Hôm nay,  

Câu Chuyện «Người Dám Vuốt Râu Ông Cụ»

29/05/201200:00:00(Xem: 9766)
Ông Hồ Chí Minh sinh ra đã được tròn 122 năm, ngày 19 tháng 5 năm 1890.

Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.

Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.

Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.

Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.

Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.


Anh ta là ai vậy?

Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.

Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.

Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..

Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.

Bùi Tín(xin gửi kèm bài LINH NGHIỆM để các bạn thưởng thức) - Trân trọng cảm ơn nhà báo Bùi Tín đã gửi tới Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.