Hôm nay,  

Du Tử Lê: Tùy Bút Trên Ngọn Tình Sầu, Như Những Tảng Đá Quý

06/01/201200:00:00(Xem: 10524)
Du Tử Lê: Tùy Bút Trên Ngọn Tình Sầu, Như Những Tảng Đá Quý

du_tu_le_tren-ngon-tinh-sau-large-contentBìa sách mới của Du Tử Lê.

Trần Thu Miên

Tùy bút Du Tử Lê thật khó đọc vì lối viết của ông quá cô đọng và mang nhiều ấn tượng cùng biểu tượng đôi khi rất siêu hình. Ông kể lại chuyện đời mình và đời những người thân quen: những gì đã thấy, đã nghe, đã sống bằng chữ nghĩa của ông. Chữ nghĩa trong tùy bút của ông dường như những tảng đá quí được mài dũa để tạc thành hình tượng với đủ loại hình dạng màu sắc.
Người đàn ông viết tùy bút giống như nhà Nhân Chủng Học đã đi qua và đã sống nhiều nơi chốn. Ông thu thập nhiều chứng tích của mỗi đoạn đời mỗi đời sống ở những không gian thời gian trải dài theo năm tháng. Ông ta trân quí những chứng tích mình thu thập được dù có cái lành cái xứt và xếp đặt trong “thư tàng” của mình. Cứ thỉnh thoảng lấy ra từng cái lau chùi thật kỹ rồi xếp lại. Mỗi lần lau chùi như thế, ông lại tìm ra được ý nghĩa mới của từng chứng tích, mà còn có vẻ thâm sâu hơn lần đầu ông thu lượm được. Ông cứ lau đi lau lại, rồi xếp theo các thứ tự khác nhau. Có lần ông xếp theo ngày tháng và nơi chốn ông đã đến rồi đi. Có khi ông xếp theo những liên hệ về nhân tình, lịch sử và văn hóa từng vùng từng loại người ông đã có cơ hội gặp gỡ học hỏi và sống với họ dù chỉ trong khoảnh khắc.
Người đàn ông viết tùy bút tuổi cũng đang xế chiều: “Như đa số những đàn ông khi đã bước vào tuổi “tri thiên mệnh,” thường có khuynh hướng trở lại chu kỳ đầu. Chu kỳ tuổi thơ.” (DTL, Trên ngọn tình sầu, tr. 11). Và đúng thế, nhưng còn hơn thế nữa vì ông ta không chỉ kể chuyện cuộc đời của ông, của người thân quen như những câu chuyện cuộc đời bằng chữ nghĩa “kể lể” của các loại tùy bút thông thường. Những nỗi khổ đau hay hạnh phúc được ông kể lại bằng những ẩn dụ hay biểu tương rất siêu hình rất công phu. Ông ta muốn nói gì khi kể: “Đó cũng là lúc đám cò trắng đã nhúng đôi chân vào những vũng nước, như sự nấn, nuối của những trận mưa vài ngày trước…” (DTL, Trên ngọn tình sầu, tr. 17). Người đàn ông đã sống và sống rất thật để đến cuối đời mới có thể “phán” như đạo sĩ xuống núi dạy môn đệ mình bài học làm người: “Bất hạnh là thuộc từ của đời sống. Cuộc sống sẽ khác đi biết bao, nếu ta có thể đem lòng biết ơn cả những bất hạnh mà, nó đã đem đến cho ta…” (DTL, Trên ngọn tình sầu, tr. 27).
Người đàn ông “đang già?” viết tùy bút về đời mình. Hình bóng mẹ ông lúc lãng đãng lúc rõ ràng trên khung hình ký ức. Ông kể về sự phân ly mẹ con lúc còn thơ khi ông không được chui nách mẹ ngủ vì gia đình ra “Nghị Quyết: Lớn quá rồi, không được ngủ với mẹ nữa!” (Trên ngọn tình sầu, tr. 34). Người đàn ông “bú sữa mẹ hoài không chán!” Mẹ, người tình, và nhiều người đàn bà khác đã đến và đã bỏ lại ông giữa cuộc đời.

