Hôm nay,  

Các Biến Cố Thế Giới 2012 Ảnh hưởng Tình Hình Việt Nam

28/12/201200:00:00(Xem: 8329)
(Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi Phỏng vấn GS Nguyễn Thanh Trang về Các biến cố đã xảy ra trên thế giới trong năm 2012 có ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam.)

Lời Giới Thiệu: Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới 2013. Trong năm qua, thế giới đã có những biến chuyển gì quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam?

Để trả lời câu hỏi nầy, mời quý thính giả theo dõi cuộc thảo luận của Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi (ĐLSN) với GS Nguyễn Thanh Trang (NTT), một trong những thành viên sáng lập và giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ. Ông hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Sách Lược Hưng Quốc của Lực Lượng Cứu Quốc.

Đài phát thanh ĐLSN là tiếng nói của những người Việt tha thiết đến tiền đồ của tổ quốc và hạnh phúc của toàn dân. Phát thanh mỗi ngày từ 9 giờ 30 đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam, thính giả tại quốc nội có thể nghe trực tiếp bằng radio, qua tần số 1503 AM (làn sóng đài BBC Luân Đôn cũ). Ngoài ra, đồng bào tại quốc nội cũng như hải ngoại có thể nghe các chương trình của Đài bằng computer tại website: www.radiodlsn.com.

ĐLSN: Theo giáo sư, trong năm 2012 những biến cố nào đã xảy ra trên thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam?

NTT: Trong năm 2012, trên thế giới đã có ít nhất năm biến cố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam; đó là: (1) Cuộc cách mạng “Hoa Lài” tại Bắc Phi và Trung Đông vẫn tiếp diễn không ngừng, nỗi bật nhất là cuộc nội chiến khốc liệt tại Syria; (2) Sự kiện Tổng Thống Mỹ Obama đã tái đắc cử một cách vẻ vang; (3) Miến Điện đã thực hiện nhiều cải cách ngoạn mục nhằm tháo gỡ độc tài và đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước; (4) Đại Hội lần thứ 18 của Đảng CS Trung Quốc chủ trương theo đuổi “chủ nghĩa tư bản kiểu Trung Quốc”, nghĩa là bành trướng Đại Hán và đã đưa nhóm Tập Cẩn Bình và Lý Khắc Cường lên thay Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo; (5) Charges Taylor, cựu tổng thống Liberia, một nước nhỏ ven bờ biển phía Tây của Phi Châu, đã bị tòa án quốc tế của LHQ tại Hòa Lan tuyên án 50 năm tù vì tội tiếp tay và đồng lõa với lực lượng võ trang vi phạm các tội ác chống nhân loại.

ĐLSN: Xin giáo sư nói rõ thêm về cuộc nội chiến tại Syria và tại sao nó có ảnh hưởng đến Việt Nam?

NTT: Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng Hoa Lài, các chế độ độc tài và quân phiệt tại Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia, Ai Cập, Yemen và Lybia đã lần lược bị đạp đổ, dân chúng tại Syria cũng đã anh dũng đứng lên tranh đấu đòi Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng xã hội, nhưng chính quyền độc tài của tổng thống Assad đã thẳng tay đàn áp và bắn giết những người biểu tình bất bạo động một cách dã man. Chỉ sau vài tháng bị cảnh sát và quân đội của TT Assad đàn áp và bắn chết hàng ngàn người một cách phi nhân, dân chúng đã tự võ trang và các cuộc xô xát đã nhanh chóng trở thành một cuộc nội chiến tàn khốc. Tính đến nay, đã có hơn 30 ngàn người mà hầu hết là dân chúng, gồm cả đàn bà và trẻ em đã bị thiệt mạng. Hội Đồng Bảo An LHQ đã nhiều lần biểu quyết tán thành việc lên án Syria và đưa ra các biện pháp để trừng phạt Syria vì tội ác chống nhân loại, nhưng đều gặp phải sự phủ quyết của Nga Sô và Trung Cộng, là hai quốc gia đồng minh của Syria vì mua bán dầu hỏa và quyền lợi kinh tế của họ. Đặc biệt hàng năm Nga đã bán cho Syria một số lượng rất lớn vũ khí, phi cơ và tàu chiến, giúp Nga vượt qua các khó khăn về kinh tế. Nhưng vì thấy chế độ Assad ngày càng suy yếu và không còn hy vọng tồn tại nên nay Nga đã chính thức tuyên bố sẵn sàng chấp thuận một giải pháp thương thuyết hòa bình để kết thúc cuộc chiến đẩm máu tại Syria. Nga còn nói rõ là họ không chủ trương duy trì chế độ Assad. Đó là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Nga đối với Syria. Nhiều quốc gia tại Trung Đông và hai nước Anh, Pháp đã công khai yễm trợ lực lượng cách mạng. Hoa Kỳ cũng tiếp tay giúp đỡ dân chúng bằng chương trình viện trợ nhân đạo, và dư luận còn đồn đoán rằng Hoa Kỳ đã bí mật giúp đỡ quân kháng chiến như trang bị máy móc, dụng cụ tối tân cần thiết cho chiến trường. Quân cách mạng càng ngày càng thắng thế trên chiến trưởng và mở rộng thêm vùng kiểm soát.


