Hôm nay,  

Theo Chân ‘Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý’

09/01/201200:00:00(Xem: 11509)
Theo Chân ‘Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý’

sach-hue-tran-large-contentHình bìa tác phẩm “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý.”

Huỳnh Kim Quang

Mới đọc qua tựa đề “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý” là đã thấy cả một trời thênh thang. Nhưng, trong cái quang cảnh thênh thang mà cô tịch ấy lại ẩn hiện những nguy cơ trùng trùng. Đó phải chăng là thách thức và hiện thực không thể chối bỏ của con đường từ mê sang ngộ, từ bờ bên này sang bờ bên kia, con đường thiên lý? Nếu không, tại sao lại gánh cỏ khô mà không phải là cỏ tươi? Tại sao phải gánh cỏ khô trên đường thiên lý? Đường thiên lý là con đường nào? Ai là người gánh cỏ khô? Gánh cỏ khô đi trên đường thiên lý để làm gì?
Bao nhiêu là ý tưởng khởi lên làm cho người đọc không thể dừng lại ở tựa đề tác phẩm mà không lật vào bên trong từng trang sách để truy tìm những câu trả lời xác thực. Đặc biệt, đối với những độc giả hằng quý mến và thích thú đọc những bài viết mang sắc thái đa dạng vừa là truyện ngắn, vừa là pháp thoại, vừa là bút ký, vừa là tâm bút, v.v… của tác giả Huệ Trân. Người viết bài này là một trong số những độc giả đó.
Nhưng, “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý” là gì?
Đó tất nhiên không phải đơn giản chỉ là tác phẩm thứ 11 của tác giả Huệ Trân mới vừa được xuất bản tại California, Hoa Kỳ vào cuối thu 2011 với hình thức bìa màu trang nhã và dày gần 300 trang. Nó còn là cái gì đó làm cho người đọc thật sự muốn biết.
Nơi trang bìa sau của cuốn “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý” tác giả Huệ Trân hé mở một chút gợi ý, “… Phù vi đạo giả, như thị càn thảo, hỏa lai tu tỵ, đại ý là, người cầu đạo, ví như kẻ đang gánh cỏ khô, thấy lửa, phải tránh xa. Lửa ở đây, tạm nhận diện là những tư duy và hành động sai lầm, từ mười sử tiêu biểu gồm: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ. Mười sử này khai triển thành tám vạn bốn ngàn trần lao, cuốn ta trôi lăn trong dòng phiền não, sinh tử luân hồi. Lửa tinh vi và mênh mông vô hình vô tướng như thế, lúc nào cũng vây quanh đời sống, ẩn hiện dưới muôn hình vạn trạng, làm sao mà sự chểnh mảng chẳng khiến ta dễ dàng bị đốt cháy…”
Thì ra là vậy. Kẻ gánh cỏ khô là người cầu đạo. Đường thiên lý là đường giác ngộ và giải thoát. Cỏ khô là các phiền não tham, sân, si vây bủa cuộc đời và chúng sinh ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành động. Cho nên, hễ người cầu đạo sơ hở một chút là bị nạn lửa tam độc thiêu đốt như cỏ khô gần lửa thì rất dễ cháy.
Chỉ mới vào tựa đề của tác phẩm thôi người đọc đã thấy được cả một lộ đồ tu tập mà ở đó có đủ mọi thứ cho hành giả: nào là những tấm bảng cảnh giác đối với các hiểm họa dẫn tới khổ đau trong cõi sinh tử luân hồi, nào là những tấm bản đồ chỉ rõ con đường vượt thoát phiền não và tử sinh, nào là cách thức thực hành để điều phục ba nghiệp thân, khẩu, và ý, nào là phong cảnh nhiệm mầu của thiên lý, của đạo giác ngộ và giải thoát, v.v…
Vậy mà, tác giả vẫn chưa yên tâm cho nên, mới tiếp tục dẫn người đọc đi dần, đi sâu vào từng chi tiết một của lộ đồ tu tập trên đường thiên lý gồm 37 tiết mục, với 5 bài thơ như 5 nhạc khúc trải đều trên đường thiên lý để giúp người đọc có được những giây phút thư giãn, lắng dịu.
“Tháng năm theo nước ngược dòng
Tôi ru tôi
điệu bềnh bồng mẹ ru
Nước xuôi,
dòng ngược,
đôi bờ.
Phù sa chợt hiện,
vết mờ chân Cha.” (Hóa Thân Tôi)
Người cầu đạo là kẻ đi ngược dòng, ngược từ bờ bên này dòng tử sinh qua bờ bên kia bến giác ngộ và giải thoát, ngược từ xả bỏ lối sống hưởng thụ và chạy theo thanh sắc thế gian để sống đời “tam thường bất túc,” không để mình say mê trong thỏa mãn với cái ăn, cái mặc và ngủ nghỉ thường tình. Đó chính là lối sống luôn luôn canh thức cho cuộc đời. Mà những kẻ canh thức thì thường ít ngủ và cảm nhận sự cô đơn tịch mặc hơn bất cứ ai.
“Tinh mơ,
Sóng vỗ, chênh vênh đá,
Mặt trời chưa thức,
Trăng còn non
Hồn sóng mênh mang, nghe thuyền gọi
Đi,
Về,
Một cõi
Lạnh hư không.” (Vàng Thu Lá Nhớ)
Nói đến kẻ cô đơn tịch mặc thì có lẽ không ai sánh bằng đức Phật. Ngài cô đơn nhưng không trốn chạy cuộc đời, không trở thành kẻ sống kiêu sa lập dị. Ngài rất bình dị và rất từ bi đối với tất cả chúng sinh. Tác giả Huệ Trân đã nhìn thấy những đức tính ưu việt của đức Phật ngay trong hóa thân của Ngài nơi một kho hàng nào đó.

