Hôm nay,  

Những ‘Đáng Lẽ’ Sau ‘Vụ 9-11’

12/09/201100:00:00(Xem: 7849)
Những ‘Đáng Lẽ’ Sau ‘Vụ 9-11’

Nguyễn Xuân Nghĩa

Mười năm sau, nghĩ lại về hậu quả của vụ khủng bố....

Từng người trong chúng ta có thể gặp một biến cố khiến mình vừa đau buồn, giận dữ lại vừa hãnh diện, để từ đó có phản ứng về cách ứng xử hay sinh sống. Trong hoàn cảnh bất thường ấy, có lẽ mình khó rút tỉa được kinh nghiệm xử thế - nên hay không - cho chính xác và đúng đắn.
Ai ai cũng có thể nghĩ rằng "đáng lẽ" mình nên làm như thế này hay thế khác trước đó thì có khi đã tránh được biến cố này. Rồi sau đấy thì suy ngẫm thêm, rằng sau biến cố bất ngờ này đáng lý mình nên làm thế này hay thế kia... Trong cảnh ngộ cá nhân đó, chúng ta đã có một "phương trình xử thế" phức tạp vì có nhiều kích thước khác nhau. Gần như một phương trình đại số bậc năm... bậc sáu. Khó có lời giải thỏa đáng, thậm chí không giải được!
Nếu một quốc gia lại gặp biến cố như vậy, ta có loại "phương trình bậc ngàn"!
Khi quốc gia ấy có 300 triệu dân, là một siêu cường có ảnh hưởng toàn cầu mà kinh nghiệm lịch sử lại rất mỏng - chỉ có hơn 200 năm hiện hữu – ta có một "ma trận toán học". Hoặc "mô hình cả triệu phương trình", chữ của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ Alain Greenspan. Một loại... nan đề triết học.
Vì luận thế nào thì cũng có một vài phần đúng – và nhiều phần sai!
Từ 10 năm nay, người ta - tại Hoa Kỳ và thế giới – đã nói ngàn lần về vụ khủng bố ngày 11 Tháng Chín 2001, gọi tắt là "Vụ 9/11". Năm nay cũng không khác, mà còn phải nói nhiều hơn vì gặp một "kỷ niệm chẵn" về tâm lý, là thời khoảng 10 năm.
Càng nên ngẫm nghĩ vì nhân dịp này đã có tin đồn "chưa chắc chắn nhưng đáng quan tâm" rằng thủ phạm - nhóm khủng bố al-Qaeda - chuẩn bị một vụ tấn công để khác làm kỷ niệm! Ít ai tin rằng al-Qaeda còn có khả năng đó: một xe gài chất nổ - vehicule-born improvised explosive device VBIE - tại nơi đông người, hoặc một tên sát thủ bắn loạn trước khi tự sát là cùng. Sau vụ 9-11, từ 10 năm nay, lãnh thổ Hoa Kỳ bị khủng bố đe dọa 46 lần mà thoát được. Nhưng nếu nước Mỹ lại hụt tay trong lần thứ 47 thì người ta nghĩ sao" Người ta sẽ nêu lên một chuỗi "đáng lý ra" khác!
Đáng lý đáng lẽ là những giả thuyết bất tận! Đó là khuôn khổ tâm lý và lý luận cho bài viết này.
***
Sau một thảm kịch, ai cũng có thể trở thành người sáng suốt và thông thái hơn khi luận rằng "đáng lẽ mình đã có thể tránh được" nếu biết ứng xử thế này thế kia trước đó.
Hoa Kỳ đã biết về sự hiện hữu của lực lượng al-Qaeda từ lâu: Trung tâm Thương mại Thế giới World Trade Center bị al-Qaeda tấn công năm 1993, gây hố sâu năm thước ở dưới hầm;Tổng thống Bill Clinton bị mưu sát hụt năm 1996; hai sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bị đánh bom năm 1998 khiến 300 người chết; chiến hạm USS Cole bị tấn công tại Yemen khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng vào Tháng 10 năm 2000....
