Hôm nay,  

Nhớ Vũ Cao Hiến Với Bản Quân Trường Xưa

11/05/201200:00:00(Xem: 17104)
Trong khuôn khổ những hình thức kỷ niệm 37 năm sau ngày tàn cuộc, tôi chú ý đến một sự kiện là người ta không phát lại nhiều những bản hùng ca của một thời lửa đạn nhằm nhắc nhớ những nét hào hùng và bi kịch của một giai đoạn lịch sử trong đó hàng triệu người đã nằm xuống, mang thương tật, gánh chịu những mất mát không tên chỉ vì lý tưởng tự do và sự tồn tại của một chính thể mà đến giờ này sự sụp đổ của nó vẫn là niềm nhức nhối.

Các phương tiện truyền thông hải ngoại luôn đi đầu trong các hoạt động này năm nay họ chuyển hướng, đặc biệt có nhắc đến một mảng âm nhạc mà người ta quen gọi là tù ca được sáng tác và hát chui trong các trại tù cải tạo ngoài Bắc lẫn trong Nam, trên các chuyến tàu chuyển tù xuôi Nam ngược Bắc mà thời điểm kéo dài hơn cả một thập niên sau 75.

Tôi đã có dịp được nghe lại nhiều bản tù ca của nhiều tác giả mà đa phần là không chuyên, họ viết nhạc và lời chủ yếu viết và hát cho nhau nghe, trước mắt làm vơi đi nỗi nhọc nhằn trong cảnh tù mà xem ra ngày về vẫn là một viễn cảnh đường hầm chưa có tia sáng. Họ cũng chẳng mong chẳng ngờ những dòng nhạc đơn sơ những lời ca trăn trở ấp ủ trong lòng họ một ngày nào đó sẽ trở thành một tư liệu vật thể làm chứng nhân cho những người vĩnh viễn ở lại với núi rừng. Chuyện đã xảy ra cũng chẳng phải là đơn lẻ vì trong số họ có nhạc sĩ Thục Vũ (trung tá Vũ Văn Sâm), tác giả bản tù ca Anh Ở Đây đã thực sự ở lại Yên Bái trong đợt chuyển tù ra Bắc đầu tiên.

Cũng chẳng hẹn mà gặp là có sự trùng hợp trong sáng kiến trân trọng những dòng nhạc tù ca mà những người một thời dù không trải nghiệm trong các trại tù cải tạo cũng phải rơi lệ chạnh lòng khi nó được hát lại trong các cuộc họp mặt hội đoàn tại hải ngoại, trong các đêm tù ca những lần hội ngộ cựu binh, qua các dịp phụ diễn của ban tù ca Xuân Điềm trong các lễ lạc cộng đồng dưới mọi hình thức. Có hai chuyên đề tôi đã đọc, mà ở diện phát tán rộng rãi là chương trình của RFI, đài truyền thanh quốc tế có tiết mục âm nhạc cuối tuần gây nhiều hứng thú cho người nghe chẳng kém gì các chuyên đề chính trị. Ở mức độ thu hẹp hơn là trang web (nặng về văn học văn nghệ) của nhà văn T.Vấn, mà chủ biên cũng là người đã một thời sống chung với nhiều tác giả có những bản tù ca sáng tác trong tù. Anh đã viết một bài giới thiệu rất hay về ý nghĩa và sự tồn tại của những bản tù ca trong thời xã hội nhiễu nhương nơi có người tù trong có kẻ tù ngoài cùng đề xuất một việc làm nhằm thu góp các bản tù ca đã được sáng tác (chỉ ở trong trại) mà số lượng của nó không phải là nhỏ, nhưng bị mai một vì tác giả đã chết hoặc chỉ coi như kỷ vật cho riêng mình.

Cũng nhờ anh mà tôi được nghe lại với niềm xúc cảm khó tả về một bản nhạc mà anh em chúng tôi ở hai trại Nam hà và Vĩnh Phú đã nghe đi nghe lại nhiều lần, và được kể là một trong những bài hát của một người viết nhạc không chuyên nhưng để lại ấn tượng ray rứt, tiếc nuối cho những người một thời xếp bút nghiên bước vào quân trường theo tiếng gọi của núi sông. Tôi muốn nhắc đến bản Quân Trường Xưa và tác giả của nó là đại úy Vũ Cao Hiến, một cựu sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia, một người tù cải tạo tôi đã có dịp chung phòng chung trại, nhưng nay thì cả người lẫn tên đã trở thành tượng đài thuyền nhân trên biển trong một chuyến vượt biên tìm tự do sau khi anh xuất trại vào giữa thập niên 80.


