Hôm nay,  

Ớt Hiểm Tây Cũng Khá Cay

27/05/201200:00:00(Xem: 12168)
François Hollande và Ségolène Royal công khai “đường ai nấy đi” vào dịp bầu cử Lập pháp tháng 6 năm 2007, tuy hai người, trên thực tế, đã “nghỉ chơi” với nhau trước đó khá lâu. Ông Hollande đã đi lại với Bà Valérie Trierweiler gần như công khai từ năm 2005, nhưng chưa ở chung một nhà vì phía ông còn Bà Ségolène Royal, phía Bà Valérie còn ông chồng chánh thức Denis Trierweiler, gốc Đức, ký giả không thường trực và dịch giả các triết gia Đức của tuần báo ParisMatch.

Từ lúc mối quan hệ của hai người trở thành công khai, họ cùng thuê một căn phố tại Quận XV Paris và sống chung với nhau ở đây. Bốn người con của Ông Hollande ở với mẹ vì nghe nói lúc chia tay, Bà Ségolène yêu cầu ông chỉ cần ôm áo quần ra đi cho nhẹ người.

Chưa nghe nói hoàn cảnh của Bà Valérie Trierweiler và 3 người con trai. Và bây giờ, vẫn chưa rõ tình trạng hôn nhơn giữa Bà Valérie với ông chồng Trierweiler như thế nào vì có nơi nói họ chưa ly dị, nơi khác nói bà đã ly dị với ông Trierweiler và xin giữ lại tên của ông nên người ta mới gọi bà là Bà Trierweiler.

Từ sau khi Ông Hollande đắc cử Tổng thống hôm 6/5 vừa qua, Bà Valérie Trierweiler đã mặc nhiên trở thành Đệ nhứt Phu nhơn của nước Pháp. Bắt đầu trên báo chí, tiếp theo qua sự đón tiếp lịch sự của Đệ nhứt Phu nhơn Huê kỳ, Bà Obama, cụ thể thêm địa vị của bà trong quan hệ quốc tế. Nhưng hai người cho tới nay vẫn chưa tuyên bố ý định kết hôn để chánh thức hóa mọi ứng xử trong giao tế.

Bà Valérie Trierweiler đã không dấu tham vọng trở thành Đệ Nhứt Phu nhơn từ sau khi Ông Hollande được tín nhiệm ứng cử viên Tổng thống của Đảng Xã hôi. Khi có cơ hội, bà thường nói về Ông Hollande, về mối tình của hai người, về vai trò mà bà sẽ đảm đương,… Trả lời tuần báo ELLE, bà bộc lộ rõ tham vọng trở thành Đệ nhứt Phu nhơn của bà: “Người ta không thể đầu hôm sớm mai mà có thể thay đổi nếp sống, thay đổi cá tánh lại càng khó hơn. Từ nay, tôi sẽ tập đảm nhiệm vai trò mới bằng cách đi theo sát François khi xuất hiện trước công chúng. Ngày lễ tấn phong, tôi sẽ ngồi ở hàng ghế danh dự”.

Nhưng trong mỗi nhịp tim, bà khó quên hẳn hình ảnh Bà Ségolène Royal, Bồ cũ của Ông Hollande.

Ớt hiểm Tây cũng cay

Đầu tháng tư vừa qua, Đảng Xã hội tổ chức một cuộc mít-tinh tại Thành phố Rennes, Miền Tây-Bắc nước Pháp, cách Paris 400 km, để tập trung vận động cho ứng cử viên Tổng thống François Hollande. Có mặt khá đông cấp lãnh đạo của Đảng Xã hội như các Ông Laurent Fabius, Pierre Moscovici, Jean-Marc Ayrault, Manuel Valls,… Lẽ tất nhiên có cả Bà Ségolène Royal tham dự.

Ông Hollande và Bà Valérie Trierweiler cùng đoàn tùy tùng đi xe lửa TGV tới vì TGV chạy chỉ mất có 2 giờ từ Paris.

Trên bàn làm việc, Ông Hollande đang tập trung hoàn chỉnh bài diển văn sẽ đọc tại mít-tinh trong vài giờ nữa, thì điện thoại cầm tay của ông reo lên. Ông ngưng tay, đưa mắt nhìn qua màn ảnh điện thoại, thấy một SMS từ “Cưng của em” gởi đi. Mà “Cưng của em” chỉ ngồi cách đó không quá 50 phân. Ông Hollande tiếp tục làm việc. Lập tức, dường như “Cưng của em” chịu không nổi nữa nên bèn chồm qua ngã lên người Ông Hollande vừa ngọt ngào bên tai: “Em vừa gởi cho anh một thông điệp”. Chung quanh hai người, đang có mặt lối mươi người cùng đi. Họ đều quay mặt nhìn đi chổ khác.

