Hôm nay,  

Vị Trí Lịch Sử Của Một Chuyến Công Du Hòa Đàm

09/06/201200:00:00(Xem: 14126)
Vị trí lịch sử của một một chuyến công du hòa đàm-chuyến công du hòa đàm ở đây mà chúng tôi muốn nói là chuyến đi Hà nội của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Leon Panetta, bắt đầu vào hôm chủ nhật 3-6-2012 và kết thúc vào thứ ba 5-6-12. Đây là chuyến công du cực kỳ quan trọng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ. Vị trí lịch sử đặc biệt của chuyến công du này được bộc lô ngay từ phút ban đầu: Sau khi rời khỏi Diễn đàn Đối Thoại An Ninh Khu Vực Shangri-La XI-Singapore-hôm chủ nhật 3/6, chuyên cơ chở Leon Panetta, BTQP-HK, và phái đoàn tùy tùng, đã hạ cánh xuống phi cảng Cam Ranh và ông Panetta dừng lại đây “thăm” cảng này trong 4 tiếng đồng hồ. Cuộc viếng thăm bất ngờ này làm ngạc nhiên thế giới, nhất là không thể tránh khỏi sự nghi ngờ bàn tán của các giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Kể từ sau 1975, Leon Panetta là BTQP-HK đầu tiên đến thăm cảng Cam Ranh, một cảng chiến lược của VN mà quân đội HK đã từng sử dụng suốt trong thời kỳ Chiến Tranh VN. Ông Panetta đến thăm tàu USNS-Richard E.Byrd, một tàu vận tải của Mỹ đang nằm ụ ở đây để công nhân VN bảo trì sửa chữa.

Đứng trưóc thủy thủ đoàn của tàu USNS-Richard E.Byrd, BTQP-HK, ông Leon Panetta phát biểu: “… Đây là chuyến đi lịch sử…Với sự hiện diện của tàu USNS-Richard E.Byrd đang có mặt ở đây và được công nhân VN bảo dưỡng là chỉ dẫn to lớn cho thấy chúng ta tiến xa tới đâu… Chính phủ (Mỹ) đang tìm kiếm xây dựng mối quan hệ với VN mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn…”. Và tại đây, ông ông nói với phái đoàn báo chí tháp tùng ông: “HK mong muốn được tiếp cận cảng Cam Ranh nhiều hơn nữa. Và ông hy vọng HK sẽ thảo luận với đối tác VN để có thể “sử dụng” các hải cảng như cảng Cam Ranh khi chúng ta chuyển các tàu chiến của chúng ta ở bờ biển phía tây (California,Washington) đến đồn trú ở khu vực này của Thái Bình Dương. Và cũng tại đây, Bộ trưởng Quốc Phòng HK cũng khẳng định: “việc các tàu chiến hoa kỳ được tiếp cận thường xuyên hơn trong tương lai các cảng như cảng Cam Ranh là thành phần chính yếu trong mối quan hệ với VN”. Và ông Panetta lạc quan đi đến kết luận:”Chúng ta nhìn thấy triển vọng to lớn trong tương lai…”
dao_nhu_writer
Đào Như
Sau khi ghé “thăm” cảng Cam Ranh, Leon Panetta cùng phái đoàn bay đi Hà nội. Ông sẽ hội đàm với BTQP-VN, Đại Tướng Phùng Quang Thanh. Sau đó BTQP-HK sẽ hội kiến Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Những điều phát biểu của ông Panetta tại Cam Ranh đã khiến cho các giới chức ViệtNam phải vất vả tìm cách giải thích với thế giới bên ngoài, nhất là với các giới lãnh đạo BắcKinh rằng: Các hoạt động thân thiện Việt-Mỹ hôm nay không nhầm đối phó hay chế ngự một nước nào khác. Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc phòng VN, đã phải linh hoạt giải thích trong cuộc phóng vấn của BBC-London, hôm 3/6: “…Đây là loạt hoạt động kinh tế bình thường-Cảng Ba ngòi (Cam Ranh ) đã đón tàu của Mỹ vào sửa chữa và cũng sẽ đón tàu Trung Quốc, Nhật, Nga…nếu có nhu cầu trên cơ sở hợp đồng kinh tế…'

Hôm chủ nhật 3/6 trong một bài xã luận, Tân Hoa Xã đã bày tỏ sự tức bực về sự thay đổi chiến lược của Mỹ về phía Thái Bình Dương mà TQ cho rằng Mỹ đang cố gắng kiềm chế bao vây TQ. Trong khi đó Thông Tấn Xã VN nhẹ nhàng lướt qua với mẩu tin: “HK đang cố gắng nâng cấp quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt lên tầm cao hơn”

