Hôm nay,  

Ai Cập Làm Ai Run Lập Cập

29/01/201100:00:00(Xem: 20000)
Ai Cập Làm Ai Run Lập Cập
Nguyễn Xuân Nghĩa

Một bóng ma đang hăm dọa Trung Đông: Dân chủ hay... Cách mạng Hồi giáo"

Hàng ngày theo dõi thời sự quốc tế - để còn hiểu mà viết bình luận - người viết đã thầm đoán hai chuyện. Thứ nhất, đồng Euro lại mẻ một góc vì một bóng hồng. Thứ nhì, xứ Ai Cập sẽ cần ông Thọ.
Điều không đoán ra là vụ khủng hoảng - đảo chánh - tại Tunisie sau khi một thanh niên tự thiêu khiến Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali phải bỏ chạy ngày 14 tháng Giêng. Khi Tunisie có loạn thì chuyện đồng domino bị lật tất nhiên đặt ra, và nơi sẽ lật có thể là Ai Cập.
Bây giờ, xin lần lượt giải thích chuyện bói toán thời sự ấy.
Trong "bát tiên sẽ hái quả" - tám nước Âu Châu có thể bị khủng hoảng - có xứ Ý Đại Lợi. Đứng hàng thứ bảy về rủi ro, trước Pháp mà sau Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Áo. Trong số lãnh tụ bốn nước Nam Âu, Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi có khả năng về quản lý kinh tế hơn lãnh đạo Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Tân Ban Nha, chẳng phải vì ông là tỷ phú. Cánh tả của Ý đã có lần thắng cử ngắn ngủi mà sau đó vẫn bị lật.
Nhưng Berlusconi có nguy cơ mất quyền vì thói tật trăng hoa.
Ông bị đối lập tới tấp tấn công về chuyện ấy nhưng nội các chưa đổ. Nếu Chính quyền của ông bị bất tín nhiệm, thí dụ như qua lời khai báo ăn tiền của một bóng hồng nữa, một gái gọi rất trẻ, Ý Đại Lợi sẽ bị khủng hoảng chính trị. Vì chẳng phe nào có một đa số đủ lớn và nếu cánh tả lại lên cầm quyền trong hoàn cảnh bấp bênh thì Âu Châu lại bị biến động tài chánh vì tệ nạn tăng chi để mua phiếu tại Ý. Và đồng Euro có khi lại sứt một góc. Từ hai năm qua, người ta đã nói tới kịch bản Ý rút khỏi khối Euro để có toàn quyền chi tiêu như ý!
Đó là lý do dự đoán về đồng Euro, không theo kiểu Mỹ là "follow the money" mà theo kiểu Tây là "chercher la femme"...
Còn chuyện Ai Cập"
Tổng thống Hosni Mubarak cần ông Thọ phù hộ để sống lâu hơn một chút.
Ông bị ung thư vào thời kỳ khá nặng khi đã ở tuổi 82. Sau ba chục năm cầm quyền và ổn định được quốc gia ở giữa một khu vực Hồi giáo hỗn mang, ông sẽ ra đi, bằng hai chân hay bốn bánh xe thì không biết. Khi ấy, ai sẽ kế nhiệm" Liệu Ai Cập còn có khả năng duy trì chánh sách hòa hợp với láng giềng Israel và đồng minh trụ cột của Hoa Kỳ hay không" Người con trai là Gamal Mubarak hay một khuôn mặt công thần nào đó sẽ lãnh đạo" Hay một phong trào nổi loạn"
Kỷ nguyên "hậu Hosni" đã thực tế bắt đầu, nhưng việc kế vị lại là thùng thuốc súng.
Rồi biến cố Tunisie đã lại văng tia lửa qua đó, 10 ngày sau, thủ đô Cairo bỗng nghi ngút khói.
Vì vậy, chẳng ngại gì tết nhất, xin nói về Ai Cập.
***
Ai Cập là quốc gia Á Rập Hồi giáo lớn nhất Trung Đông, xưa kia từng nuôi tham vọng lãnh đạo toàn khối Á Rập.