Như vậy, đáng lẽ tình báo Hoa Kỳ đã phải tinh vi bén nhạy - và có khả năng tưởng tượng cao hơn để dự đoán một đòn tấn công khác.
Hoặc đáng lẽ nước Mỹ không nên xem khủng bố là một vấn đề hình sự của luật pháp - của cơ quan FBI, toà án và luật sư trong khuôn khổ pháp quyền nhà nước – mà nghĩ rộng ra về một hình thái chiến tranh mới, trong đó, Hiến ước Genève về quy tắc ứng xử trong chiến tranh không thể áp dụng được. Vì đối thủ không là một quốc gia, có một quân đội mặc đồng phục, bị chi phối bởi luật lệ quốc tế, v.v....
Sau khi thảm kịch xảy ra, các chính khách Mỹ mới suy ngược về những giả thuyết hồi hiệu ấy để nêu ra những "đáng lẽ" và còn đả kích nhau vì mục tiêu tranh cử. Chuyện ấy càng gây nhiễu âm và hỏa mù khiến người ta khó thấy ra cái lẽ đúng sai.
Thí dụ điển hình là vụ Iraq.
Từ cuối thập niên 1990, Hoa Kỳ cùng hầu hết cơ quan tình báo của các cường quốc lẫn Nguyên tử lực cuộc IAEA của Liên hiệp quốc đều tin rằng chế độ Saddam Hussein – đang bị Liên hiệp quốc kết án và ra lệnh "cấm bay" – có kế hoạch chế tạo võ khí tàn sát hàng loạt. Kể cả võ khí hóa học hoặc nguyên tử.... Khi Mỹ khai mở chiến dịch Iraq năm 2003, cựu Tổng thống Bill Clinton còn úy lạo và cảnh báo chiến binh Mỹ về nguy cơ võ khí hoá học.
Sau này người ta mới biết rằng thông tin tình báo ấy của Mỹ, Anh, Pháp, Nga, v.v... đều sai bét.
Nhưng qua năm 2004, nhiều người trong đảng Dân Chủ bắt đầu đảo ngược chính lập trường và lá phiếu ủng hộ của họ từ 1998 đến 2003 mà đả kích Chính quyền George W. Bush là gian dối. Bỉ ổi nhất trong trò chính trị này là thái độ của Đại sứ Joseph Wilson và bà vợ Valerie Plame, nhân viên cao cấp của CIA – không là một điệp viên đang bí mật phục vụ tại ngoại quốc. Vụ Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage tiết lộ danh tính của Valerie Plame – mà không thú nhận và để người khác lãnh trách nhiệm – đã gây khủng hoảng chính trị và pháp lý cho Chính quyền Bush.
Đó là một nhiễu âm chính trị từ một vụ khủng bố mà Hoa Kỳ là nạn nhân.
Sau này, nhiều người cứ tiếp tục loan truyền lý luận rằng Chính quyền Bush có gian ý gây chiến, có khi là vì dầu khí! Người ta quên thảm kịch 9-11 mà chơi trò bẩn trong chính trường – ngay giữa thời chiến. Nhưng chuyện ấy chưa bi hài bằng một thuyết âm mưu khác, rằng chính là CIA - hay dân Do Thái - đã gây ra vụ khủng bố để có lý cớ thi hành ý đồ đen tối! Xin miễn bàn về các trường hợp ấy.
Và thu gọn vào hoàn cảnh tâm lý của những người trong cuộc: lãnh đạo Hoa Kỳ. Phản ứng của một cá nhân chỉ là loại "phương trình bậc hai". Của những người cầm đầu nước Mỹ thì có ảnh hưởng lũy thừa, gấp bội. Phương trình bậc ngàn!