Nhưng dù sao, không ai chối cãi được: Qua những điều phát biểu trên của Leon Panetta, rõ ràng là Chính phủ HK chủ động ràng buộc VN chặt chẽ hơn nữa trong quan hệ quốc phòng với HK trong chiến lược định hướng về Thái Bình Dương của Mỹ. Tất cả báo chí thế giới nhất là báo chí Anh và Mỹ đều đề cao ý nghĩa của chuyến viếng thăm cảng Cam Ranh bất ngờ và có dụng ý của Bộ trưởng Leon Panetta. Báo Washington Post nhận định: “VN đem lại một cơ hội trọng yếu “cho chính phủ Obama trong chiến lược định hướng lại chính sách ngoại giao và quân sự về phía châu Á-TháiBình Dương.

Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu quá khứ Quan hệ Quốc phòng Việt-Mỹ trong suốt gần một thập niên qua. Qua thực tế lịch sử, quan hệ Quốc Phòng giữa VN và HK được tiến hành trao đổi, thể hiện dưới nhiều hình thức hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các buổi họp thượng đỉnh:

1-Diễn Đàn Đối Thoại An Ninh Khu Vực Shangri-La từ năm 2002.

2-Thượng đỉnh các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ADMM+ từ năm 2010.

3- Đối Thoại Chiến Lược Quốc Phòng Việt-Mỹ từ năm 2004

4- Vào năm 2003, song song với 3 cuộc họp vừa kể trên, VN và HK đồng ý Trao Đổi Viếng Thăm Cấp Bộ Trưởng Quốc Phòng cứ 3 năm họp một lần:

-Năm 2003 BTQP Trần Văn Trà đại diện VN đến họp phiên họp đầu tiên tại Hoa Thạnh Đốn

- Năm 2006 BTQP Donald Rumsfeld đại diên HK đến họp tại Hà Nội

- Năm 2009 BTQP Phùng Quang Thanh đại diện VN đến họp tại Hoa Thạnh Đốn

- Năm 2012 BTQP Leon Panetta, đại diện HK đến họp tại Hà Nội trong tình hình căng thẳng tại Biển Đông, dưới ảnh hưởng của chủ thuyết chuyển hướng quyền lực Mỹ về Châu Á Tây Thái Bình Dương đã biến chuyến tham dự buổi họp lần này của ông Leon Panetta tại Hà nội có một vai trò lịch sử vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên những buổi họp hàng năm Đối Thoại Chiến Lược Quốc Phòng Việt-Mỹ được xem là quan trọng hơn cả, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Hoa Thạnh Đốn. Năm 2008 được nâng lên cấp Đối Thoại Chính Trị An Ninh Quốc Phòng với sự tham gia các quan chức cao cấp trong lãnh vực Ngoại giao và Quốc phòng của hai nước. Năm 2010 Đối Thoại Chiến Luợc Quốc Phòng Việt-Mỹ lại được nâng cấp lên cao hơn một lần nữa: Đối Thoại Về Chính Sách Quốc Phòng, lần đầu tiên được tổ chức tại Hà nội giữa các sỹ quan cao cấp của BQP- VN và BQP-HK ở cấp Thứ trưởng Quốc phòng.

Như chúng ta thấy, HK rất nhiệt tình tiến hành những buổi họp thường niên Đối Thoại Chiến Lược Quốc Phòng và nâng cấp những buổi họp này 2 lần trong quá khứ. Sở dĩ như thế là vì những buổi họp thường niên Đối Thoại Chiến Lược Quốc Phòng là một phần nằm trong chính sách của HK muốn thể chế hóa hợp tác quan hệ quốc phòng giữa VN và HK. Ví dụ: HK muốn VN chấp nhận thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Trong thực tế, thể hiện ý muốn của Mỹ, các sửa chữa thuộc dạng này đã được chính phủ VN cho tiến hành trong khu vực dân sự tại cảng Cam Ranh trong những năm vừa qua. Tàu vận tải USNS-Richard E. Byrd của Mỹ đả 5 lần cặp bến Cam Ranh để bảo trì và sửa chữa. Các cấp truyền thông VN, 3 ngày trước khi ông Panetta đến Hànội, đồng nhất đưa tin: Bộ Tư Lệnh Hải Quân VN vừa khởi công xây dựng nhà máy X52, nhà máy sửa chữa tàu biển lớn nhất của HQVN từ trước đến nay. Nhà máy X52 có nhiệm vụ sửa chữa bảo đảm kỹ thuật cho các tàu chiến của HQVN, tàu thuyền quân sự hoạt động trong vùng biển Trường sa, những giàn khoan, gần vùng biển Khánh hòa, Nhatrang, ngoài khơi VN. Nhà máy X52 đặc biệt còn có nhiệm vụ sửa chữa tàu thuyền quân sự và dân sự của nước ngoài. VN đã từng tuyên bố cho phép hải quân nước ngoài vào sử dụng dịch vụ sửa chữa tàu ở cảng Cam Ranh. Năm 2010, Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, nói: “VN sẵn sàng cung cấp dịch vụ sủa chữa cho tàu hải quân nước ngoài kể cả tàu ngầm”.