Xứ này có 80 triệu dân trên lãnh thổ gần một triệu cây số vuông, bằng diện tích tổng cộng của California và Texas chứ không nhỏ. Đã từng có một nền văn minh chói lọi, Ai Cập tiếp giáp với - theo chiều kim đồng hồ từ Đông qua Tây - Israel của dân Do Thái, Hồng hải, Sudan, Lybia và Địa trung hải. Quốc gia này thực sự là bản lề... Âu Á, vì bên kia Hồng hải có Vương quốc Saudi Arabia được coi là khởi đầu của châu Á. Ai Cập còn giữ vị trí bản lề vì mâu thuẫn giữa Israel với khối Hồi giáo và cái neo bảo đảm sự ổn định cho cả khu vực, khi Hoa Kỳ phải xử trí với Iran và giải quyết hồ sơ Iraq.
Từ những người sáng lập chế độ sau cuộc đảo chánh Vương quyền năm 1952, Ai Cập theo thế quyền chứ không theo thần quyền của đạo Hồi. Quyền lực thực tế nằm trong tay quân đội. Bốn đời Tổng thống đều xuất thân từ quân đội: Muhammad Naguib, Gamal Abdel Nasser, Muhammad Anwar Sadate và Hosni Mubarak, một ông Tướng Không quân.
Hãy nhắc lại chuyện xưa mà có khi thành chuyện mới:
Một năm sau khi truất phế Quốc vương Fuad (con trai vua Farouk) của dòng Muhammad Ali, Nasser lãnh đạo một nhóm sĩ quan xưng danh "Phong Trào Sĩ Quan Tự do" để lật Tổng thống đầu tiên là Tướng Muhammad Naguib. Từ hạt nhân sĩ quan thân tín này, ông lập ra một chính đảng là Liên minh Xã hội Chủ nghĩa Á Rập (ASU) để lãnh đạo cho đến năm 1970 thì tạ thế sau một cơn đau tim. Anwar Sadate lên thay thì giải tán Liên minh ASU bị phân hoá để lập ra đảng Quốc gia Dân chủ (NDP) từ năm 1978. Đảng này vẫn cầm quyền cho đến nay và có gần ba chục năm xây dựng quyền lực... cho tay chân.
Khi Anwar Sadate bị một nhóm sĩ quan theo xu hướng Hồi giáo quá khích ám sát năm 1981, Phó Tổng thống Hosni Mubarak lên lãnh đạo. Suốt 30 năm sau đó, quân đội vẫn trung thành với Mubarak, đảng NDP vẫn trụ khá vững, và Chính quyền Mubarak thẳng tay diệt trừ các phần tử Hồi giáo quá khích. Nhờ ba thập niên ổn định, Hoa Kỳ có đồng minh then chốt trong một khu vực chiến lược. Nhưng khác với các vị tiền nhiệm, Mubarak không lập ra chức Phó Tổng thống...
Vì vậy, khi Mubarak bắt đầu đau yếu, các tướng lãnh nêu vấn đề về việc kế nhiệm.
Họ không mấy tin tưởng vào người con của Hosni, không là một tướng lãnh và cũng chưa có vai trò gì chính thức. Thấy tình hình hơi găng, hồi tháng 10, ông Mubarak phải khẳng định rằng mình sẽ tiếp tục cầm quyền và sẽ ra tái tranh cử nữa. Mà chẳng ai tin... vì sức người có hạn. Như vậy, ai sẽ cầm quyền sau này"
Gamal Mubarak" Với tư cách gì" Theo kiểu Thái tử Bắc Hàn" Tướng Omar Suleiman cầm đầu an ninh, hay Tướng Ahmed Shafiq, cựu Tư lệnh Không quân và đương kim Bộ trưởng Hàng không Dân sự" Mọi người đang hồi hộp chờ đợi xem sự thể sẽ xoay chuyển ra sao thì vụ khủng hoảng Tunisie bùng nổ làm một số dân chúng Ai Cập thấy tràn đầy hưng phấn!
Đấy là lúc quân đội và tướng lãnh nhớ lại trang sử vừa qua.
Với Tổng thống đau yếu, đảng đa số NDP có khi không ổn định nổi tình hình và các tướng lại phải đưa quân ra khỏi trại lính, vào thành phố. Những vụ biểu tình bạo động khởi sự từ ngày 24 càng khiến ta nghĩ đến kịch bản đó. Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi Tham mưu trưởng Không quân là Tướng Sami Annan đã cầm đầu một phái đoàn qua Washington. Tham khảo ý kiến, trình bày tình hình, hay đề nghị giải pháp"
Theo truyền thống rất Mỹ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nhảy vào nói hàng hai: Ai Cập cần cải tổ về chính trị cho dân chủ hơn. Ra cái điều đồng minh này chưa có dân chủ. Saudi Arabia nói không khác: chính quyền Cairo phải ổn định được tình hình. Sau 30 năm yên bình trong "ổn định", các đồng minh của Ai Cập bỗng lại thấy xứ này phải cải tổ.