***
Trong hồi ký của Bush – "Decision Points" xuất bản năm ngoái – và của Phó Tổng thống Dick Cheney ("In My Time" vừa xuất hiện tháng trước) chúng ta có thể đọc thấy vài ba chi tiết bất ngờ:
Phản ứng tâm lý của Tổng thống Bush trong những ngày giờ sau vụ 9-11 là giận dữ - outrage – và ấm ức – frustrated.
Ông giận dữ vì nước Mỹ bị tấn công một cách hèn hạ, ấm ức vì bị nhân viên bảo vệ trong cơ quan Bảo vệ Yếu nhân gọi là Secret Service áp dụng bài bản, là bảo vệ Tổng thống đến cùng, khiến ông không thể từ Florida trở về Thủ đô ngay sau đó như ông yêu cầu và đòi hỏi. Sau này, nhiều người thiếu am hiểu thì châm biếm tổng thống Mỹ là hốt hoảng, sợ hãi đến nỗi không tìm ra bãi đáp. Đúng mà sai!
Thủ đô khi ấy bị đe dọa với nhiều tin tức chưa thể kiểm chứng. Ai dám lấy trách nhiệm vào lúc hoài nghi và hốt hoảng đó"
Ông Bush còn ấm ức vì trên chuyến bay lòng vòng của phi cơ Air Force One – văn phòng di động của Tổng thống - việc liên lạc điện tử tốt mật với Trung tâm Hành quân Khẩn cấp của Tổng thống (Presidential Emergency Operations Center - PEOC) và Ngũ giác đài bị gián đoạn nhiều lần. Khi hữu sự mà siêu kỹ thuật Mỹ lại tệ đến như vậy sao"
Mà làm sao Bush liên lạc với Bộ Quốc phòng khi Ngũ giác đài vừa sạt mất một góc" Tổng trưởng Donald Rumsfeld thì rời văn phòng xuống cấp cứu nhân viên! Rất đáng kính, rất con người, mà đúng hay sai thì ai dám nói"
Khi ấy, ông Bush còn được biết là ngoài phi vụ AA 11 và UA 175 đã đâm vào hai tòa tháp của WTC và phi vụ AA 77 đâm vào Ngũ giác đài, còn có phi vụ UA 93 đã lao xuống đất, gần thị xã Shanksville của Pennsylvania, thay vì bay vào toà nhà Quốc hội hay Phủ Tổng thống. Nhờ hành khách anh hùng của chuyến bay UA 93 biết ra nội vụ nên họ tự hy sinh. Một số người nhào lên đánh nhau với quân khủng bố làm máy bay nổ dưới đất, ở nơi khác để cứu người khác tại thủ đô.
Chuyến bay AA 77 đâm vào Bộ Quốc phòng có một hành khách khả ái, luật gia và nhà bình luận Barbara Olson của các đài Fox News và CNN. Bà là phu nhân của Theodore Olson, luật sư chính thức của Chính quyền Hoa Kỳ trước Tối cao Pháp viện, và là bạn của ông Bush. Bà Olson liên lạc được với chồng cho đến lúc cuối, trước giây phút tử nạn... Trong giây phút căng thẳng ấy, ông Bush đã hỏi thăm và an ủi Ted Olson về bi kịch này.
Những chi tiết ấy khiến Tổng thống Mỹ nghĩ đến nước Mỹ anh hùng, các nạn nhân vô tội, và đến trách nhiệm trước mắt của người lãnh đạo.
Phần mình, Phó Tổng thống Cheney cũng được bảo vệ nhưng vẫn hội họp với các giới chức hữu trách ngay trong Trung tâm PEOC dưới hầm kín của Tòa Bạch Cung, khi Tổng thống chưa về - và chưa thể nào hai người có mặt cùng một nơi. Vào ngày 13, ông Cheney còn được tin rằng Thủ đô có thể sẽ bị tấn công nữa!

Đã thế, ngày 18, hai người lãnh đạo được mật báo rằng cơ thể của họ có thể đã bị nhiễm chất độc hóa học là botulinum - đừng quên là trước đó có xảy ra nhiều vụ mưu sát chết người bằng bom thư, bên trong có độc chất anthrax.