Khi tới địa điểm mít-tinh, Bà Valérie Trierweiler cảm thấy như đang bước vào một vùng khí hậu oi bức, điềm báo hiệu sắp có mưa bão, sắm sét. Trên hàng ghế đầu, Bà Ségolène đang nói chuyện vui cười với các Ông Fabius, Ayrault,… Ông Hollande tới, bắt tay mọi người và ngồi vào cùng hàng ghế, trong lúc đó Bà Valérie Trierweiler ngồi nơi khác để theo dõi buổi mít-tinh. Vì cả hai phe, Ông Hollande và Bà Ségolène Royal, đều không muốn hai người đàn bà gặp nhau để cho buổi mít-tinh được êm xuôi.

Đây là lần đầu tiên từ 5 năm qua, Ông Hollande mới có dịp gặp lại Bà Ségolène Royal và vui vẻ bắt tay bà trước mọi người.

Từ chổ ngồi, Bà Valérie Trierweiler không bỏ sót một cử chỉ nhỏ nào của hai người. Thấy thái độ vui vẻ của Ông Hollande đối với bồ cũ, Bà Valérie Trieweiler bổng nổi da gà khắp người, tay chân bắt đầu lạnh. Cũng giống như mỗi lần bà nghe nhắc tới Bà Ségolène Royal. Hai ê-kíp của Ông Hollande và Bà Ségolène cố găng thu xếp để cho mọi việc ổn thỏa suốt buổi mít-tinh nhưng rất khó vì không có gì có thể đè nén tình trạng sôi sục cho khỏi phát nổ.

Bà Valérie Trierweiler không muốn có ảnh chụp chung Ông Hollande với Bà Ségolène Royal và ảnh sẽ được phô biến. Thế là hai ê-kíp phải thương lượng thẳng với 2 người tình cũ.

Kín đáo theo dõi Bà Ségolène Royal đọc diển văn xong, Bà Valérie Trierweiler cảm thấy không thể chịu nổi trong tư thế bị bỏ quên trước mọi người. Bà không muốn đóng vai trò bánh xe sơ-cua của Ông Hollande nữa. Từ chổ ngồi, bà lấy quyết định sẽ đi tới bắt tay Bà Ségolène Royal. Một cách tự nhiên, vui vẻ. Tuy trước giờ, bà có tiếng là giữ khoảng cách với bạn bè của Ông Hollande. Ít nói cười vui vẻ với mọi người.

Bà Ségolène Royal thấy tại sao bổng nhiên có một nhóm ký giả nhiếp ảnh đổ xô tới trước bà và trong tư thế chờ đợi. Đúng lúc ấy, Bà Valérie Trierweiler xuất hiện, tiến tới với nét mặt vui cười, bắt tay bà và mọi người ở hàng ghế đầu. Đèn flash sáng lên. Thế là Bà Ségolène Royal hiểu sự việc. Bà liền gọi Ông Manuel Valls Giám đốc thông tin của Chiến dịch vận động bầu cử, để bảo riêng với ông: “Này, anh nên nhớ tôi là một chánh khách hàng đầu, chớ không phải là một phụ nữ theo kiểu “people” nghen. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Đủ chưa?”

Bà Valérie Trierweiler cần tấm hình này để phổ biến nhằm xóa tan nỗi mặc cảm về một thực tế từ lâu nay bà bị ẩn danh, ẩn mặt trước công chúng khi có mặt Bà Ségolène Royal và bà ở cùng một nơi.

Khi Bà Valérie Trierweiler đưa tay ra để bắt tay, Bà Ségolène Royal tỏ ra do dự nhưng bà liền bắt tay vì nếu từ chối thì chính bà là người thiếu lịch sự.

Với tuần báo LExpress, Bà Ségolène Royal mô tả cảnh gày bẩi để bà phải bắt tay quả là quá “xuống cấp”.

Từ năm năm nay, sau khi chia tay với Ông Hollande, bà Ségolène Royal vẫn luôn là đối tượng ghen tuông của bà bồ mới của Ông Hollande. Khó có thể đề cặp trước mặt bà vấn đề gì có chút liên quan tới Bà Ségolène Royal, mặc dầu đó là vấn đề thuần túy chánh trị.


Bà Valérie Trierweiler hôm 9/5 gởi cho một nữ ký giả của ParisMatch một bản văn để điều chỉnh lại cho rõ bài viết về gia cảnh của Ông Hollande “Thomas là con trai trưởng của cặp Ségolène-Hollande trước đây”, chớ không được viết “Thomas là con trai trưởng của cặp Ségolène-Hollande”. Bà còn gắt giọng với tác giả bài báo “Mầy muốn dở cái trò gì vậy?”

