Hôm nay,  

Trong Cơn Sóng Gió Ai Hơn: TQ hay Hoa Kỳ"

27/01/201100:00:00(Xem: 17834)
Trong Cơn Sóng Gió Ai Hơn: TQ hay Hoa Kỳ"

Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA

Mỹ tạo ra một nền văn minh khác chứ không hành xử theo kiểu Trung Quốc...

Nhân chuyến thăm viếng Hoa Kỳ tuần qua của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, một số nhà bình luận Mỹ ngợi ca Trung Quốc là mau mắn đối phó với nạn tổng suy trầm và đạt tốc độ tăng trưởng rất cao nhờ các biện pháp kích thích kinh tế. Trong khi ấy, lãnh đạo Hoa Kỳ lại chậm lụt và thậm chí nền dân chủ còn phô bày nhược điểm trong cơn hoạn nạn kinh tế. Một nhân vật trong số các nhà bình luận đó là Giáo sư Francis Fukuyama của Đại học John Hopkins ngay tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhận thấy quan điểm ấy có thể ảnh hưởng đến tư duy của nhiều người tại Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong phần trao đổi do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Tuần qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức viếng thăm Hoa Kỳ. Nhân dịp này truyền thông Mỹ so sánh Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai quốc gia với hai nền kinh tế và chế độ chính trị khác biệt. Đáng chú ý là một số quan điểm được đưa ra với hàm ý ngợi ca hệ thống chính trị Trung Quốc là nhanh chóng đối phó để vượt cơn sóng gió kinh tế hơn hẳn Hoa Kỳ. Chúng tôi xin đề nghĩ là ta sẽ cùng kiểm điểm sự kiện ấy, nhưng trước hết, xin ông cho một nhận xét tổng kết về chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ chuyến đi là một thắng lợi tuyên truyền cho ông Hồ Cẩm Đào khi là quốc khách được Hoa Kỳ đón tiếp long trọng, như Chủ tịch Giang Trạch Dân hay ông Đặng Tiểu Bình năm xưa, và phái bộ của Trung Quốc còn hứa hẹn hàng loạt hợp đồng trị giá 45 tỷ Mỹ kim cho doanh nghiệp Mỹ. Điều ấy chứng tỏ thế giá của một cường quốc đang lên.
- Còn về thực chất của kết quả thì tôi thú nhận là... chưa biết.
- Vì trong chuyến đi, ông Hồ Cẩm Đào có buổi làm việc và ăn tối hôm 18 với Tổng thống Barack Obama cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Hôm sau ông mới lại họp riêng với Tổng thống Mỹ rồi hai người ra tiếp xúc với báo chí trước khi dự quốc yến vào buổi tối. Dư luận bên ngoài chỉ chú ý đến quan hệ kinh tế hay mậu dịch giữa hai bên và đến vấn đề nhân quyền, có được ông Obama nêu lên mà ông Hồ Cẩm Đào cũng xác nhận là Trung Quốc vẫn cần cải tiến. Tôi đặc biệt chú ý tới những gì không được thông báo ra ngoài, nhất là sau buổi làm việc đầu tiên mà mình phải đoán là liên hệ tới ngoại giao và an ninh. Cho nên, nếu có phải nhận xét sơ khởi thì tôi cho là ngoài thành quả biểu kiến, chuyến đi chưa san bằng các mâu thuẫn giữa hai quốc gia. Phải ít lâu nữa ta mới thấy hết.
Việt Long: Trở lại việc một số nhà bình luận Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, lại ngợi ca Trung Quốc là có ưu điểm hơn Hoa Kỳ thì ông giải thích thế nào"Chúng tôi chú ý đến bài viết trong ý hướng đó của Giáo sư Francis Fukuyama trên tờ Financial Times của Anh vào ngày 17 vừa qua.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, sự kiện truyền thông báo giới và trí thức Hoa Kỳ được toàn quyền phát biểu ý kiến, kể cả phê phán chê bai hệ thống chính trị Mỹ và đề cao hệ thống Trung Quốc, là một điểm son của nước Mỹ mà chưa chắc truyền thông và trí thức Trung Quốc đã có.