Mục đích chuyến viếng thăm Hà nội lần này của Bộ trưởng Leon Panetta rõ ràng như chúng ta thấy ở trên là thúc đẩy VN nên linh hoạt hơn khi áp dụng thỏa thuận này, bằng cách chấp nhận tàu chiến HK “được quyền sử dụng” các cảng như cảng Cam Ranh một khi chính phủ HK chuyển các tàu chiến của họ ở bờ biển phía Tây (California, Washington) đến đồn trú ở khu vực này, Thái Bình Dương.

Để siết chặt thể chế hóa mối quan hệ quốc phòng VN-HK như trên, tại buổi họp lần thứ 2 Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng Việt-Mỹ vào tháng 9/2011 (Cũng là lần thứ 8 của buổi họp Đối Thoại Chiến Lược Quốc Phòng Việt-Mỹ), HK và VN đã ký Biên Bản Ghi Nhớ chính thức lần đầu tiên-MOU- (Memorendum Of Understanding) về hợp tác quốc phòng gồm 5 lĩnh vực:

1 - Thiết lâp đối thoại cấp cao đều đặng giữa 2 Bộ Quốc Phòng VN và HK

2 - An ninh hàng hải

3 - Tìm kiếm cứu hộ

4 - Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ

5 - Trợ giúp nhân đạo và cứu hộ thảm họa thiên tai

Được biết thành quả đầu tiên của cả hai phía VN-HK vừa đạt được tại Hànội hôm 4/6 thuôc diện MIA: ông Leon Panetta đã thuyết phục được chính phủ Hànội cho phép chánh phủ HK mở rông thêm 3 khu vực tìm kiếm thi hài các chiến binh Mỹ bị mất tích trong cuộc chiến VN. Đây là vấn đề rất nhạy cảm về nhân đạo, đánh động đến trái tim của nước Mỹ, lương tri của Việt Nam…. 

Trong quan hê Quốc phòng Mỹ-Việt hiện tại, xem chừng Chính phủ Obama đang nắm phần chủ động, áp đảo VN cố siết chặt thể chế hóa hợp tác Quốc phòng Mỹ-Việt. Tại Hà nội, hôm 4/6 ông Panetta có nhắc lại 5 lãnh vực đã được hai phe cam kết trong bản ghi nhớ tại buổi họp hồi tháng 9/2011 và thúc đẩy hai bên để đạt được những bước tiến mới.

Trong quá khứ mối quan hệ Việt-Mỹ là mối quan hệ lành mạnh, bình đẳng ngang tầm: Chính phủ HK đã chọn VN như là một đối tác tích cực hỗ trợ chiến luợc Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Để tương xứng, VN đã chọn HK như một đối tác đáng tin cậy giúp VN đấu tranh với TQ hữu hiệu hơn trong tranh chấp Biển Đông. Cả hai phía VN và HK không có lý do gì mà đánh mất mối tương quan bình đẳng giữa hai quốc gia Việt Mỹ.

Hà nội hôm 4/6 Bộ Quốc Phòng VN đã trải thảm đỏ đón tiếp BTQP-HK, ông Leon Panetta. Trong buổi họp Đại tướng Phùng Quang Thanh, BTQP-VN ngỏ lời với ông Panetta: “Vì mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và vì lợi ích chung cho cả hai nước, chúng tôi mong muốn chính phủ HK sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho VN…Một khi lệnh cấm vận bán vũ khí cho VN được dỡ bỏ, VN sẽ có nhu cầu mua một số trang bị vũ khí. Trước hết là để sửa chữa, bảo quản và nâng cấp một số vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh..”