Cải tổ thế nào" Trong giai tầng chính trị của đảng Quốc gia Dân chủ cầm quyền hay hệ thống quyền lực của quân đội"
Sau Tunisie, nếu Ai Cập cũng bị loạn thì hai mắt xích bị bung cùng lúc làm lãnh đạo Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ: chuyện Iraq chưa thể êm và phong trào nổi dậy sẽ lan qua nhiều xứ Á Rập Hồi giáo khác, từ Saudi Arabia qua Jordan, tới các nước Bắc Phi. Và ở giữa, các Giáo chủ Ba Tư tại Iran sẽ ngồi chờ thành quả.
Một chi tiết rất đáng chú ý mà người Việt ta đã quen gọi là lời đồn trong cơn nhiễu loạn, là "radio bambou" ngày xưa hay "internet grapevines" thời hiện đại.
Ngày 26 vừa qua, có tin đồn do một trang nhà phóng ra: Con trai Mubarak và một số giới chức của đảng cầm quyền đã ra khỏi nước! Kết luận" Lại như Tunisie rồi, Cách mạng sắp thành công! Chưa biết thực hư ra sao thì truyền hình Mỹ CBS loan tải lời tuyên bố của một viên chức Mỹ trong Sứ quán tại Cairo: không đúng đâu! Bộ một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ lại có nhiệm vụ theo dõi việc di chuyển của con trai Tổng thống Ai Cập" Rồi còn nhanh nhẩu báo tin! Có mùi khen khét...
Trong vụ này, người ta chú ý đến ba giai tầng chuyển động...
Những tranh đoạt quyền bính ở thượng tầng, ở bên trong, giữa các tướng lãnh với nhau, giữa các tướng với các chính khách dân sự trong đảng. Bên dưới là sự bất mãn của sinh viên, có khi do ai đó xúi giục, để quân đội có lý cớ tiến ra vãn hồi trật tự. Biết đầu chừng là lộng giả thành chân, sinh viên ùn ùn tưởng mình đi làm cách mạng thật khi thấy có truyền hình Anh-Mỹ đưa máy vi âm vào miệng! Hoặc được các tổ chức nhân quyền thổi lên thành lãnh tụ tuổi trẻ cứu quốc.
Và ở bên ngoài là tổ chức Hồi giáo cực đoan - Muslim Brotherhood (MB).
"Huynh đệ Hồi giáo" bị cấm hoạt động mà vẫn tích cực. Tổ chức MB này thực sự là quốc tế vỉ có mạng lưới và cán bộ tại hầu hết các nước Hồi giáo trong khu vực, và thực sự là lão thành vì ra đời từ năm... 1928. Và đạt khá nhiều đáng sợ, như ám sát hụt Nasser năm 1954 nên bị đàn áp rất nặng. Gần đây, Huynh đệ Hồi giáo lại làm phép... phân thân, khi một số lãnh tụ nêu ra chủ trương xây dựng dân chủ. Và dù là Hồi giáo theo hệ phái Sunni, tổ chức MB này cũng có quan hệ gắn bó với Iran, một xứ Ba Tư theo hệ phái Shia của đạo Hồi...

Trong những ngày sắp tới, tình hình sẽ nhiễu nhương phức tạp khiến chúng ta khó theo dõi được tình hình. Và thường thì sẽ kết luận sai nếu lại tin vào... truyền thông Tây phương! Đây không phải là một tái diễn chuyện Việt Nam mà là võ công Ba Tư, xuất phát từ kinh nghiệm "Cách mạng Iran" năm 1979 khiến Hoa Kỳ bị hụt cẳng....
Hãy nói về chuyện hụt cẳng lần này.
