, quán khách không thể buộc ngựa ở lâu. Móc rơi đầm đìa bông lau sắp già (báo hiệu mùa thu), gió về mát rượi mặc áo vải giây sắn chừng đã hợp. Hai người gặp nhau cuối hạ, sắp sang thu năm 1790. Cố gượng thân ốm tựa lan can thấy nặng nề. Đoàn Nguyễn Tuấn trong bài Qua sông Trăn Vị xe bị đổ, Hải Ông thi tập cho biết qua khỏi sông Trăn Vị phía Bắc thành Trịnh Châu, ngựa bỗng ngã, xe cũng nhào, trong lúc đang trùm đầu ngủ, nên còn đau. Gặp gỡ nhà văn tìm thấy đề tài để nói chuyện, mùi lan sớm ngửi (bạn bè thân thiết) bàn chuyện văn chương sôi nổi, một chén nơi nao, thấu vị ngọt ngay.

LẠI MộT BÀI NỮA

Lòng quê theo nhạn đuổi về Nam,
Quán khách không dừng lâu ngựa cương.
Ướt đẩm móc rơi lau cỗi ngọn,
Gió về mát rượi áo the nhàn.
Tựa lan can nặng nề thân ốm,
Hứng thú văn nhân mãi luận bàn.
Bạn hữu văn chương say gặp gỡ.
Nơi nao một chén ngọt nồng nàn.
Thơ chữ Hán Đoàn Nguyễn Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

HỰU

Hương tâm dao trục nhạn đầu Nam,
Khách quán na kham cửu hệ tham.
Linh lộ lạc lai lô dục lão,
Thanh phong qui khứ cát ưng đàm.
Chi trì bệnh cốt bằng lan trọng,
Giai cấu văn nhân sách chỉ đàm.
Lan xú tảo văn như kiến vãn,
Nhất bôi hà xứ hoạt tâm cam!

Chú thích:

Lô dục lão: bông lau sắp già, chỉ tiết trời vào thu.

Cát đàm: theo Kinh Thi, đời xưa lấy dây sắn chế biến thành sợi để dệt vải, may loại áo the mặc mát.

Lan xú: Sách Gia Ngữ viết: Chơi với người thiện như vào nhà có trồng lan, lâu mà không ngữi thấy mùi thơm. Lan thất là tình bạn thâm giao.

Người bạn văn nhân của Đoàn Nguyễn Tuấn là ai ?, mà họ Đoàn gọi là văn nhân, và bạn thâm giao và bàn luận sôi nổi về đề tài gì ? Theo tôi đó chính là Nguyễn Du và đề tài bàn luận là chuyện Hồng nhan đa truân. Nguyễn Du sau khi đọc Kim Vân Kiều truyện lấy làm hứng thú, nên khi gặp Đoàn Nguyễn Tuấn bàn luận sôi nổi .Sau buổi gặp mặt này trên đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn gặp một người gảy đàn trong tiệc do quan địa phương nhà Thanh tiếp đãi, nên hứng thú làm một bài thơ Vô Đề về Hồng nhan đa truân.

Phản phất như gặp nhau ở bến sông Hán. Ngẫm nghĩ: chẳng phải cảnh ảo, cũng chẳng là cảnh thực. Má Hồng từ xưa nay thường bị số mệnh ghen ghét. Mắt xanh ngày nay, thử hỏi dễ được mấy người. Cười ta có phấn sáp mà không trang điểm cho ai. Cùng nàng duyên bèo nước hãy tạm thời thân nhau. Nhìn nhau, những hiểu lạc thú trong tình yêu. Chẳng cần nổi áng mây chiều nơi chốn Dương Đài (Tình yêu nhìn nhau trong mắt không cần tình chăn gối.)

VÔ ĐỀ

Phảng phất tương phùng bến Hán Giang,
Thực hay ảo mộng nghĩ miên man.
Hồng nhan xưa vẫn thường bạc mệnh,
Thanh nhãn nay còn ai thế gian.
Cười chẳng duyên gì từ thuở trước,
Thì thôi bèo nước tạm tình nàng.
Nhìn nhau lòng hiểu lòng yêu dấu,
Chẳng phải Dương Đài mây tối lan. 