Tối hôm Ông Hollande đắc cử, tại Công trường Bastille, dân chúng ủng hộ ông tập trung theo truyền thống tả phái để chào mừng. Ông Hollande hôn lên má Bà Ségolène – theo cách chào thân mật tự nhiên - thì báo chí thấy Bà Valérie Trierweiler vội đưa miệng ra cho Ông Hollande.

Cũng cùng ngày 9/5, Tuần báo Times phỏng vấn, bà xếp đặt để trả lời cho rỏ ràng “Quan hệ giữa Ségolène-Hollande đã chấm dứt cách nay 7 năm. Chấm dứt thật sự, dứt khoát. Hoàn toàn không có chuyện tình cảm giữa hai người. Ngày nay chỉ có một mình bà là người duy nhứt mà ông ấy phải chinh phục mà thôi”.

Cây muốn lặng mà không biết gió có yên không?

Ségolène Royal không kết hôn

Tên gọi đầy đủ của bà là Marie-Ségolène Royal, sanh năm 1953 tại Dakar, xứ Sénégal. Cha là Trung tá Pháo binh của Hải quân. Ông nội là một Thiếu tướng, tốt nghiệp Trướng Bách khoa Paris, có tên gọi riêng theo tiếng lóng là Trường X. Lúc nhỏ bà phải chứng kiến cảnh gia đình cha mẹ không thuận hòa. Cha của bà quá khắc nghiệt với vợ con. Mẹ của bà thường phải tuân phục những mệnh lệnh độc đoán của ông chồng nhà binh. Đến một lúc chịu không nổi nữa, mẹ của bà phải ly dị và đi ở riêng. Con cái đều theo mẹ. Để sống qua ngày và nuôi con, bà đi làm tạp dịch như quét dọn, lau chùi nhà cửa. Thời gian sau, mẹ của bà thừa hưởng được gia tài của cha mẹ chết để lại.

Năm 1972, Bà Ségolène Royal thưa cha ra Tòa về tôi không nuôi con cái, không trợ cấp tiền bạc cho con cái đi học. Nhưng sau đó, bà đính chánh và cho rằng đó chỉ là câu chuyện đồn đại mà thôi.

Ségolène Royal tốt nghiệp Chánh trị học, thi lần đầu vào Quốc Gia Hành chánh rớt. Năm 1980, bà ra trường Hành chánh đứng hạng 95. Bà gặp Ông François Hollande, ăn ở với nhau có 4 người con: 2 trai và 2 gái. Các con đều thành đạt.

Tuy tốt nghiệp Quốc Gia Hành chánh với hạng thắp, Ségolène được Ông Jacques Attali, Cố vấn đặc biệt của T.T.Mitterrand, tiến cử và được T.T. Mitterrand tuyển làm Cố vấn cho ông. Bà đắc cử dân biều, làm Tổng trưởng trong Chánh phủ Bérégovoy, hiện Chủ tịch Hội đồng Vùng Poitou-Charente và Phó Chủ tịch Đệ II Quốc tế (IIè Internationale - Đệ III là cộng sản Lê-nin và Staline, tức Bôn-sơ-vít, đa số). Ông François Hollande là đương kim Chủ tịch. Năm 2007, bà vào vòng 2 bầu cử Tổng thống và bị thua (46, 94%) Ông Sarkozy. Năm 2008, bà bị thua khi ứng cử Tổng Bí thư Đảng Xã hội vì bầu cử có gian lận. Năm 2011, bà lại bị loại khi ứng cử làm ứng cử viên Tổng thống cho Đảng Xã hội và Ông Hollande đắc cử.

Trước bầu cử Quốc hội vòng 2 năm 2007, bà công khai quyết định chia tay với Ông Hollande. Bà không kết hôn và cũng không làm thỏa ước xã hội (Pacs) mà chỉ chọn sống chung tự do như vậy, tuy có 4 mặt con. Phải chăng bà bị mang nặng nổi ám ảnh hoàn cảnh cha mẹ của bà?

Đặc điểm nổi bật ở con người của Ségolène Royal là thực hiện cho bằng được tham vọng chánh trị như làm Tổng thống, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội và thương con, chăm sóc con cái. Tình ái đối với bà, có lẻ, bị xếp vào hàng thứ yếu.