- Thứ hai, trong số các quan điểm được đưa ra nhân chuyến Mỹ du của Hồ Cẩm Đào thì mình cũng thấy đủ mọi lời khen chê. Nếu Giáo sư Fukuyama có ngợi ca Trung Quốc hôm 17 thì hôm 20 lại có Giáo sư Paul Krugman, Giải Nobel về kinh tế, có bài phê phán chính sách kinh tế của Trung Quốc với dự báo u ám về một nguy cơ khủng hoảng.
Việt Long: Riêng về quan điểm của ông Fukuyama thì ông nghĩ sao"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thì tôi nghĩ rằng ông ta đang gặp vấn đề về tâm lý!
- Năm nay ông ta cũng gần 60 tuổi, và xưa kia từng phục vụ chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan bên đảng Cộng Hoà và trở thành một kiện tướng của phái "Tân bảo thủ" trong chính trường Mỹ. Khi Liên Xô tan rã hai chục năm trước, ông cũng là người hăng hái đề cao chế độ dân chủ chính trị và tự do kinh tế, với lập luận là "lịch sử cáo chung" khi tư bản chủ nghĩa thắng thế chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Sau này ông khai triển lý luận thành cuốn sách, đại để là cả thế giới từ nay sẽ theo tư bản chủ nghĩa, là chuyện cũng khá lạ!
- Thế rồi, khoảng bảy tám năm nay ông ta lại đổi ý, về an ninh thì giã từ phe "Tân bảo thủ" và lần này thì đảo ngược lập luận. Rằng chế độ kinh tế tự do đã hết ưu thế và hệ thống chính trị Trung Quốc mới có ưu điểm là lập tức lấy những quyết định rất phức tạp mà táo bạo khi ào ạt bơm tiền kích thích kinh tế hoặc thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng quy mô.
- Ngoài lập luận mà tôi xin phép nói là hời hợt đến khó hiểu về kinh tế, dù ông ta là giáo sư về bang giao và kinh tế quốc tế, Fukuyama còn gây hiểu lầm tai hại khi phê phán hệ thống dân chủ, như của Hoa Kỳ hay Ấn Độ, là khó xoay trở được nhanh vì có quá nhiều chướng ngại, như công đoàn, các nhóm áp lực, hiệp hội nông dân hay toà án. Tôi bàng hoàng đọc thấy sự so sánh của ông ta. Rằng trong nền dân chủ pháp trị của Ấn Độ thì người dân thường cũng có thể chống lại các kế hoạch của chính phủ, chứ nhà cầm quyền Trung Quốc thì có thể đưa hơn một triệu dân ra khỏi nơi xả nước của đập Tam Hiệp mà chẳng gặp trở ngại! Ông ta nhìn vấn đề gọn và sạch theo kiểu trí thức!
Việt Long: Bây giờ, khách quan mà nói thì ta thấy Hoa Kỳ đã bị suy trầm kinh tế từ cuối năm 2007, nhồi trong vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến kinh tế toàn cầu bị suy trầm trong hai năm 2008-2009. Trong hai năm đó, kinh tế Mỹ bị sa sút nặng và thất nghiệp tăng vọt. Chính quyền của ông Obama chấp chánh từ đầu năm 2009 vẫn không đẩy lui được dù Ngân hàng Trung ương có biện pháp tiền tệ táo bạo và Chính quyền đã tung kế hoạch kích cầu hơn 800 tỷ. Trong năm nay, kinh tế Hoa Kỳ có thể phục hồi với tốc độ tăng trưởng mà ông dự báo là 4%, tức là còn cao hơn nhiều trung tâm nghiên cứu khác, nhưng thất nghiệp thì chưa thể giảm ngay.
- Trong khi ấy, ngay từ tháng 11 năm 2008, Trung Quốc đã ào ạt bơm tín dụng và tăng chi ngân sách với khối lượng rất lớn cho doanh nghiệp nhà nước và các địa phương, kết quả là sản xuất lấy lại đà tăng trưởng và có khi kinh tế còn bị lạm phát sau khi tăng 10,3% trong năm qua. Như vậy, rõ là Trung Quốc đối phó nhậm lẹ và có lẽ hữu hiệu hơn với sóng gió kinh tế chứ"