“Phật ngồi trên bục gỗ đơn sơ, lưng dựa vách tường của một kho hàng, chung quanh không hoa đèn, trên đầu không tàn lọng. Phật ngồi bình dị như một vị Phật ở làng quê hẻo lánh, có mặt để giữ niềm tin cho người tuyệt vọng, để an ủi kẻ bần hàn vất vả ngược xuôi.”
Phải rồi. Đức Phật ra đời là để cứu khổ chúng sinh. Cho nên, Ngài đến với tất cả chúng sinh có duyên mà không đợi họ tìm đến Ngài. Ở đâu có khổ thì ở đó có Phật. Phật là tâm bồ đề trong mọi người. Khi con người thâm cảm nỗi khổ của chính mình hay của tha nhân và phát khởi lòng thành để cứu độ thì đó chính là Phật.
Từ tâm bồ đề, tâm Phật đó, tác giả Huệ Trân diễn đạt lại tất cả những suy tư, cảm nghiệm, ý nguyện, hạnh nguyện đối với mọi việc xảy ra trong đời sống: uống trà, ngồi thiền, ngắm trăng, đàm đạo, tiếp khách, đi chùa, lạy Phật, tham dự các khóa tu, an cư kiết hạ, cắm hoa, ngắm hoa, leo núi, đọc sách, đọc tin, lên internet, chứng kiến những sự kiện đặc biệt như lễ trao giải Nobel, những hành vi thô bạo của chính quyền đối với các tăng, ni sinh tại Tu Viện Bát Nhã, v.v…
Điểm đặc biệt nhất là khi diễn tả những sự kiện đó, tác giả Huệ Trân luôn luôn đứng trên mảnh đất của tâm bồ đề và bằng ái ngữ làm cho người đọc nhìn và cảm nhận sự việc với tâm thức mở rộng, trong sáng và an lạc, dù đó là sự kiện xảy ra trong hận thù, nước mắt đau thương.
Chẳng hạn, khi mô tả lễ phát giải Nobel Hòa Bình tại Na Uy và chiếc ghế trống dành cho ông Lưu Hiểu Ba hồi cuối năm 2010, tác giả Huệ Trân đã viết: “Lại nữa, điều cực kỳ hiển nhiên, là dưới nhãn quan toàn cầu – dù bênh hay chống, dù thuận hay nghịch - đều nhìn thấy nơi chiếc ghế không người ngồi đó, có nhân dáng kiên cường, dũng mãnh mà lại vô cùng an lạc của khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình năm 2010: Nhà tranh đấu cho nhân quyền, ông Lưu Hiểu Ba, đang chịu án 11 năm trong nhà tù Trung Quốc vì dám tiếp tục nói những điều mà nhà nước không cho nói!”