***
Trong loại biến động xa lạ như vậy, ta có những diễn viên, đạo diễn và phù thủy như thế nào"
Năm xưa, Iran có những người sùng chuộng chủ nghĩa cộng sản và lý tưởng "xã hội chủ nghĩa" công bằng và liêm khiết và đạo diễn các cán bộ già đòn ở phía sau. Họ không ưa quân đội và thù ghét các tướng lãnh cấu kết với tài phiệt và tư bản (Mỹ!) Ai Cập cũng còn thành phần này, vì xưa kia Nasser đã từng mơ ước xây dựng xã hội chủ nghĩa khi liên kết với Liên Xô.
Ai Cập cũng có những người mơ ước nền dân chủ Tây phương - sinh viên, gia đình tư sản, có hấp thụ giáo dục Anh-Mỹ và trở thành giai tầng thông ngôn cho dư luận bên ngoài. Đạo diễn là ai thì ta chưa biết, cho tới khi thấy Mỹ gọi nhân vật mới xuất hiện là khuôn mặt cải cách. Xứ này cũng có những người Hồi giáo ôn hòa, không hài lòng với tinh thần vật chất và tham ô của chế độ lý tài và độc tài. Và còn có những tay Hồi giáo cực đoan sẵn sàng áp dụng phương pháp khủng bố để gây bất ổn và đánh sụp chế độ thế quyền hầu có thể xây dựng một chế độ thần quyền, cai trị bằng Giáo luật do họ diễn giải theo lối hà khắc nhất.... Rồi còn các sĩ quan trẻ có đầy tham vọng nữa...
Bên trong chính quyền thì ta có guồng máy thư lại của công chức, rất thạo việc giao thiệp với Bộ Ngoại giao hay cơ quan viện trợ Mỹ, có quân đội với các tướng lãnh đã từng tu nghiệp bên Anh bên Mỹ. Và có bộ máy an ninh tình báo, ít nhiều hợp tác với CIA để trao đổi tin tức.
Đó là hậu trường và sân khấu trước khi thảm kịch bắt đầu.
Thảm kịch là do truyền thông Mỹ chỉ tin vào và tìm đến những ai biết nói tiếng Anh, một thiểu số ở thành phố đôi khi mù mờ về mọi chuyện ngay trong xã hội của họ. Thảm kịch vì các xu hướng dân chủ tại Mỹ sẽ mài miệt chứng minh tính chất độc tài của chế độ quân phiệt rồi gây ấn tượng lạc quan về "phong trào dân chủ" bên trong. Khi thấy động, họ kết luận rằng đó là quần chúng đang nổi dậy đòi dân chủ! Và quần chúng Ai Cập ở nhà tin mà đọc tin tức Tây phương thì là thật.
Thảm kịch vì cơ quan an ninh bản địa chưa chắc đã nắm vững tình hình và có thông tin chính xác, lại không sẵn sàng trao đổi tin tức với cơ quan CIA. Trong khi CIA lại... nhìn đâu cũng thấy khủng bố: chỉ tập trung chú ý vào chuyện khủng bố để bảo vệ nước Mỹ, nên có khi lượng định sai những uẩn khúc bên trong xã hội. Còn bộ Ngoại giao thì lấy nguồn tin từ bộ máy thư lại công quyền, từ các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đối lập ôn hoà hay các chính khách chờ thời... để tùy cơ ứng biến. Y như CIA, họ lấy nguồn tin từ những người thông thạo Anh ngữ nên chưa chắc đã nắm vững tâm tư của người dân cùng khốn ở chốn thâm sâu.
Và hiểu sai sự thể như đã hiểu sai Iran năm 1979.
Khi biến động xảy ra, sự vận hành bi thảm của cả hệ thống phức tạp đó sẽ trình bày sự thể một cách lệch lạc, không hẳn sai mà là không đầy đủ và thiếu trung thực. Nhưng sự thể lệch lạc ấy lại tác động vào dư luận Mỹ khiến người Mỹ hồn nhiên lại tin vào cách mạng màu này mau kia mà mơ tưởng hão huyền. Và ảnh hưởng vào chính giới, vào tấm lịch tranh cử tại Mỹ... Hoa Kỳ không thể bảo vệ một đồng minh độc tài được. Nó đi ngược lý tưởng của nước Mỹ.
Trong khi những phù thủy giấu mặt thì lặng thinh khai thác tất cả.