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên nhìn ra hai loại vấn đề trong câu chuyện này.
- Thứ nhất, kinh tế Mỹ đang ra khỏi hình thái công nghiệp để bước vào hình thái sản xuất khác, với tốc độ tăng trưởng không thể là 7-8% như xưa. Kinh tế Trung Quốc thì mới tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa với tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng không thể kéo dài mãi, cũng tựa như Nhật Bản hay các nước tân hưng Đông Á mấy chục năm về trước. Cho nên đối chiếu đà phát triển của hai hình thái kinh tế thì cũng như mình so sánh chiều cao của đứa trẻ ở tuổi dậy thì với một người trung niên.
- Thứ hai, khi suy trầm kinh tế hay khủng hoảng tài chính xảy ra, dân Mỹ công khai phàn nàn và bỏ phiếu cho một tầng lớp lãnh đạo khác để cứu nguy. Hai năm sau thôi, khi thấy việc cứu nguy chưa có kết quả, thất nghiệp vẫn quá cao mà còn gây tác dụng phụ như bội chi và công trái quá lớn, họ bỏ phiếu cho tầng lớp lãnh đạo khác để tìm giải pháp khác. Thực tế thì ba năm qua, Hoa Kỳ đã liều lĩnh áp dụng mọi giải pháp bất thường để nào cấp cứu kinh tế, hệ thống ngân hàng, các hãng xe hơi Mỹ, và Ngân hàng Trung ương lẳng lặng in bạc. Tất cả tiến trình bầu bán, tranh luận, chuộc nợ, cứu nguy và bầu lại, đều được công khai hóa và người dân tha hồ phê phán. Vì vậy, nếu bảo rằng nền dân chủ đa nguyên khiến mâu thuẫn về quyền lợi của nhiều thành phần lại cản trở khả năng cứu nguy kinh tế là điều không đúng. Nền dân chủ thật ra cho phép người ta sửa sai và tránh được tai họa quá lớn của những liều thuốc đổ bệnh.
Việt Long: Ngược lại thì Trung Quốc làm gì"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ngược lại, Trung Quốc ào ạt tăng chi ngân sách và bơm tín dụng, nhưng qua những kênh nào thì ít ai được rõ, với hậu quả ra sao cũng vậy. Trong chương trình cách đây đúng một năm, chúng ta đã phân tích "Ảo ảnh Trung Quốc" khi vạch ra sức đẩy của đà tăng trưởng 8,7% năm 2009 là do đầu tư đóng góp đến 92%. Tiêu thụ chỉ có 53%, vị chi là 145%, nhưng bị xuất khẩu lấy mất 45%! Nếu so tốc độ tăng trưởng 8,7% của Trung Quốc với 0,8% của Mỹ trong năm đó thì Trung Quốc quả là vĩ đại!
- Thứ nữa, khi nạn tổng suy trầm xảy ra, nội bộ lãnh đạo Trung Quốc đã có những tranh luận và bất nhất giữa mục tiêu tăng trưởng và tái phân lợi tức lẫn tỷ giá đồng nhân dân tệ, chứ không hẳn là một sự thống nhất ý chí và quyết định nhịp nhàng như người ta tưởng. Sau cùng là vị thế của người dân trong cả tiến trình quyết định ấy. Tại Trung Quốc thì ai dám lên tiếng nếu hậu quả là môi trường bị hủy hoại, là vật giá leo thang, là nạn bong bóng đầu tư bị bể" Khi bị lạm phát quá mạnh, như đã từng bị năm 1989, thì Chính quyền Bắc Kinh làm gì trước sự phản đối của người dân" Họ tắt đèn cho quân đội tàn sát, là tai họa đã xảy ra tại Quảng trưởng Thiên an môn.
Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông. Liệu ta có thể nào nghĩ rằng trong một giai đoạn phát triển nào đó, thí dụ như vào bước đầu của công nghiệp hóa, quốc gia có nhiều hy vọng tập trung nỗ lực để bung lên rất mạnh nếu có một chế độ chính trị có thể là độc tài" Lý luận này rất hấp dẫn trong các nước nghèo và có lẽ vẫn được Trung Quốc và Việt Nam áp dụng.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi xin nêu ngược vấn đề. Một chế độ được coi là "tốt" thì mình phải hỏi là "tốt cho ai""
- Trong bước công nghiệp hoá, việc tập trung quyền lực để quyết định về sung dụng tài nguyên cho các khu vực ưu tiên là một cám dỗ và thực tế cũng dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài, làm thiểu số có chức có quyền lập tức thất nghiệp! Công cuộc phát triển chỉ bền vững khi có tự do dân chủ, là điều mà nhiều nước độc tài như Đài Loan, Nam Hàn hay Chile đã sớm hiểu ra và lãnh đạo của họ tự chuyển hóa dần theo chế độ dân chủ. Rốt cuộc thì chỉ có chế độ dân chủ với người dân có quyền tự do thì mới hy vọng chọn lựa giải pháp kinh tế có lợi nhất cho đa số và sai lầm về chính sách có thể được sửa khi người dân có quyền chọn lựa lãnh đạo khác.
- Trở lại Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thì ông có thể đi Mỹ biểu diễn sự lớn mạnh của Trung Quốc chứ ông chỉ là người phát ngôn cho hệ thống quyền lực và quyền lợi mờ ảo bên trong, từ giới điều hành các tổng công ty đến quân đội, công an và các đảng bộ địa phương. Họ là thiểu số khai thác được ưu thế chính trị độc tài để giành lấy quyền lợi riêng.
- Nhìn rộng hơn nữa thì Trung Quốc có thể đã có một thành phần gọi là "trung lưu" lên tới 300 triệu người, là gần bằng dân số của nước Mỹ nên tạo ra ấn tượng phồn thịnh. Nhưng còn hơn một tỷ người kia thì sao" Trong số một tỷ đó cũng có phân nửa là bần cùng, và bất mãn. Nếu có triệu người xuống đường và lên tiếng thì giá trị ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc có còn gì không"
- Xin qua chuyện Mỹ để kết thúc, vì ta sống tại Hoa Kỳ nên có thể bị hiểu lầm là "phục Mỹ", thực tế thì mình vẫn hành xử quyền phê phán nếu có bất đồng. Trong khi ấy, năm qua ta lại thấy ra lắm sự lạ, như hãng Apple đã vượt qua một cứu tinh năm xưa là Microsoft để là doanh nghiệp có tài sản kinh doanh lớn thứ nhì thế giới sau khi chuyển từ một công ty chế tạo điện toán qua điện thoại. Và hãng Facebook do một thanh niên 26 tuổi bỏ học đi kinh doanh lập ra thì trong hai năm đã kiếm gần bẩy tỷ đô la, rồi lại cho một quỹ từ thiện của tỷ phú Bill Gates hơn hai tỷ. Mà ông Bill Gates này của Microsoft cũng là tay phá ngang khi đang ở đại học, trở thành tỷ phú rồi thì đem tiền đi giúp người khác. Loại chuyện như vậy cho thấy sự biến hóa đến chóng mặt của nước Mỹ. Họ đang tạo ra một nền văn minh khác chứ không hành xử theo kiểu Trung Quốc.
Việt Long: Xin cám ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã giành thời giờ cho chương trình của chúng tôi.
*
Giới Thiệu: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cũng là cây bút bình luân của Việt Báo từ nhiều năm nay. Ông là Trưởng ban Tuyển chọn Giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ" của Việt Báo từ năm 2003 và Chủ biên Xuân Việt Báo từ Xuân Giáp Thân 2004. Từ đầu năm nay, tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa đã mở một blog riêng www.dainamax.org mà Việt Báo xin ân cần giới thiệu đến quý độc giả gần xa.

