Hôm nay,  

Về thăm lại cánh đồng lúa Miền Nam

28/09/201100:00:00(Xem: 5416)

Về thăm lại cánh đồng lúa Miền Nam

Nguyễn thị Cỏ May

Rời vùng đất mà thành phố phần lớn mang tên có tiếp vĩ ngữ là vần AC. Như Thonac, Chirac (tên Cựu Tổng thống Pháp Chirac vốn là tên làng Chirac), Chabrignac,nơi Nam Phương Hoàng Hậu an giấc ngàn thu, chúng tôi vượt Cao nguyên, đi lệch xuống phía Nam tới Montpellier rồi đi ngang qua hướng Đông để tới Marseille dừng chơn nghỉ ngơi . Qua hôm sau, chúng tôi mới bắt đấu thăm viếng vùng đất rộng lớn Camargue vô cùng phong phú về chim muông và cây cỏ do điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai .

Thành phố Arles chỉ cách Marseille lối 40 km là nơi có nhiều di tích lịch sử như đấu trường thời la-mã, nhà máy xay lúa và nhứt là bảo tàng viện lúa.

Arles và Camargue

Gần ba mươi năm trước, Cỏ May đã có dịp tới Arles và vùng Camargue xem cho biết tận mắt, để thỏa mản cái biết qua sách vở của mình lúc còn ở Sài gòn . Đọc Cụ Hồ Hữu Tường kể chuyện lúc nhỏ Cụ qua Pháp du học theo «Quỉ Đồng Bạc Du học sanh» vì con nhà nghèo và Cụ theo học Trung học tại Thành phố Arles . Khi đặt chân tới Arles, Cỏ May rảo mắt tìm một ngôi trường để hình dung nơi đó vào những năm 20, có Cụ « Tường Bụng » nổi tiếng là một học trò xuất sắc gốc Nam kỳ Lục tỉnh . Theo Giáo sư Võ Thành Cứ, người gốc Gò Dầu Hạ, vào thời điểm đó, cũng đang theo học Lớp 1ère và Terminale tại một Trung học ở Toulouse, kể chuyện lại thì Cụ « Tường Bụng », vừa đậu Bằng Sơ Học, tức Certificat d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises (CEPSI) liền ôm chiếu xuống tàu qua Tây học . Vậy mà, vào 6e ( năm thứ I Trung Học) chỉ vài tháng, nhà trường cho lên 5e, rồi lên 4e và sau cùng lên 3e để thi Bằng Brevet Élémentaire kết thúc Trung Học Đệ I Cấp trong một năm . Cụ Tường thi đậu dể dàng . Lên Đệ II Cấp, Năm 2e và 1ère, Cụ học làm một năm và thi đậu Tú Tài I . Qua năm sau, Cụ phải mất một năm để thi Tú Tài Toán (Mathélem, tức Mathématiques Élémentaires) vì không ai cho phép học ngắn hạn hơn . Cụ qua Marseille học Toán . Dự bi và các chứng chỉ Cử nhơn, Cụ lấy đủ trong hai năm học . Cụ đang sửa soạn làm Thạc sĩ ở Lyon để làm nghề Thầy Giáo dạy học thì bị Tây đuổi về vì lên Paris tham gia biểu tình phản đối vụ án Yên Bái do các cụ Tạ Thu Thâu tổ chức .

Bạn bè Tây hỏi tại sao Cụ học giỏi như vậy " Cụ cười trả lời «Cụ học giỏi nhờ có cái bụng bự » . Mà ngay lúc còn ở quê nhà Cần thơ, Cụ cũng đã có biệt danh là « Tường Bụng » rồi . Và Cụ đôi lúc cũng lấy làm rất hài lòng về cái bụng bự của Cụ vì có lẽ nhờ nó mà Cụ nổi danh chẳng những chỉ trong giới học sanh và sanh viên mà thôi .

Đang mơ màng về Cụ Hồ Hữu Tường đã từng học ở Arles, Cỏ May bổng sửng sốt đứng nhìn một ngôi kiến trúc cổ, bề thế, tường gạch đỏ loang lở, còn giử lại hàng chữ in lớn trên cửa chánh « Nhà Máy Xay Lúa».

Nhà máy xay lúa - nhứt là chữ lúa – đã làm cho Cỏ May vụt quay về trong trí xứ sở lúa gạo của mình với một cái nhói tim, tuy vừa mới rời khỏi cách nay không lâu . Nhưng bao giờ sẽ có dịp trở về, hiện vẫn còn là một viển tượng xa vời .

