Hôm nay,  

Phạm Duy Ngàn Lời Ca

05/02/201300:00:00(Xem: 9539)
01-30-13_pham_duy
Nhạc sĩ Phạm Duy Sinh ngày 5 tháng Mười 1921, mất ngày 27 tháng Một 2013.
Họp mặt tại Việt Báo Gallery Chiều 30 tháng Một 2013. Nhiều nghệ sĩ và thân hữu quây quần cùng nhau hát Phạm Duy như lời tiễn biệt....

“Tôi yêu tiếng nước tôi Từ khi mới ra đời...”
(Tình Ca)

“Việt Nam, hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời”
(Mẹ Việt Nam)
con_duong_cai_quan
Mở đầu với trường ca Con Đường Cái Quan, từ Ải Nam Quan đến Cửu Long Giang...
ngan_khoi_me_trung_duong
Và cuối cùng là bài Mẹ Trùng Dương trong trường ca Mẹ Việt Nam do tốp ca Ngàn Khơi trình bày.
doan_hung-phuong_ha
Doãn Hương, Phương Hà.
le_uyen-tuan_cuong
Tuấn Cường - Lê Uyên.
dsc_0132
Mộng Thuỷ
le_hong_quang
Lê Hồng Quang
tu_ca_ngan_khoi
Tứ ca Ngàn Khơi
ba_thanh_-_doan_hung
Bá Thành và Doãn Hưng
pham_dang_khoa-doan_hung
Phạm Đăng Khoa và Doãn Hưng
pham_ha
Phạm Hà
bichvan_huynh_c_luan
Bích Vân hát với dưong cầm và vỹ cầm Huỳnh Công Luận
quynh_giao
Quỳnh Giao hát “Kỷ Niệm”
bich_lien
Bích Liên hát “Tình Ca”.
dsc_7268
Y Sa -Đinh Quang Anh Thái
trandatu
Trần Dạ Từ
Mùa Thu 1987, khi xuất bản một tuyển tập hơn 300 ca khúc do chính ông viết lời, Phạm Duy liên tưởng tới cuốn tiểu thuyết Ngàn Cánh Hạc của nhà văn Nhật Bản Ysunari Kawabata mà đặt tên cuốn sách mấy trăm trang là Ngàn Lời Ca.

Cánh hạc đã bay mất rồi, nhưng ngàn lời ca vẫn đọng trên môi những người còn lại....

Một ngày sau khi được tin ông mất, một số người thuộc thế hệ con cháu đã gọi nhau, text nhau trên máy: "sao không cùng hát với nhau cho nhau những ca khúc Phạm Duy?" Có cái gì đó thôi thúc mọi người cùng bắt tay vào việc. Kết quả là một buổi họp mặt nghệ sĩ và thân hữu với tiếng ca hát chen tiếng cười mà chan hòa nước mắt.

Tối Thứ Tư 30 Tháng Giêng, Việt Báo Gallery hoàn toàn đổi dạng. Không có sân khấu, chỉ một dương cầm đặt giữa nhiều hàng ghế quây tròn. Trên tường, một bích chương đơn giản với hai tấm hình và chữ in PHẠM DUY NGÀN LỜI CA và ánh nến lung linh.

Đúng bảy giờ, giữa các thân hữu và nghệ sĩ, Trần Dạ Từ phát biểu về Phạm Duy. Ngày nào nơi nào mà lời ca Phạm Duy còn ở trên môi chúng ta thì ông vẫn sống.... Như Phạm Duy đã nói trong tiếng cười năm xưa. Và tối hôm nay ông sống với mọi người.

Con gái nhà báo Lê Đình Điểu là Ysa của VAALA, con gái nhà thơ Trần Dạ Từ là Hoà Bình của Việt Báo, con trai nhà văn Doãn Quốc Sĩ là Doãn Hưng, cùng Bích Liên và Quỳnh Giao đã hợp sức cho buổi gặp gỡ. Dương cầm thì có Diễm Uyên, Quốc Vũ, Hoàng Công Luận, guitar là Doãn Hưng, vĩ cầm là Hoàng Công Luận. Góp tiếng giới thiệu là Ysa và Đinh Quang Anh Thái, linh hoạt như thời Du Ca hay lãng mạn như quán Anh Vũ năm xưa.