Tựa đề cho câu chuyện trên là “Quán ‘Không’ và Chiếc Ghế Trống.” Cách đặt tựa đề như thế quả là tuyệt vời. Một sự kiện liên quan đến vấn đề đấu tranh nhân quyền và bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, bắt bỏ tù 11 năm, với chiếc ghế trống trong lễ trao giải Nobel Hòa Bình vì người được lãnh giải không được phép đến dự, đã được tác giả Huệ Trân nhìn bằng cặp mắt “Quán Không” của trí tuệ Bát Nhã. Đó là trạng thái tâm tỉnh thức trước mọi hoàn cảnh, không để cỏ khô tham, sân, si bị lửa thù hận đốt cháy.
Còn nữa, khi viết về cảm nhận nhìn lại 2 năm sự kiện Bát Nhã tại Lâm Đồng, Việt Nam, tác giả Huệ Trân đã làm cho người đọc thâm hiểu hơn về tinh thần vô úy, từ bi và nhẫn nhục của đạo Phật là thế nào: “Thưa, vì hình ảnh toàn thể gần bốn trăm tăng ni sinh vẫn lặng thinh thiền tọa trước súng đạn, gươm đao của bạo quyền, vì bị rượt đuổi, xô đẩy dã man vẫn bình tĩnh nương nhau đi trong mưa, vì bị đỏ đói, bỏ khát vẫn niệm Quán Thế Âm xin chuyển hóa vô minh cho những kẻ tạo nghiệp … vì biết bao, biết bao thể hiện sự vô úy, từ bi, nhẫn nhục, đã là lời chứng thực xác quyết nhất, về giá trị tối thượng của một giáo pháp có tên gọi là Đạo Phật.”
Viết như vậy là viết bằng cái tâm bồ đề. Mỗi chữ, mỗi câu, mỗi chuyện đều là những hạt bồ đề được xâu kết lại, để cho tác phẩm trở thành một xâu chuỗi bồ đề giá trị vô ngần. Người đọc nhờ đó có được lợi lạc lớn lao, vì khi đọc từng chữ, từng câu, từng chuyện cũng giống như lần từng hạt bồ đề. Đọc mà thật ra cũng đồng nghĩa với thực hành ba phương thức để phát huy trí tuệ giác ngộ thường được gọi là tam tuệ: văn, tư, tu (nghe, suy nghiệm, và thực hành). Được như thế là chân đã bước “trên đường thiên lý” rồi.
Đó chính là ý nghĩa thâm sâu, giá trị và lợi lạc của tác phẩm “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý.”
Một tác phẩm hay và lợi ích như vậy thật không thể thiếu trong tủ sách gia đình để đọc vào những ngày năm cũ Tân Mão sắp qua, năm mới Nhâm Thìn bước tới.
Xin cám ơn tác giả Huệ Trân. Cám ơn một tác phẩm văn học xông ướp bằng hương vị chánh pháp.
Độc giả muốn biết thêm các chi tiết về tác phẩm “Kẻ Gánh Cỏ Khô Trên Đường Thiên Lý,” hoặc nhiều tác phẩm đã xuất bản khác của tác giả Huệ Trân xin vui lòng liên lạc về: Nguyễn Quốc Nam, 17130 San Mateo, #B-12, Fountain Valley, CA 92708.
Tel. (714) 873-3703.
Email: nguyen_quocnam@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.