Họ cũng có tin là quân khủng bố đã đưa vào lãnh thổ Mỹ một ngòi nổ hạch tâm đánh cắp từ Liên bang Nga hay Liên Xô cũ, chế ráp dưới cái dạng một cặp cầm tay. Loại võ khí bẩn ấy mà được kích hoạt thì cả trăm ngàn người thiệt mạng, tại New York hay Washington, hay một nơi nào khác mà chưa ai biết....
Phản ứng "công" và "thủ", truy tìm để tiêu diệt thủ phạm hầu không cho tái diễn một vụ tàn sát là điều ta nên hiểu. Trong hoàn cảnh đó, sự an toàn bản thân, dù là bản thân của những người có trách nhiệm cao nhất nước, chỉ là chuyện tương đối. An ninh của nước Mỹ mới đáng kể.
Chúng ta dần dần mường tượng ra tâm cảnh của lãnh đạo Mỹ vào thời điểm bất thường: cầm đầu một siêu cường độc bá mà bị tấn công bất ngờ vào những trung tâm đầu não kinh tế, quân sự, chính trị của quốc gia. Rồi ấm ức hậm hực vì bộ máy an ninh và quân sự lúng túng, chưa biết sự tình thế nào, làm sao bảo vệ, chẳng biết trả đòn vào đâu....
Sau đó, đến lượt phản ứng người dân. Mà phản ứng của người dân trong một nước dân chủ phải là mệnh lệnh cho lãnh đạo.
***
Khi họ ấm ức và quyết liệt ra tay thì thế giới sẽ chấn động.
Hoa Kỳ lao vào thế giới Hồi giáo như một người điên, tại hai nơi hung hiểm nhất là A Phú Hãn và Iraq, để tiêu diệt đầu não al-Qaeda, giải trừ mọi nguy cơ khủng bố khác và chứng minh rằng nước Mỹ không bị khuất phục. Không thể bị khủng bố làm tê liệt phản ứng hoặc xoay chuyển chánh sách khiến các chế độ Hồi giáo khác sẽ sụp đổ hầu al-Qaeda có thể lập ra một Vương quốc Hồi giáo thống nhất, và Osama bin Laden lãnh đạo thế giới Hồi giáo bằng Giáo luật Sharia....
Sau này, là bây giờ, ta có thể nghĩ rằng việc "lao vào" như vậy là thái độ của kẻ thiếu bình tĩnh.
Song song, cũng chính ông Bush đã có lời hiệu triệu rất Mỹ: kêu gọi dân chúng tiếp túc mua sắm ngay trong thời chiến. Lý do tâm lý: khẳng định quyết tâm không để kẻ thù làm mình phải thay đổi nếp sống. Lý do kinh tế là Hoa Kỳ đang bị suy trầm và cần... kích cầu, kích thích tiêu thụ để duy trì sản xuất!
Từ một vụ khủng bố dù ghê khiếp dữ dội, nước Mỹ đã phản ứng quá đà, bất cân xứng. Rất dễ kết luận như vậy khi mình đã có thời gian và kinh nghiệm. Chứ đúng sai thế nào thì còn là điều tranh luận.
Khi ấy có lẽ ta nên lùi lại một chút để suy ngẫm thêm.
Ngày bảy Tháng 12 năm 1941, Trân Châu Cảng bị Nhật tấn công - bất ngờ là một cách nói - khiến hôm sau Hoa Kỳ chính thức tham chiến với sự cho phép và hậu thuẫn của Quốc hội. Nhưng khi ra quân thì trước tiên... tấn công nước Đức! Phản ứng quá đà" Sau đấy, lịch sử mới có thể suy ngược lên một chủ trương có vẻ hợp lý: nhân chuyện chiến tranh mà gây phân hoá và thất quân bình tại mọi nơi hầu chi phối tất cả các cường quốc khác. Đúng hay sai"
Cũng thế, ngày bốn Tháng 10 năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik lên không gian. Dân Mỹ hốt hoảng y như ngày nay có người hốt hoảng về sự lớn mạnh của Trung Quốc. Dù rằng khi đó kỹ thuật không gian, hóa học và cả chế tạo hỏa tiễn của Mỹ đã vượt xa Liên Xô - chưa nói đến sức mạnh kinh tế.