Ý kiến bạn đọc
27/01/201112:43:25
Khách
Kính thưa quý đài,
Nếu không có gì trở ngại,xin quý đài có thể cho tôi được biết địa chị Email của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa được không?Từ lâu tôi rất mến mộ vị KTG này .Trước đây vị này còn hợp tác với một cơ quan truyền thông ở miền nam Cali với mục "Giờ Giải Ảo" rất hay. Nay không còn đài đó nữa.Nhân dịp đầu năm Âm Lịch,tôi cũng xin kính chúc qúy đài một năm mới:
AN KHANG,MẠNH KHỎE
&
MẠNH TIẾN TRÊN ĐƯỜNG NGÔN LUẬN
Trần bộ Phương 01/27/11
Địa chỉ Email của tôi : phuongbo40@yahoo.com
25/02/201105:11:27
Khách
Gop y kien la mot dieu tot. Nhung thiet nghi, nghia tu la nghia tan. Du gi di nua thi co tong thong Ngo dinh diem va bao de NGO dinh nhu , it nhieu cung co cong voi dat nuoc. Chung ta nen ton trong.
17/02/201109:52:28
Khách
Tại sao người Mỹ đã phải bỏ rơi TT Muhammad Hosni Sayyid Mubarak?‏
Năm 1954 người Mỹ đã giúp đỡ cố tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn tổng thống Ngô Đình Nhu biết bao nhiêu để thành lập Đảng Cần Lao và nền Đệ nhất cộng hòa. Ấy vậy mà hai anh em họ Ngô lại không biết nghe lời, làm những con bù nhìn cho người Mỹ. Thành thử bọn quan thầy buộc lòng phải nhờ đến cố trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm phản và đảo chính đã thành công ngày 1/11/1963. Hai anh em họ Ngô đã bị chém nát thây trong chiếc thiết giáp M113 trên đường về Bộ Tổng tham mưu một ngày sau đó.
Trước khi qua đời ngày 22/1/2008 cố Đại tướng Cao Văn Viên cũng đã bật mí như sau:
“Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn Tổng Thống Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại…”
Sau một thập niên cố Tổng Thống Thiệu và phó Tổng Thống Kỳ đã một lòng vì nước vì dân mà lại bị Mỹ bỏ rơi để rồi chúng ta phải chịu cảnh mất nước, mất nhà, mất cả công ăn việc làm. Chúng ta đã bị cầm tù, bị cải tạo và tẩy não…
Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã từng nói:
• Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.
• Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam.
Nói tóm lại thỏa hiệp với người Mỹ là cõng rắn cắn gà nhà, là tự chuốc họa vào thân. Người Mỹ đã để lại cho chúng ta cái đại họa mất nước. Vậy mà có ai ghét người Mỹ đâu; nếu tụi nó có địch, nhiều người lại khen là địch cho vui nhà thế mới chết!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.