Họ có thể đưa ra những khuôn mặt ôn hoà, có vẻ thân Tây phương - loại "lực lượng thứ ba" giữa các tướng lãnh ác ôn và các nhóm cách mạng cực đoan - để vận động thế giới yểm trợ việc lật đổ chế độ. Sau đó là một chế độ ôn hoà nhưng bất lực. Có khi là một "vụ Kerensky" tại Nga năm 1917 hay "vụ Bani Sadr" tại Iran năm 1981. Lãnh tụ ôn hòa cải lương vừa lên là bị lật và sống lưu vong, để xuất hiện một bộ mặt thật: cách mạng chuyên nghiệp và cực đoan chống Mỹ gấp trăm!
Ai Cập hiện nay không chỉ có một mà có quá nhiều phù thủy.
***
Non tay nhất có thể là một nhóm tướng lãnh muốn gây loạn để ban bố tình trạng thiết quân luật hầu còn cứu lấy quốc gia. Họ cho Gamal Mubarak đi chơi và Nội các của đảng NDP ngồi xơi nước, để nắm chính quyền. Già đòn hơn thì có các lãnh tụ của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo MB. Nếu quả là các tướng đang đốt lửa rơm để hâm nóng nhiệt tình của tuổi trẻ, thì các lãnh tụ Hồi giáo có thể kín đáo cung cấp xăng dầu và chất nổ, lẫn người sẵn lòng tử vì đạo. Rồi quy luật "hậu quả bất lường" sẽ bật ra một cái lò xo hiểm ác.
Quái quỷ hơn thì còn có loại "phù thủy mắt xanh" mà Sàigon trước 1963 và 1975 có biết: chính cơ quan CIA của Mỹ. Khi thấy chính quyền dân sự lập cập và có thể tuột tay, bàn tay nhám có khi lại thọc vào và tìm ra một giải pháp chính trị và lãnh đạo khác...
Từ rất xa, còn có loại phù thủy rậm râu sâu mắt, các Giáo chủ Iran đầy mưu lược và cán bộ...
Ngần ấy phù thủy đều lặng tinh bắt quyết trước khi thi thố pháp thuật thần thông. Vì vậy, chúng ta còn phải chờ đợi. Ai cũng hiểu và nói rằng "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", nhưng có khi thành hình từ những bàn tay ma mãnh của các phù thủy biết vận dụng quần chúng cho mục tiêu của họ.
Chưa nhìn ra các đạo diễn giấu mặt thì đừng vội kết luận từ các diễn viên trên sân khấu. Và đừng vội tin vào sự tường thuật của truyền thông Anh ngữ.
***
Phần trên đây được viết trong ngày 26. Hai ngày sau, một số biến cố đã có vẻ rõ nét hơn trong mớ bong bong hỗn loạn mà ít ai nhìn ra toàn cục.
Năm 1963, khi Thượng Toạ Thích Quảng Đức tự thiêu ở một ngã tư tại Sàigòn, những người ở tại chỗ, kể cả phóng viên ngoại quốc - từ ngã tư đó cho đến các quán cóc của Sàigòn - đều nghĩ rằng mình đang chứng kiến hay tường thuật "sự thật" tại Sàigon và khía cạnh ác ôn của chế độ Ngô Đình Diệm. Đúng là một cách "vô minh" của nhà Phật mà sau này mình mới hiểu ra! Có khi vẫn còn chưa hiểu.... Sự thật đó ma quỷ hơn nhiều, do những động lực xuất phát từ xa hơn.
Cũng thế, những gì đang xảy ra tại Ai Cập có thể là hình ảnh ngoài phố, kịch bản trong hậu trường mới là phần hấp dẫn.
Một thí dụ là Tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập, Tướng Sami Anan đã đến Mỹ từ hôm 24, đến ngày 28 mới có tin thông báo là ông trở lại Cairo. Với cẩm nang trong tay hay là một lượng định chính xác về lập trường Hoa Kỳ để trình bày lại với các tướng lãnh ở nhà. Trong bốn ngày đó, xứ Ai Cập xôi xục như nồi bánh chưng ngày Tết với những tin tức dồn dập và mâu thuẫn về những gì đang xảy ra. Suốt thời gian đó, Tổng thống Hosni Mubarak vẫn lặng thinh và lãnh đạo Hoa Kỳ cũng chẳng nêu vấn đề gì về chuyện này. Phát ngôn viên của Tổng thống Barack Obama chỉ hé mở chi tiết tầy trời, là Tổng thống Mỹ không nói chuyện gì với Tổng thống Ai Cập. Trên đường phố Cairo, chi tiết ấy thật là lặt vặt mà có ý nghĩa.