Người đàn ông viết tùy bút kể lể về những mối tình ngang trái và những bạn bè đã làm nên cuộc đời ông, thi ca ông, văn chương ông. Bây giờ càng ngày ông càng linh cảm rõ ràng như tiên tri về đời mình: “Cũng vậy. Tôi đã. Tôi đang thả nốt những mùa trăng cuối của mình, xuống vườn sau, ngôi nhà những ân tình, bằng hữu khác…” (Trên ngọn tình sầu, 49). Khi vĩnh biệt một bằng hữu thân thiết từ thuở thanh xuân ông đã khẳng định: “Tôi cho, thời gian dù quyền năng tới đâu, cũng có lúc sẽ bị thần chết vô hiệu hóa…..Đó là lúc con người thực sự được giải thoát khỏi nhà tù mang tên Thời Gian…” (Trên ngọn tình sầu, 68).
Giữa mẹ, người tình, và bạn bè, ông vẫn còn có quê hương. Dù quê hương ấy chỉ còn nguyên vẹn trong một góc tối của ký ức. Người ta vẫn nhớ về quê xưa bất chợt trong một đêm mưa hay nghe một bài hát quen. Ông nhớ về quê cũ những đêm nằm nghe mưa trên mái nhà: “Đêm, mưa thúc bầy ngựa soải vó rầm rập trên mái nhà. Như cuộc rượt đuổi bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa. Nỗi niềm cũ: Quê nhà một thời. Khuất, lấp.” (Trên ngọn tình sầu, tr. 71). Ông đang viết tùy bút hay làm thơ? Mưa vỗ trên mái nhà như bầy ngựa soải vó. Nghe thơ quá là thơ. Đối với ông chắc không có ranh giới, phân chia giữa thơ và tùy bút. Đọc thơ ông như đọc tùy bút hay tuỳ bút như thơ cũng đều đẹp đều tan tác lòng người.
Người đàn ông kết thúc tùy bút 2011 Trên Ngọn Tình sầu bằng một bức thư viết cho một cô gái, con của người tình đầu của ông (?). Người tình đầu này chiếm ngự một chỗ rất đặc biệt rất trân quí trong trái tim ông. Người yêu ông mãnh liệt cuồng tín đến ngót nửa đời. Trái tim cô (bà), tình yêu cô (bà) vẫn chỉ dành riêng cho ông trong âm thầm cô độc. Bởi thế khi biết tin về sự ra đi vĩnh viễn của người tình mang tên HC, ông đã phải bật khóc. “Mới chiều qua, sau khi thông báo về cái chết của cô HC, với bạn, chú đã bật khóc. Chú không thể kiềm chế, nén xuống lâu hơn…” (Trên ngọn tình sầu, tr. 114).
Người đàn ông viết tùy bút đời mình đã khóc lúc mẹ chết, đã tan tác lúc bạn bè ra đi…và khóc như trẻ thơ khi hay tin người tình đầu đã về với thiên thu. Thế nhưng, trong rừng chữ nghĩa thăng trầm của đời ông. Ông vẫn còn có một niềm tin. Tin vào thế giới bên kia. Tin rằng thân xác ta dù sẽ tan thành bụi tro nhưng linh hồn con người vẫn hiện hữu vô biên. Người đàn ông vẫn Niệm Phật và sẽ còn viết những tùy bút khác để kể chuyện đời mình, chuyện tình rất riêng tư, nhưng đã kết tụ thành văn chương thi ca cho mọi người ở cõi chung. Chuyện đời ông rất giống và rất khác những cuộc đời chung quanh. Người đàn ông đang viết nốt tùy bút đời mình như những mảnh trăng cuối cùng sẽ rụng xuống dòng sông kiếp người.
Trần Thu Miên, Boston cuối năm 2011.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.