Không bình luận về việc chính phủ Mỹ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí, ông Leon Panetta nói: “Sụ trợ giúp bổ sung phụ thuộc phần nào tiến bộ nhân quyền và các cải cách khác ở VN…”. Khi phát biểu như trên, chúng ta tin rằng BTQP-HK, ông Panetta vẫn còn nhớ nằm lòng câu nói sâu sắc của Thượng Tuớng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc phòng VN, tại diễn đàn Shangri-La XI: “việc bỏ cấm vân vũ khí cho VN mang tính biểu tượng là chủ yếu, vì không thể có quan hệ lành mạnh bình đẳng giữa hai nước mà nước này lại cấm vận nước kia”. Cũng trong buổi họp ấy, để bác bỏ ý tưởng rằng VN đang hợp tác với HK bao vây ngăn cản TQ, Đại tướng Phùng Quan Thanh nói:”Chúng tôi quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực, các nước lớn trong đó có HK và TQ là quan hệ ổn định hợp tác lâu dài và toàn diện.”.

Theo tường thuật của Marianne Brown-VOA-trong buổi tiếp xúc với ông Panetta tại Hànội hôm 4/6, Thủ tướng VN, ông Nguyễn tấn Dũng kêu gọi HK cần sớm dỡ bỏ cấm vân bán vũ khí cho VN và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh để tăng cường nổ lực xây dựng niềm tin và nâng tầm hợp tác giữa hai nước…VN luôn luôn xem HK như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng và muốn HK đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình và an ninh khu vực trong tư cách là một cường quốc Châu Á Thái Bình Dương.

Theo Tân Hoa Xã-THX- cho biết, sau những lần tiếp xúc với các lãnh đạo VN tại Hànội, BTQP-HK ông Panette rất coi trọng quan hệ quốc phòng với VN trong chính sách tổng thể về Châu Á-Thái Bình Dương. Và ông mong muốn quan hệ VN-HK được phát triển trong nhiều lãnh vực đặc biệt là an ninh quốc phòng.

Nói tóm lại, sau cuộc tiếp giữa BTQP-HK và các giới lãnh đạo VN, cả hai bên đều dồng ý rằng mối quan hệ Quốc phòng song phương VN-HK sẽ giúp cải thiện các mối quan hệ quốc tế, tăng cường các mối quan hệ khác giữa hai nước cũng như phát huy hợp tác phát triển trong khu vực.

Trong lúc BTQP-HK, ông Panetta, đang có mặt và hòa đàm tại Hà nội, bản tin chiều ngày 4/6 của báo quân đội VN cho hay: Hải Quân VN và TQ đang tiến hành tuần tra hỗn hợp lần thứ 13 trên vùng biển phía nam Vịnh Bắc Bộ trong thời gian 5 ngày. HQVN và TQ sẽ phối hợp thao diễn thực tập chống cướp biển và cứu hộ thiên tai….

Do vậy, bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận còn nhiều khúc mắc vẫn tồn tại trong quan hệ Quốc phòng song phương VN-HK. Điều này không ai chối cãi được. Cả hai phía VN, HK làm sao quên được những trang sử đẩm máu đáng tiếc trong quá khứ của cả hai bên trong Cuộc Chiến ViệtNam-Vietnam War. Tuy nhiên, trước một TQ đầy tham vọng, nguy hiểm, liều lĩnh, mạo hiểm trên Biển Đông- Với thiện chí hòa hợp sẵn có giữa hai chính phủ VN và HK, vì hòa bình, an ninh và phát triển của hai dân tộc Việt Mỹ, của khu vực và của thế giới, vì chủ quyền của VN cũng như để bảo đảm sự tự do hàng hải của Mỹ và của thế giới trên Biển Đông, mọi khác biệt sẽ được khắc phục, vượt qua. Từ cột mốc này, ở đây và ngay bây giờ, 39 năm sau cuộc chiến, 17 năm sau bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, hai dân tộc VN và HK có quyền lạc quan, tràn đầy hy vọng và đòi hỏi sự thăng hoa của mối quan hệ quốc phòng song phuơng Việt-Mỹ. Cùng các nước khác trên thế giới, VN và HK cùng hợp tác tiến vào kỷ nguyên Châu Á – Thái Bình Dương./.

Đào Như
BS Đào Trong Thể
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak Park, Illinois, USA
June-6-12

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.