Trước đây ít lâu, Cỏ May có đọc đâu đó được biết vùng Camargue hằng năm sản xuất được lối 80 tấn gạo đủ cho thị trường tiêu dùng của Pháp . Gạo Camargue giống như gạo ở Việt nam, tức từ lúa trồng trong ruộng ngặp nước, cắt, đập, phơi khô và xay ra . Nhưng lúc Pháp cai trị Việt nam, Pháp vẫn nhập cảng gạo Việt nam hằng năm để giử giá gạo trên thị trường và gạo việt nam nhập cảng, Pháp đem giúp đở các thuộc địa khác của Pháp .

Cỏ May rời khỏi thành phố, đi lần ra đồng ruộng để xem ruộng lúa Camargue . Những cánh đồng mênh mong phân chia từng thửa ruộng bằng những con bờ đê đất phủ đầy cỏ xanh, hoàn toàn không khác đồng ruộng ở Việt nam . Nếu có khác, thì ở đây không thấy bóng dáng nông dân lui tới trên bờ đê hay không có vài con trâu thả đi chậm rải trên bờ đê gậm cỏ . Cỏ May vẫn không làm sao quên được hình ảnh con cò trắng đứng một chơn trên lề bờ ruộng, nhìn xuống ruộng ngập nước như để tìm mồi . Ở Việt nam từ khá lâu, những vùng cách Sài gòn, Gia định chừng vài chục cây số, cũng khó trông thấy con cò trắng đứng trên bờ ruộng . Có lẽ vì chiến tranh, tiếng súng đã làm cho giống chim quen thuộc này đã di tảng đến nơi khác an lành hơn hay vì làm ruộng sau này, để thu hoạch cao, người ta dùng nhiều phân hóa học, sinh thái bị hủy diệt, cá tôm cạn kiệt, mà giống chim cò phải tha phương cầu thực "

Nay trở lại Arles sau gần ba mươi năm dài, Cỏ May cảm thấy bồi hồi súc động . Như trở về cố hương . Cỏ May tìm lại Nhà Máy Xay Lúa đã một lần trông thấy . Nhưng không gặp lại được vì lần trước vì mải say mê ngắm nhìn và trong trí, miên mang nghĩ đến người xưa và chuyện xưa, mà không kịp nghĩ phải ghi nhớ tên đường phố . Cỏ May dò la tìm dân địa phương lớn tuổi để hỏi thăm, sau khi tới Phòng Du lịch của Arles hỏi thăm, nhưng nhân viên tỏ vẻ ngạc nhiên và không biết . Cỏ May hỏi người chủ một tiệm Cà-phê lớn tuổi . Sau một hồi suy nghĩ, như nhớ ra, ông chỉ đường đi tới Nhà Máy Xay Lúa . Nhưng Cỏ May đi loanh quanh rồi sau cùng cũng không tìm ra được.

Chịu thua và hẹn một dịp khác vì Cỏ May nghĩ sẽ phải trở lại vùng này trong một ngày gần đây để thăm viếng nhiều nơi nữa .

Arles và Nỵmes là nơi nổi tiếng những màn đấu bò mộng . Khi đi tìm Nhà Máy Xay Lúa, Cỏ May đi lần ra gần bờ sông mà không biết . Dừng lại trước một kiến trúc cổ đổ nát nay được bảo quản làm di tích lịch sử và được UNESCO nhìn nhận là di sản văn hóa thế giới . Đó là đấu trường thời la-mã còn sót lại với vài bức tường, một phần nhỏ kiến trúc và khoảng trống là đấu trường trước kia. Di tích này xây cất vào năm 90 sau Tây lịch, có sức chứa 25 000 khán giả xem các màn giác đấu, và sau đó, những màn kịch . Phải nói ở Arles có nhiều di tích văn hóa cổ rất đáng thăm viếng .

Nhắc tới Arles và Nỵmes là nơi tổ chức những màn đấu bò mộng nổi tiếng cả thế giới bổng làm cho Cỏ May nhớ lại một câu chuyện vui của địa phương liên quan đến kết quả trận đấu . Ở đây món súc-xít bò mộng rất phổ biến và rất nổi tiếng. Ngoài ra còn có một nhà hàng chuyên bán món ăn nổi tiếng cho khách mộ điệu là món trứng dái bò mộng hầm . Cũng giống như món trứng dái dê cho các tay bợm nhậu. Người ta ăn chẳng những khoái khẩu mà còn để tăng cường sinh lực . Dái dê đã mạnh thì dái bò mộng phải mạnh hơn vạn lần . Một người đàn ông ăn diện bảnh bao thường tới tiệm ăn sau trận đấu và gọi đúng món dái bò mộng . Một hôm, ông khách quen ấy nhìn dỉa thức ăn vừa được nhà hàng đặt lên bàn, ngạc nhiên, liền hỏi :

- « Sao hôm nay nó nhỏ quá vậy" » .