Bàn giao giữa 2 Đệ nhứt Phu nhơn

Trong lúc Tổng thống mãn nhiệm Sarkozy tiếp Tân Tổng thống đắc cử Hollande để trao lại những hồ sơ chưa giải quyết và chìa khóa vũ khí hạt nhân, Bà Carla Bruni Sarkozy cũng tiếp bà bồ của Ông Hollande tại tiền đình Điện Elysée để làm một cuộc bàn giao khác, đặc biệt hơn. Hai bà bắt tay nhau, tuơi cười, chụp hình chung. Đây là một hình thức bàn giao mới chưa từng xảy ra ở Elysée.

Bà Sarkozy hướng dẫn Bà Valérie Trierweiler viếng qua Điện Elysée một vòng ngắn, phòng khách, nhà bếp… Bà Sarkozy ân cần giới thiệu nhà bếp với bà chủ mới. Bà Valérie Trierweiler có vẻ đặc biệt quan tâm tới nhà bếp hơn. Bà Sarkozy cũng trao cho Bà Valérie Trierweiler chìa khóa, không phải chìa khóa vũ khí hạt nhân, mà chìa khóa phòng ốc của Điện Elysée. Sau cùng Bà Sarkozy giới thiệu 900 nhơn viên làm việc cho Tổng thống phủ và đặc biệt những nhơn viên quan trọng vì chính họ làm cho đời sống của Elysée chạy đều.

Sau cuộc đàm thoại khá dài, hai bà trở ra trước Elysée, bên cạnh chồng và bồ. Hai bà từ giã bằng cái ôm nhau thân mật. Bà Sarkozy bắt tay Ông Hollande. Ông Sarkozy tỏ ra lịch sự hơn, ôm hun Bà Valérie Trierweiler để từ giã.

Ngày đầu tiên bước chân tới Elysée trong lễ nhậm chức của Ông Hollande, Bà Valérie Trierweiler chọn cách ăn mặc đơn giản: áo bằng crêpe đen, giày cao gót và khoác thêm chiếc “vết” dài màu trắng.

Vào Điện Elysée, Bà Valérie Trierweiler tự nhủ sẽ từ từ tìm cho bà những nhản hiệu thích hợp hơn, tức muốn nói từ ngữ mới để chỉ vai trò của bà ở Điện Elysée vì “Đệ nhứt Phu nhơn” chẳng những đã xưa quá, mà còn có nghĩa đó là vai trò thứ nhì. Bà không muốn đóng vai trò làm kiểng. Nhưng tạm thời hãy bằng lòng với danh xưng đã có sẳn.

Mối quan hệ phức tạp giữa tay ba Hollande, Ségolène Royal và Valérie Trierweiler không tránh khỏi làm đề tài bàn luận, châm biếm cho báo chí Anh-Mỹ từ lúc Ông Hollande đắc cử Tổng thống Pháp, với kết luận gần như chung của báo giới “Chỉ có ở xứ Pháp mà thôi”.

Tờ Daily Mail viết khi đề cặp tới Ông Hollande “Ông ấy đã đổi Bà Ségolène lấy một bà trẻ hơn 11 tuổi. Bà Ségolène Royal đã ngăn cản ông Hollande trở thành Tổng thống nước Pháp. Nhưng ông phải làm cho bà ấy trở thành một nhà chánh trị mạnh nhứt của Pháp, mặc dầu hai người đã chia tay nhau sau 30 năm sống chung, có chung với nhau 4 người con.”

TV bảo thủ Fox News chấm biếm Bà Valérie Trierweiler “Người phụ nữ đã ly dị, nay sống chung không kết hôn, bước vào Điện Elysée của Pháp. Cho tới năm 2010, việc sống chung vẫn chưa được công khai hóa”.

Đài phát thanh Mỹ NPR kết luận “Ai cần phải kết hôn? Chắc không phải TT Hollande vừa đắc cử. Dân Pháp dễ dãi hơn dân Mỹ đối với đời tư của những người cai trị họ. Nhưng tất cả các Tổng thống của họ cho tới nay đều sống với người vợ chánh thức có kết hôn”.

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
27/05/201219:31:30
Khách
Thấy trường hợp của bà cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton nơi xứ Mỹ cũng chả khác gì bà Đầm Ségolene Royal suýt nữa trở thành đương kim "Phu Nhân đệ nhất " nơi trời Tây , bởi cả hai đều có tham vọng chánh trị cả và đều ứng cử tổng thống một thời . Chỉ tréo ngoe rằng bà Hillary thì phu quân là cựu tổng thống cứ Cờ Hoa , còn bà Royal có cựu phu quân là đương kim tổng thống xứ Phú Lang Sa vậy . Ôi cuộc đời , sao lại có những cảnh khôi hài đến như thế ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.