Kết cuộc là nước Mỹ chứ không phải Liên Xô mới là quốc gia đưa người lên Nguyệt cầu! Và những phát minh cho khoa học không gian đã mở ra nhiều chân trời khác cho xã hội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã thất bại tại Việt Nam từ lãnh vực đầu tiên là quân sự. Rất khó tin mà có lẽ chẳng sai nếu ta nhớ đến ngần ấy phi vụ oanh tạc miền Bắc hoặc cây cầu Hàm Rồng bị chiếu cố bao lần!
Tốn kém rất nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu. Chính là thất bại quân sự trước tiên này – chưa nói đến lầm lẫn về chiến lược - khiến yếu tố chính trị mới quyết định về kết quả nhục nhã cho nước Mỹ. Nhưng thất bại ấy cũng khiến bộ máy chiến tranh Mỹ nghiên cứu lại về kỹ thuật chiến tranh của mình. Từ đó, các hỏa tiễn lẫn "bom khôn", với sức công phá cao hơn và chính xác hơn, đã ra đời. Và góp phần quyết định cho trận Bão Sa Mạc tại Iraq vào năm 1991.
Chiến dịch ấy cũng thay đổi luôn kỹ thuật và tổ chức chiến tranh của nước Mỹ. Và dẫn đến nhiều thay đổi khác về đối sách của Hoa Kỳ.
Nghĩ lại, ta chỉ thấy ra một phần, khá trễ, nhiều hậu quả của loại "hiệu ứng" Trân Châu Cảng, Sputnik hay Hàm Rồng – nói vậy cho tiện – cho hệ thống quân sự, an ninh và đối ngoại Hoa Kỳ. Cũng thế, từ sự hậm hực của lãnh đạo Hoa Kỳ về liên lạc điện tử tối mật, về tình báo mơ hồ trong những giây phút sau vụ 9-11 khủng khiếp - kể cả việc cơ thể tổng thống có khi đã nhiễm độc! - ta nên đoán ra nhiều chuyện khủng khiếp hơn về khoa học chiến tranh, về chiến pháp hoặc cả ngoại giao của nước Mỹ.
Dường như sau mỗi lần hốt hoảng và có những phản ứng có vẻ vô lý hoặc quá đà, Hoa Kỳ lại tiến thêm một bước rồi hợp lý hóa từng quyết định, trong khi làm cả thế giới mất thăng bằng.
***
Sau cùng, nếu thu gọn vào một mục tiêu để phân định thắng bại là "không để xảy ra một vụ 9-11 nữa", ai cũng có thể kết luận là Mỹ đã thành công - trừ nhà chức trách có tinh thần trách nhiệm và các chính khách biết rào trước đón sau!
Hãy so sánh với các xã hội Âu Châu sau này vẫn bị khủng bố loại "Thánh Chiến nội hóa" tấn công thì biết. Trong xã hội Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Hồi giáo được hội nhập, tự do và không bị kỳ thị, khác hẳn dân Hồi giáo gốc Bắc Phi, Trung Đông hay Nam Á tại các nước Tây Âu.
Vài ba vụ ra tay lẻ tẻ của cá nhân quá khích vẫn có thể xảy ra, như vụ một Thiếu tá gốc Hồi giáo đã bắn loạn trong trại Fort Hood ở Texas năm 2009 khiến 13 người chết. Loại thảm họa tương tự đã từng xảy ra với đám "dân quân" cực hữu rất khật khùng của xã hội Mỹ, như vụ đánh bom cao ốc của chính quyền tại Okholahoma City năm 1995. Nhưng không thể có kích thước gây chấn động như vụ 9-11.