-«Ông ơi . Bộ ông nghĩ bò cứ đấu thua hoài sao"»

Chuồn chuồn có cánh không bay …

Chúng tôi rời thành phố Arles, đi lần về hướng Nỵmes theo tỉnh lộ chạy dọc theo biển ở phía trái của chúng tôi . Đồng lúa mênh mong và lúa đang trổ bông khá cao . Có những nơi, lúa vừa ngậm sửa, nơi khác, lúa vừa ửng chín, hạt no tròn . Cỏ May bước xuống đám ruộng, đưa tay vuốt từng bông lúa mà nhớ những thửa ruộng ở quê nhà . Vạch những bụi lúa để nhìn xem mức nước sâu hay cạn và lúa cấy từng bụi hay do rải lúa giống như lúa xạ ở Miền Tây Nam việt . Ỏ đây lúa cấy từng bụi rất thẳng hàng và khoảng cách giửa những bụi lúa rất đều nhau như được tính toán kỹ bằng máy móc . Trên ruộng ở Việt nam vùng Gia định, Long An, những bụi lúa cấy cũng thẳng hàng, khoảng cách giửa những bụi lúa cũng đều nhau, nhưng rất tương đối vì do tay người cấy. Ở đây các bụi lúa cấy đều nhau không sai chạy như vậy, phải chăng người ta cấy bằng máy" Và máy chạy trong nước " Nên nhớ ruộng ở đây hoàn toàn không giống ruộng lúa mì, lúa mạch trồng trên cạn ở nơi khác khắp trên đất Pháp và nông dân làm ruộng mang giày .

Cỏ May gốc nông dân đặc sệt nên trông thấy ruộng lúa là mê ra . Có cảm tưởng như mình đang đi trên bờ ruộng của mình vậy .

Ngồi bệt xuống bờ ruộng để thở không khí đồng quê . Bổng một con chuồn chuồn màu đỏ bay tới đậu trên lá lúa . Rồi nhiều con nữa, đủ màu sắc, từ đâu bay tới đáp xuống cỏ, trên lá lúa . Cỏ May đưa tay nhè nhẹ nắm lấy cánh một con màu đỏ sẩm . Nhưng tay vừa chạm tới cánh mỏng, nó vụt bay lên . Nhớ lại ngày xưa, khi bắt chuồn chuồn, bạn đứng gần thường hát để như đuổi chuồn chuồn hãy bay đi chổ khác, tránh bị bắt :

“Chuồn chuồn có cánh không bay …đi …

Có đứa nhỏ đang thò tay bắt mày …”

Sự xuất hiện con chuồn chuồn hôm nay không khỏi nhắc lại cho Cỏ May một quá khứ khá dài suốt qua thời gian đó không có dịp trông thấy lại con chuồn chuồn .

Đang miên mang nghĩ về con chuồn chuồn, bổng có tiếng lỏm bỏm khua nước nho nhỏ gần đây. Cỏ May nhìn xuống cái mương, trông thấy mấy con nhái bầu đang nhãy bắt chuồn chuồn vừa đáp xuống đậu trên ngọn cỏ gần mặt nước. Cảnh đồng quê với ruộng lúa của miền Gia định, Long An chỉ có thể tìm lại được nguyên vẹn ở đây, ở Camargue của miền cực Nam nước Pháp .

Tới đây, cỏ May còn thiếu một món, là con cò trắng đứng một chân trên bờ ruộng mà gần ba mươi năm trước, Cỏ May đã có dịp ngắm nhìn say mê . Nay vì ruộng đang mùa lúa nên cò không tới để kiếm ăn như lúc sau mùa gặt . Hỏi thăm người địa phương, người ta cười vui vẻ và chỉ ra phía xa xa gần bờ biển, nơi có một Khu Bảo tồn Sinh Thực vật quốc gia . Ở đó có nhiều loài chim và có rất nhiều giống cò, không riêng chỉ có cò trắng . Nghe qua, ai cũng lấy làm thích, nhưng không kịp đi vì trời sắp tối .

Trên đường trở về nhà trọ, Cỏ May còn mang theo đầy ấp hình ảnh, hương thơm của ruộng lúa nước, những con chuồn chuồn, con nhái bầu nhảy bắt mồi . Cỏ May nghĩ chẳng lẽ tới cuối đời, mình chỉ được sống lại với đồng quê, với ruộng lúa khi về vùng Camargue "

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.