Có ý nghĩa không kém là một ngày trước đó, khi đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA lại phong cho một lãnh tụ đối lập, ông Mohamed ElBaradei là "Nhân vật Cải tổ" của Ai Cập! Đạo diễn bắt đầu ra chiêu và đưa ra nhiều diễn viên khác.
Biết đâu chừng, Hoa Kỳ chuẩn bị sẵn nhiều lá bài để chẵn lẻ gì nước Mỹ vẫn không thua và bề nào, các nhóm Hồi giáo cực đoan sẽ không thắng. Vì vậy, người viết không chạy theo tin tức nữa - Tết nhất rồi - mà lùi lại xem xử thể sẽ ra sao, Tổng thống Hosni Mubarak nói gì với quốc dân Ai Cập và kết quả ra sao...
Người viết xin kết thúc bài viết quá dài này để xem ông Mubarak nghĩ gì khi bước ra hứa hẹn cải cách và tuyên bố giải tán Chính phủ. Ông ta không chỉ ứng xử với đám đông biểu tình mà với các tướng lãnh, thành trì cuối cùng của chế độ!
Nhưng đã khởi đầu bằng chuyện bói toán thời sự thì cũng xin bạo phổi đưa ra một lời tiên đoán.
Sau Tunisie và Ai Cập, nơi sẽ biến động mạnh và có hậu quả chiến lược cho Hoa Kỳ tại Trung Đông không là Yemen. Mà là Syria. Xứ này liên hệ đến Israel, Bắc Hàn, Iran, lực lượng Hezbollah tại Lebabon và cả lực lượng Hamas trên Dải Gaza...

Ý kiến bạn đọc
01/02/201113:32:50
Khách
tư duy người đọc đôi khi bị hạn chế, đề nghị ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau này viết bài bình luận nên có những bài cho cấp tiểu học bình dân để ông "Tran Thanh Tam" dể hiểu hơn. Ở cuối bài ông nhớ có dòng ký nhỏ nhỏ là "thbd" để người đọc hiểu ý ông hơn.

Rất cám ơn bài bình luận của ông, quả là đáng suy nghĩ.
01/02/201106:32:46
Khách
Đúng là bá láp, bình luận 3 xu. Nhất là khi nói về một vấn đề lịch sử, về một chế độ độc tài Ngô Đình Diệm hay gia đình trị mà không nêu rỏ tài liệu hay chứng cớ mà chỉ bôi nhọ một tôn giáo khác với tôn giáo mình (chỉ qua hành động của một cá nhân hay chức sắc) bằng một vài câu kết luận mơ hồ mập mờ đánh lận con đen. Đây là một vấn đề lớn của lịch sử, ảnh hưởng đến nhiều người, đến tôn giáo hay một quốc gia dân tộc. Đây là một bài học lịch sử cho thế hệ kế tiếp mà chúng tôi trẻ hôm nay sẽ tìm hiểu học hỏi qua nhiều sách báo tài liệu, nhân chứng trung thực, không xuyên tạc, hay thành kiến tôn giáo. một nhà báo, nhà Văn, một người làm văn hoá, trí thức không thể viết một cách hàm hồ vô trách nhiệm như vậy. 
Những tín đồ Phật Giáo, Cao Đài, hay Phật Giáo Hoà Hảo, hay Quốc Dân Đảng hay những Đảng phái quốc gia sẽ có những kết luận tương tự như vậy đối với LM NDT, chế độ độc tài, nối giáo cho ngoại bang, thần quyền giáo quyền ... Vấn đề trở nên phức tạp .. Khi lịch sử không được tôn trọng hay bóp méo.
01/02/201112:37:50
Khách
Gửi ông Trần Thanh Tâm:
Xin ông đừng nóng giận khi đọc bài viết này của ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Xin ông đọc lại thêm hai lần nữa ông sẽ thấy nó hay hơn ông nghĩ. Tên ông có thể là Thành Tâm, Thanh Tâm hay kẹt lắm là Thánh Tâm ( nói về thiên chúa). Cả ba tên đều hay và đẹp cả nhưng xin "Bác" chứ nóng giận đến thế mà hỏng việc.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.