Với tám chín ngàn phi cơ hàng không hay cả vạn chuyến tầu hàng và xe lửa di chuyển mỗi ngày, trên một lãnh thổ có chu vi 15 ngàn cây số thì không ai có thể khẳng định rằng Hoa Kỳ an toàn 100%. Nhưng với chế độ kiểm soát gay gắt của một hệ thống độc tài, Liên bang Nga không thể ngừa nổi nạn khủng bố Hồi giáo trong khi nước Mỹ vẫn phải bảo vệ cả sự an ninh lẫn quyền tự do của người dân - mà đã tránh được một vụ tàn sát.
Cho nên, bảo rằng nước Mỹ thành công là không sai.
Còn lại, ta thấy ra một nghịch lý khác: các nước có dân Hồi giáo cư ngụ đều bị khủng bố Hồi giáo đe dọa. Thậm chí gặp vấn đề Hồi giáo đòi ly khai, như Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ và rất nhiều nước khác - trừ nước Mỹ.
Nhưng, Hoa Kỳ gặp vấn đề Hồi giáo ở nước khác! Chỉ vì vị trí siêu cường của mình.
Khi ấy, câu hỏi nên nêu ra là "Có phải vì Hoa Kỳ hung hăng hay vì chính đạo Hồi ở tại Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á""
Người dân theo đạo Hồi giáo được Hoa Kỳ tôn trọng ở bên trong, lại còn được Mỹ bênh vực và bảo vệ - như tại Bosnia năm 1995, Kuweit năm 1991, Kosovo năm 1999, A Phú Hãn năm 2001 và Iraq năm 2003. Trong khi đó, các nước Hồi giáo và lãnh đạo của họ làm gì" Hay là chỉ ức hiếp người dân của họ, rồi đả kích Mỹ như tại Iran, Syria, Libya. Hoặc trông cậy vào Hoa Kỳ như tại Ai Cập, Saudi Arabia, Yemen, Jordan, v.v...."
Câu hỏi ấy khiến ta nhớ đến các pho tượng Phật tại khu vực Banyan của A Phú Hãn đã bị chế độ Taliban cho nổ tung vào Tháng Ba năm 2001, sáu tháng trước vụ 9-11. Trong ngần ấy quốc gia Hồi giáo, có mấy ai lên tiếng phản đối và nhìn ra dấu hiệu của tội ác trong vụ 9-11 "
Chúng ta đang ra khỏi chuyện 9-11 mà nói về nhiều bài học chưa thấm ngay trong thế giới Hồi giáo về vụ khủng bố 9-11! Một chuyện "đáng lẽ" khác....
Sau cùng, hãy ngẫm lại về chuyện Việt Nam:
Khi Trung Quốc bất ngờ xua quân tấn công miền Bắc vào năm 1979, để "cho Việt Nam một bài học", lãnh đạo Hà Nội làm gì"
Họ tạm lánh nạn vào đâu, sau đó bàn tính ra sao, rút tỉa kết luận thế nào về mục tiêu, chiến lược hay đối sách"... Một câu hỏi rất tầm thường khác là đã có bao nhiêu người Việt hy sinh trong cuộc chiến ngắn ngủi mà dữ dội đó" Người dân không hề biết và chẳng được quyền biết, chưa nói gì đến cái quyền có phản ứng để bảo vệ tổ quốc!
Tại Hoa Kỳ, Quốc hội và các cơ quan hữu trách mở cuộc điều tra và công khai hóa nhiều chi tiết về vụ 9-11. Rồi từng người trong cuộc viết sách kể lại nội vụ, với kho dữ kiện còn nguyên đó cho dư luận kiểm chứng và phê phán.
Chuyện ấy có là một "đáng lẽ" đáng cho ta suy ngẫm chăng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.