Thơ chữ Hán Đoàn Nguyễn Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

VÔ ĐỀ

Hoảng hốt tương phùng Hán thủy tân,
Tư lường phi ảo, diệc phi chân.
Hồng nhan tự cổ đa tăng mệnh,
Thanh nhãn như kim cánh kỷ nhân.
Tiếu ngã chi duyên vô xứ trước,
Dữ khanh bình ngạnh tạm thời thân.
Tương khan đầu hội tình trung thú,
Vô dụng Dương Đài khởi mộ vân.

Chú thích
Vô Đề: một thể thơ có ký thác riêng, không tiện nói rõ sự việc. Lý Thương Ẩn đời Đường hay làm thơ vô đề và có nhiều loại, trong đó có loại Diễm thể (thể diễm tình) tương tự như bài này.

Hán Thủy tân: bến sông Hán thuộc huyện Hán Dương tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Liệt Tiên truyện: Trịnh Giao Phử đi chơi ở bến sông Hán gặp hai tiên nữ đeo hai hạt châu lớn. Giao Phủ hỏi xin, hai cô cởi tặng ngay. Giao Phủ bỏ vào túi, đi vài chục bước, sờ túi thấy mất; ngoảnh lại, thì hai cô gái cũng biếnmất.

Mắt xanh: Nguyễn Tịch thời Tấn tính hào phóng, gặp bạn tốt thì tỏ vẻ vui mừng, mắt sáng lên hiện màu xanh; gặp bọn tực tử thì tỏ vẻ bực bội, mắt hiện màu trắng.

Phấn sáp chỉ người con gái đẹp.

Duyên bèo nước: cảnh lênh đênh nay đây mai đó.

Dương Đài núi Vu Sơn. Theo bài Cao Đường phú của Tống Ngọc: Sở Hoài Vương lên chơi Cao Đường, chiêm bao thấy một người con gái đến hầu chăn gối, xưng là thần nữ Vu Sơn nói: Thiếp sớm làm mây, chiều làm mưa, sớm sớm chiều chiều dưới núi Dương Đài. Ý câu này nói chỉ nhìn ngắm vẽ kiều diễm của cô gái chứ không cần tình chăn gối.

Hoàng Châu, thuộc huyện Hoàng Cương , tỉnh Hà Bắc, khi đi qua nơi này Nguyễn Du nhớ đến Vương Vũ Xứng, nhà thơ đời Tống, khi bị trích ở Hoàng Châu có làm cái lầu bằng trúc tại đây và làm bài ký nhan đề Hoàng Châu trúc lâu ký. Bài này có lẽ Nguyễn Du đã viết từ năm 1790 khi đi một mình nhìn cảnh Hoàng Châu những bụi trúc lớn mọc khắp nơi. Người trước từng dựng lên cái lầu nơi này. Nền cũ thành đất hoang từ bao giờ ? Bài ký Hoàng Châu từ xưa vẫn còn. Người đời sau luống cảm động việc nghìn năm cũ.. Trong bài ký Vương Vũ Xứng có viết: Trong bốn năm phải bôn tẩu, chưa biết sang năm lại đi nơi nào, há sợ lầu trúc này dễ hỏng nát sao ? Đương buổi ấy đâu có tính việc năm sau. Chỉ có sông Trường Giang là khéo thu xếp. Việc nên, việc hư, đều tuôn cả về bể đông.

LẦU TRÚC HOÀNG CHÂU

Từng khóm trúc to mọc khắp nơi,
Nơi đây người trước dựng lầu chơi.
Đến nay nền cũ thành đồng vắng.
Bài ký Hoàng Châu vẫn để đời.
Luống cảm người sau vì chuyện cũ.
Đương thời ai nghĩ chuyện ngày mai.
Nên hư, mọi việc về biển cả,
Chỉ có Trường Giang sắp giỏi thôi.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

HOÀNG CHÂU TRÚC LÂU

Hợp vi cự trúc biến giao cù,
Tằng hữu tiền nhân kiến thử lâu.
Cựu chỉ hà thời thành bạch địa,
Di văn tòng cổ ký Hoàng Châu.
Hậu nhân đồ hữu thiên niên cảm,
Đương nhật tằng vô cách tuế mưu.
Duy hữu Trường Giang xảo thu thập,
Nhất thành nhất hủy tẫn đông lưu.