Trước khi đi vào bản nhạc tôi muốn có đôi dòng về anh. Dù thời gian đã trên ba thập niên tôi vẫn nhớ người sĩ quan có khuôn mặt rất thư sinh trạc tuổi 30, dáng người cân đối, giọng nói đủ nghe, mang âm sắc của người trai Hà nội, anh cũng hay giao tiếp với bạn bè nhưng thường sống nhiều bằng nội tâm, và trong tâm tư hình như có điều gì ức ẩn. Cứ nhìn bề ngoài khó ai đoán nổi anh lại là người lính hiện dịch, chọn binh nghiệp làm hướng đi, sẵn sàng một đời sống chết cho quê hương, giữ trọn danh dự và trách nhiệm vì màu cờ sắc áo. Hình như anh chưa có vợ, nhưng tôi biết chắc anh có người yêu vì bản thân anh cũng là người đáng yêu một phần do cái tài biết đàn biết hát của anh. Tình cờ trạì tôi ở có một chương trình chuẩn bị văn nghệ Tết cho tù nên anh được chuyển về đội của T.Vấn và anh em chúng tôi, qua đấy tôi mới biết bài hát Quân trường xưa tác giả là anh.

Nói về bài hát nó hay ở chỗ vừa biểu lộ tâm tư của chính mình nhớ về những kỷ niệm một thời nơi quân trường cũ, đồng thời nói hộ nhiều người nỗi bức tử của những người lính qui hàng trong tư thế thua cuộc của một đạo quân một thời oanh liệt. Bài hát với ca từ tựa như một bài thơ, một bài thơ phổ nhạc, lời lẽ mộc mạc nhưng tha thiết, âm điệu réo rắt nhưng bồi hồi, pha nỗi tức tưởi của những người lính được đào tạo để chiến đấu chứ không phải để qui hàng khi đất nước lâm nguy. Bối cảnh là quân trường võ khoa Thủ Đức, với các điạ danh cụ thể từ đồi Tăng Nhơn phú, đến Chợ Nhỏ, xóm Tân Vạn…ghi đậm dấu chân của hàng chục ngàn sinh viên sĩ quan trừ bị trải qua năm tháng từ lức quân trường thành lập cho đến lúc tập thể tan hàng. Tất nhiên những ký ức quân trường thì dù xuất thân Đà Lạt hay Thủ Đức vẫn có một nét chung là những ngày huấn nhục, những đêm di hành, những đêm trên chòi gác giặc, những bài học chiến thuật, bài giảng binh thư, những giờ phép cuối tuần trở về phố thị, những phút thăm gặp người yêu, rồi ngày ra trường, ngày ra đơn vị luôn là những kỷ niệm vui buồn, lưu luyến khó quên trong tâm thức những người lính trẻ.

Trước khi khép lại bài viết tôi xin đan cử vài đoạn ca từ mà mấy ai không khỏi ngậm ngùi chua sót khi nghe đoạn mở đầu,

Đường vô Thủ Đức
Lối vào Chợ Nhỏ
Quân trường xưa, một thời dấu chân anh 
….
để rồi khi tàn cuộc chiến, cũng người sinh viên ấy,
Rồi tan cuộc chiến, tôi lại trở về
Quân trường xưa, ẩn hiện dưới cây đêm
Tôi nghe như tiếng, réo gọi từ đồi Tăng Nhơn
Nhớ không anh, bài chiến thuật ngày nào
Thuở học trò, thành chiến sĩ gió sương
Trong binh thư, dạy anh không hề nói
đến chuyện qui hàng
Người lính thua cuộc, buồn đau
Người lính thua cuộc, hờn căm…

Thú thật cứ mỗi lần nghe bài hát dù không xuất thân từ quân trường này nhưng lại mang tâm trạng của kẻ thua cuộc, tôi vẫn nổi da gà vì những nốt nhạc như khơi gợi niềm đau của những chứng nhân thời đại mà chính ông Võ Văn Kiệt trong những ngày cuối đời đã phải công nhận “có triệu người vui nhưng chục triệu người buồn.”

Đỗ Xuân Tê
(Tháng tư nhìn lại)

Ý kiến bạn đọc
13/05/201212:10:41
Khách
Tù ca
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.