Chế độ Assad chắc chắn sẽ sụp đổ trong một tương lai không xa và đó sẽ là một bài học cho các chế độ độc tài như CSVN.

ĐLSN: Những cải cách mới đây của Miến Điện trong nỗ lực dân chủ hóa đất nước cũng như sự kiện ông Obama tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ và việc ông Tập Cẩn Bình lên thay thế Hồ Cẩm Đào sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

NTT: Những gì đã và đang xảy ra tại Miến Điện trong hơn một năm qua là một bài học rất quý báu cho dân tộc Việt Nam. Thật vậy, nước ta đã được thống nhất và hòa bình gần 40 năm rồi nhưng Việt Nam vẫn càng ngày càng bị tụt hậu so với các nước khác, kể cả các nước lân bang mà trước năm 1975 cũng chỉ ngang hàng hoặc kém hơn Miền Nam Việt Nam như Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn, Phi Luật Tân, v.v. chỉ vì CSVN chủ trương độc tài, độc đảng và chà đạp nhân quyền. Nhà nước chỉ nỗi tiếng tham nhũng và ác với dân nhưng hèn với giặc. Trước đây Miến Điện cũng bị độc tài chuyên chế, dân chúng cũng lầm than vì nhân quyền bị chà đạp như tại Việt Nam vậy, nhưng chỉ hơn một năm qua, dưới dự lãnh đạo của ông Thein Sein, một Tổng Thống yêu nước và có viễn kiến, Miến Điện đã thực hiện được nhiều cải cách ngoạn mục nhằm tháo gỡ độc tài và nới rộng tự do, dân chủ. Trước hết là họ đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân lương tâm, trong số đó có bà San Suu Kyi, một lãnh tụ đối lập lừng danh trên thế giới, tiếp theo, báo chí, truyền thanh, truyền hình đã được tự do hơn và các đảng phái đối lập cũng được phép công khai hoạt động, v.v. Nhờ đó, các nước tây phương đã hủy bỏ các lệnh cấm vận, giúp cho việc giao thương mua bán giữa Miến Điện và thế giới được mở tung… Vì vậy, Miến Điện đang tiến về tương lai với triển vọng tươi sáng và tốt đẹp hơn nhiều so với thời quân phiệt độc tài.

Về trường hợp tái đắc cử của Tổng Thống Obama, chúng tôi nghĩ rằng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, Obama chủ trương trở lại Á Châu và tái khẳng định vai trò siêu cường số một của Hoa Kỳ tại Biển Đông để duy trì hòa bình trong vùng Á Châu Thái Bình Dương và bảo vệ an ninh hải hành trên Biển Đông. Obama cũng đã có những động thái cụ thể ủng hộ nỗ lực dân chủ hóa tại Miến Điện và từng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do cho Điếu Cày và các tù nhân lương tâm khác. Sự tái đắc cử của Obama sẽ có ảnh hưởng đến Việt Nam, vì Hoa Kỳ sẽ là một đối lực quan trọng làm giảm bớt uy thế bành trướng của Trung Cộng . Nhất là mới tháng trước, Tập Cẩn Bình đã được Đại Hội lần thứ 18 của Đảng CS Trung Hoa đưa lên thay thế Hồ Cẩm Đào. Với quyền hạn rất lớn và chủ trương Đại Hán của Tập Cẩn Bình, Trung Cộng sẽ là một con cọp hung hãn và rất nguy hiểm mà dân tộc Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác!

ĐLSN: Trong vài phút còn lại của cuộc phỏng vấn hôm nay, xin giáo sư cho biết Ông Charles Taylor, cựu tổng thống Liberia đã bị tòa án quốc tế của LHQ tại Hòa Lan kết án 50 năm tù. Việc đó sẽ có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

NTT: Thưa anh, đây là lần đầu tiên tòa án quốc tế của LHQ đã tuyên án một cựu tổng thống vì tội tiếp tay và đồng lõa với lực lượng võ trang trong các tội ác chống nhân loại, như đàn áp và bắn giết các dân oan và những người bất đồng chính kiến. Các giới chức cầm quyền và công an, quân đội Việt Nam phải liệu hồn. Nếu họ ra lệnh hoặc tham gia giết hại dân chúng, khi có bằng cớ cụ thể và nhân chứng xác nhận tội trạng, tòa án quốc tế của LHQ sẽ đưa họ ra xét xử và họ sẽ có thể lãnh những bản án như cựu tổng thống Charles Taylor vậy. Vì thế, đó là một biến cố quan trọng cảnh báo rằng bất cứ ai ra lệnh hoặc trực tiếp vi phạm các tội ác chống nhân loại sẽ có ngày phải đền tội trước pháp luật!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.