Tiếng hát thì của mọi người.

Chỉ vì từng người đều lâm râm hát theo Bá Thành, Bích Vân, Doãn Hương, Phương Hà, Mộng Thủy, Lê Uyên, Lê Hồng Quang, Phạm Hà, Phạm Đăng Khoa, Bích Liên, Quỳnh Giao và nhóm hợp ca từ đoàn Ngàn Khơi. Có vài người giờ chót không đến kịp thì chắc là đang xem lại trên You Tube....


Chương trình mở đầu với trường ca Con Đường Cái Quan, từ Ải Nam Quan đến Cửu Long Giang và Đường Đi Đã Tới, rồi mọi người cùng hát chung bài Hát Với Tôi Nào. Ai cũng muốn giơ tay đánh nhịp mà thật ra để dằn xuống sự xúc động của con tim. Đến bài Kỷ Niệm do Quỳnh Giao giới thiệu và trình bày thì người ta lặng im vì thổn thức. Đây đó có những khuôn mặt đẫm lệ do những kỷ niệm từ thuở ấu thơ cứ trào dâng từ lời ca.

Rồi tiếng hát Bá Thành trong Tình Hoài Hương đầy chất dân ca cải biên hòa nhập cùng Nghìn Trung Xa Cách theo lối diễn tả rất mới lạ của Bích Vân, và Nương Chiều u uẩn hùng vĩ đã tỏa khói lam từ giọng ngân của Phạm Hà. Mộng Thủy hát câu Tạ Ơn Đời và lời Hẹn Hò với tiếng dương cầm Quốc Vũ.

Mọi người đều cúi đầu với bài Đại Nguyện trong loạt Đạo Ca rồi vùng lên hát Giọt Mưa Trên Lá. Trong gian phòng ấm áp, người người cùng ngây ngất hát tiếng Xuân Ca, Bà Mẹ Quê....

Ngay giữa chương trình, một đoạn phim ngắn đầy hình ảnh cảm động về Người Tình Già được chiếu thẳng lên tường. Đoạn phim này, nhiều người muốn giữ để xem lại mãi con đường sáng tác rầt dài, đến 70 năm, của một người nghệ sĩ đã nổi trôi cùng mệnh nước trong 93 năm.... Ở Phạm Duy thì không chỉ có cả ngàn lời ca hay ngàn bài ca mà một khối lượng đồ sộ những ca khúc nghệ thuật đa dạng và nhất là cách sử dụng chữ nghĩa mà nhiều nhà thơ vẫn còn muốn học.

Tối hôm đó, một số tác phẩm nghệ thuật như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà với lời thơ Hữu Loan, Quán Bên Đường với lời thơ Trang Thế Hy do Bình Nguyên Lộc giới thiệu cho Phạm Duy, và hai tuyệt chiêu Đường Chiều Lá Rụng cùng Tình Ca đã được Lê Hồng Quang, Phạm Đăng Khoa, Quỳnh Giao và Bích Liên lần lượt trình bày.

Cuối cùng bài Mẹ Trùng Dương trong trường ca Mẹ Việt Nam do tốp ca Ngàn Khơi trình bày đã bắt đúng nhịp tim mọi người khi chung khúc Việt Nam Việt Nam nở tung từ lồng ngực từng người. Người viết này không thuộc hết tên của các anh chị em Ngàn Khơi, như Nhuận, Sương, Hiển, Phan Uyển Nghi,…. Chương trình kết thúc trong ba giờ đồng hồ, nhưng lời ca Phạm Duy vẫn theo đuổi và váng vất suốt đêm....

Ngày xưa, hỏi ông vì sao chung khúc của Mẹ Việt Nam lại hai lần "Việt Nam Việt Nam" như vậy? Phạm Duy trả lời, cứ nửa đùa nửa thật theo lối của ông. Rằng vì có hai nước Việt Nam ở hai miền! Bây giờ có lẽ chỉ còn một, duy nhất, ở trong tim từng người. “Nhạc xây tình người” là như vậy...

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
06/02/201302:56:46
Khách
Michael Jackson cua VN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.