Hôm nay,  

Họa Sỹ Ái Lan – Sắc Màu Của Thi Ca

16/06/201100:00:00(Xem: 18073)

Họa Sỹ Ái Lan – Sắc Màu Của Thi Ca

hoa_si_ai_lan_hinh1-large-content”Về Tôi”( sơn dầu trên bố). (Courtesy of INWA)

Trương Đình Uyên

Tôi biết đến Nữ Hoạ Sỹ Ái Lan đã khá lâu, qua những thông tin về sinh hoạt Hội Hoạ ở Việt Nam trên internet, nhưng mãi cho đến mùa Hạ năm 2010, mới được gặp người nữ Hoạ sỹ tài ba này, khi cô nhận lời mời “mang chuông đi đánh xứ người” triển lãm tranh do Hội Nữ Hoạ Sỹ Quốc tế (INWAC) tổ chức tại Oregon – Hoa Kỳ.
Vào một chiều nắng đẹp tháng 8 năm 2010, trong khuôn viên thơ mộng, rợp tán cây Sycamore xanh ngát của đại học Portland. Phòng tranh Littman Gallery trang trọng khai mạc cuộc triển lãm Hội Họa Quốc Tế tổ chức lần đầu tiên tại Hoa Kỳ với chủ đề “Sự Hiện Diện Của Người Nữ Qua Màu Sắc” (Her Presence In Colours). Phòng triển lãm quy tụ nhiều Nữ Hoạ Sỹ đến từ khắp năm châu với những tác phẩm đại diện cho đất nước họ. Một trong những bức tranh gây nhiều lôi cuốn là họa phẩm “Về tôi” mang nhiều nét đặc thù của người phụ nữ Việt Nam, nhẹ nhàng thanh thoát, giàu thi tính …Và Tác giả Ái Lan đã ưu ái trao tặng lại cho INWAC để đấu giá gây qũy từ thiện sau đó.
Người Nữ là đề tài mà Ái Lan yêu thích, Tranh cô luôn mang hình ảnh của người đàn bà Á Đông
dịu dàng, trầm tư nỗi buồn dưới trăng, trong tiếng Tỳ bà nỉ non, hay khúc Nam Ai đồng vọng về một miền ký ức sâu thẳm…Với Ái Lan, Hội Hoạ là thế giới riêng tư…
“Cũng như bao phụ nữ Huế, tôi yêu thơ, nhưng lại vẽ tranh. Thơ để chia sẻ và tranh để giải bày” , ở đó cô diễn tả nội tâm khép kín…

hoa_si_ai_lan_hinh2-large-content“Vọng Nguyệt” (Sơn dầu trên bố) (HS Ái Lan)

“Tôi vẽ nỗi buồn dấu kín dưới những gam màu trầm mặc. Tôi chiêm ngưỡng nỗi buồn ở sau lớp rêu phong thời gian qua từng nét cọ…”
Sau thời gian theo học ở trường Cao Đẵng Mỹ Thuật Huế 1986 cho đến nay, Aí Lan không ngừng theo đuổi công việc sáng tác tranh và làm tượng gốm. Với khả năng phối hợp giữa sự tinh tế hoà chuyển các sắc độ trong kỹ thuật vẽ Lụa nhẹ nhàng mang đậm hồn dân tộc và sự kết hợp chất liệu (Matière) trong kỹ thuật vẽ Dầu với sức biểu cảm mạnh mẽ phóng khoáng, Hoạ Sỹ Ái Lan đã tạo cho mình một phong cách rất riêng, rất đặc biệt …