Nguyễn Du về trước đến Long Châu. Bài Xuân Dạ ghi lại nỗi lòng nhớ quê hương ngàn dậm, trước đèn rơi lệ thức giữa đêm chờ sáng, nhìn bóng liễu trước song âm u trong đêm, nghĩ đến những ngày thân bệnh nơi đất khách, mưa xuân suốt đêm tàn, ở đất khách lâu ngày, chong đèn đêm mà rơi lệ, nhìn ánh trăng khuya lòng thêm bối rối, ngoài xóm Nam Đài có dòng Long Thủy chảy, tiếng sóng lạnh lùng tiển đưa kim cổ. Theo Đào Duy Anh, Nam Đài là một xóm của Tiên Điền, Long Thủy là Thanh Long Giang một tên khác của sông Lam . Điều này không thể đúng vì trong bài Xuân Dạ, Nguyễn Du nói cách quê hương ngàn dậm.. Tôi xem lại sách của ông Nguyễn Quốc Phẩm. Văn Hóa Làng Tiên Điền truyền thống và hiện đại. nxb Chính Trị Quốc Gia , Hà Nội 1998, làng Tiên Điền chỉ có các thôn: Bảo Kệ, Đông Giáp, Tiền Giáp, Võ Phấn, Văn Trường. Do đó thôn Nam Đài không nằm ở làng Tiên Điền, Hà Tĩnh, mà ở Long Châu, Trung Quốc có dòng Long Thủy chảy qua.

ĐÊM XUÂN

Đêm đen nào thấy ánh thiều quang,
Bóng liễu âm u rủ trước song.
Thân bệnh giang hồ ngày tháng mãi,
Gió mưa xuân mới suốt đêm tàn.
Lâu năm khách dưới đèn rơi lệ,
Ngàn dậm nhớ quê nguyệt gửi lòng.
Ngoài xóm Nam Đài, Long Thủy chảy,
Tống cổ kim đi, tiếng lạnh lùng.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

XUÂN DẠ

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm,
Tiểu song khai xứ liễu âm âm.
Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu,
Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm.
Ky lữ đa niên đăng hạ lệ,
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm.
Nam Đài thôn ngoại Long Giang thủy,
Nhất phiến hàn thanh tống cổ kim.

Bài thơ cho thấy nỗi lòng Nguyễn Du, nôn nao sau ba năm lưu lạc xứ người, nay sắp về quê hương, chờ đêm dài chưa thấy sáng, dưới đèn khuya , nhớ quê hương mà rơi lệ.

Nguyễn Đại Lang, kinh nghiệm một tay anh hùng Việt Đông, giang hồ quen thói vẫy vùng, có lý khi chu cấp cho Nguyễn Du chiếc xe song mã, đi thong dong về Nam, như một “thái tử” hay “công tử” con nhà quan đi xe “đời mới” ngày nay. Ở Trung Quốc, lính tráng, sai nha, công an mọi thời: Lạ gì cái thói sai nha, làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền, hay bắt nạt những người ăn mặc đi bộ như thường dân, từ đường mòn đi ra: Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao! (Hồ Chí Minh, Thơ Ngục Trung Nhật Ký). Nguyễn Du không cần như “Quan Vân Trường phò nhị tẩu” qua năm ải chép sáu tướng. Với chiếc xe song mã, như Đoàn Nguyễn Tuấn mô tả, công tử Nguyễn Du chạy thẳng về Thăng Long, yên thân chẳng có lính tráng, sai nha hay công an tham nhũng nào dám làm khó dễ hỏi giấy tờ!.

Paris, 1-3-2013
TS Phạm Trọng Chánh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.