Khi chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật vẽ Sơn dầu (Oil-painting) là sở trường. Trước tiên Ái Lan bày tỏ cô rất thích loại canvas có sợi dệt thật to dày để tha hồ kết dính, phối trí các loại chất liệu khác nhau … từ cát, sỏi nhỏ, lá cây khô, cho đến cả những mảng bố xé từng sợi, hay là những chất liệu làm từ quý kim như lá vàng (gold leaf) rực rỡ .. rồi vung tay phóng nhanh những đường cọ đầu tiên, bằng loại Flat thẳng, to bản với màu nâu cháy (Burnt-Umber), mà cô rất ưa thích, để làm nền cho bức tranh. Điều đặc biệt ở Ái Lan là cô phác họa ngay trên mặt bố, không phải qua giai đoạn phác thảo bố cục sáng tối hay tiêu điểm. Khi ý thức vắng bặt, dường như tất cả sự dụng công này đã không còn cần thiết nửa, và người Hoạ sỹ vẽ tranh bằng một trực giác bén nhậy và một mỹ quan thiên phú… Rồi cô khéo léo phủ lên trên nền tranh mầu nâu cháy những mảng màu lạnh trong suốt (transparent) tạo nên màu xám rất tự nhiên, hiệu ứng của các sắc màu đối nghịch trong vòng quang phổ, tuy là màu xám nhưng vẫn giữ được những sắc tố cần thiết. Những khoảng trống còn lại của nền toile trắng, màu được trải lên từng lớp, từng lớp (layers) sau đó, tạo cảm giác xuyên suốt trong vắt long lanh…Ái Lan sử dụng màu sắc thật chính xác và rất giới hạn trong cách pha chế , kết qủa là các sắc màu hiện ra nguyên thủy trong suốt và rực rỡ…
Với Ái Lan, Hội Hoạ là nơi hội tụ những hình ảnh, sắc màu ẩn dụ diễn đạt những trăn trở nội tâm …
“Cuộc sống không lên màu ở sự ồn ào, sự vật hay sự kiện…
Cuộc sống chỉ dậy màu trong sâu lắng trầm tư…”

hoa_si_ai_lan_hinh3-large-content“Vô Thường” (Sơn dầu trên bố) (HS Ái Lan)

Cô vẽ theo lối Bán Trừu Tượng (Semi-Abstract) hoặc Biểu Tượng (Symbolism) - mượn hình mà tỏ nghĩa. Vầng Trăng Non và Thiếu Nữ là những biểu tượng trong tranh … Mỗi hoạ phẩm của Ái Lan là một bài thơ tình lãng mạn mà sắc màu, hình ảnh dệt nên thi tứ tuyệt vời…Trong “Vọng Nguyệt” (*), cô vẽ người thiếu nữ với mái tóc xõa dài quá lưng với đôi mắt đậm mơ màng, bờ vai mỏng manh, đôi tay thon dài với những ngón lan đài các hờ hững trên gối, nằm bên cạnh rèm cửa và ánh trăng thu chan hòa như sương phủ kín mặt đất …
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nhi thị địa thượng sương…
Và những gam màu sáng của vầng trăng khuyết đêm sơ huyền gợi nhớ đến cố đô, khi cả thành phố Huế chìm trong màn sương khuya huyền hoặc, là quê hương lớn lên của người Nữ Hoạ Sỹ…
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Vầng trăng khuyết như một biểu tượng về sự bất toàn về miền quê hương trong ký ức sâu thẳm…
Trong tác phẩm “Vô Thường”, Ái Lan sử dụng những gam mầu thật mạnh và táo bạo với mảng trời màu đỏ thẫm và những cành lá Sen khô khốc, tơi tả còn vương lại chút diệp lục để sống còn.
Sự hòa hợp các sắc độ sáng tối, nhiệt độ ấm lạnh, chất liệu thô tế … gợi lên cái không khí thần bí, và những nỗi ám ảnh không nguôi về kiếp nhân sinh huyễn mộng. Đan xen giữa những gam màu đỏ cuồng nộ kia là những màu sáng xanh mướt khiêm tốn như đóa Sen thanh bạch trong chốn bùn nhơ vẫn sống, vẫn vươn lên cho đời cái đẹp bất ngờ như khải thị niềm ước vọng cao khiết hướng đến Chân Thiện Mỹ.
Ghi chú:
(*) Cũng là tên chủ đề của triển lãm của Hoạ Sỹ Ái Lan và Trương Đình Uyên tại Hội Trường Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt vào ngày 17, 18 tháng 6 năm 2011.
Xin được hân hạnh đón tiếp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.