Hôm nay,  

Sách Thơ Tuồng Chàng Lía của GS Nguyễn Văn Sâm

23/05/201200:00:00(Xem: 12488)
(Bài nói chuyện trong buổi ra mắt 2 tác phẩm “Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây” và “Quê Hương Vụn Vỡ” của GS Nguyễn Văn Sâm hôm Chủ Nhật 20-5-2012 tại Viện Việt Học.)

Trước tiên, xin tự giới thiệu, tôi là một sinh viên cũ của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm thời Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975. Và kính thưa thầy Sâm, em cảm ơn thầy đã có nhã ý mời em giới thiệu một tác phẩm thầy vừa xuất bản bởi Viện Việt Học.

“Tặng những anh hùng Bình Định và tất cả anh hùng trên đất nước đau thương của chúng ta.”

Đó là những dòng chữ trân trọng đề tặng của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm nơi trang đầu trong tác phẩm mới của ông nhan đề “Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây,” một thơ tuồng còn được quen gọi theo cách dân gian là “Truyện Chàng Lía,” hay gọi theo cổ bản là “Văn Doan Diễn Ca.”

Sách này do Giáó Sư sưu tầm và giới thiệu lần đầu tiên. Đây cũng là một kiệt tác Nôm Miền Trung thế kỷ 18, theo nhận định của Giáó Sư. Tác phẩm mà quý vị đang có trên tay là do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu, phiên âm; được học giả Nguyễn Hiền Tâm đính chánh, viết Bạt; và phần chính là từ bản Nôm cung cấp bởi học giả Trương Ngọc Tường.

Người Miền Trung, đặc biệt là người Bình Định, hầu hết đã quen thuộc với những dòng ca dao như:

Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, vè về Quảng Nam.
*
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
*
Câu hỏi trước tiên là có thật có nhân vật tên là Chàng Lía hay không? Có thật có một cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía hay không?

Một điều được biết chắc chắn rằng, không có chính sử nào ghi về Chàng Lía và về cuộc nổi loạn của Chàng Lía. Nhưng một điều cũng được biết chắc chắn rằng, có một thơ tuổng ghi lại cuộc đời Chàng Lía lưu truyền ở Bình Định và ở nhiều nơi tại Miền Trung Việt Nam. Và nền văn học dân gian đặc biệt này đã có gần 1,350 câu được soạn ra để kể về cuộc đời Chàng Lía.

Bản văn Truyện Chàng Lía, hay Văn Doan Diễn Ca thực sự không thuần túy văn học, theo nghĩa chúng ta thường nghĩ về Truyện Kiều hay Chinh Phụ Ngâm Khúc. Trong khi Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn được biết chính xác tên tác giả, thì Truyện Chàng Lía không thể biết tác giả là ai. Trong khi Truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm được sáng tác cho nền văn hóa đọc, thì Truyện Chàng Lía được soạn ra để phục vụ cho nền văn hóa sân khấu.

Ngàỳ hôm nay, chúng ta không biết chính xác ai là tác giả những dòng thơ Nôm này, thể văn mà Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm gọi là thơ tuồng, trong đó người hát thơ qua nhiều đời đã pha lẫn vào các thể văn cho thích hợp với trình diễn sân khấu, như các hình thức: nói, hát nam, hát khách, than thở... của hát bội.

Tuy nhiên, trong nhiều thế hệ, thơ tuồng Chàng Lía đã nuôi sống một số nghệ sĩ trình diễn.

GS Vũ Ngọc Liễn trong Tạp chí Văn hiến Việt Nam, được Báó Bình Định trích ngày 6/6/2003, qua bài "Chiều chiều én liệng Truông Mây..." có đoạn viết về nghệ thuật sân khấu này, trích:

"Trước cách mạng tháng Tám ở quê tôi có ông Trùm Vạn chuyên sống về nghề nói Vè chàng Lía. Mấy chục năm hành nghề luôn no đủ, vì người nghe không chán, nghệ thuật kể chuyện của ông Vạn hấp dẫn không kém diễn viên sân khấu chuyên nghiệp, âm thanh trầm bổng, tình cảm diễn biến, điệu bộ sinh động, một mình cùng lúc đóng mấy vai. Ông Vạn chết, nghệ thuật kể "Vè chàng Lía" cũng chết theo..." (hết trích)

Nghĩa là, trong gần một thế kỷ rưỡi, nghề hát thơ tuồng Chàng Lía đã giúp một số nghệ sĩ sân khấu sống no đủ. Đây là một điểm hết sức đặc biệt. Vì nếu không gợi được cảm xúc trong lòng khán giả, thơ tuồng Chàng Lía chắc chắn không thể được trình diễn từ làng nàỳ sang làng kia, từ năm này sang năm kia... trong một thế kỷ rưỡi như thế.

Thể loại thơ tuồng này được Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm giải thích nơi trang 16, 17 ở cuốn "Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây”, trích:

"... trong vùng đất mới của miền Nam khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sinh hoạt đọc thơ có tính cách trình diễn đại chúng do một người đọc trôi chảy chữ nôm hay quốc ngữ, vừa đọc vừa thay đổi giọng điệu để phù hợp với mỗi cách nói và từng vai trò của nhân vật. Thính chúng trở thành khán giả... (...) Vì điều kiện cung cầu, người nói thơ thường được sự nễ vì, chiều đãi của xóm giềng làng nuớc. Anh ta tượng trưng cho một gánh hát thu nhỏ đến tận cùng; đào, kép, bầu, hề, nhưng, kẻ kể truyện... đều dồn vào một người." (hết trích)

Nhưng tại sao bản thơ tuồng dài gần 1,350 câu thơ lại không thấy ghi tên tác giả, trong khi bản văn được sự ưa chuộng của dân chúng làng xóm Bình Định tới mức trở thành nghệ thuật sân khấu như thế?

Không thấy lý do chính xác nào được các học giả đưa ra. Một lý do để tin rằng bản văn ca ngợi Chàng Lía, chắc chắn là không được các triều đình ưa thích, vì Chàng Lía là một người nổi loạn, một người dấy quân khởi nghĩa để chống các quan triều đình. Và đặc biệt, thời điểm cuộc nổi loạn của Chàng Lía còn được xem như tiên báo để nhiều năm về sau sẽ xuất hiện cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, khi ba anh em Quang Trung Nguyễn Huệ xuất hiện.

May mắn, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã thành công, đã thống nhất đất nước, và đã giành một chính nghĩa cực kỳ to lớn là đánh thắng quân Xiêm La ở phía Nam và đánh cho tan tác quân Nhà Thanh ở phía Bắc.

Chính sử không phủ nhận được anh em nhà Tây Sơn. Nhưng chính sử không ghi chép về Chàng Lía, chỉ vì Chàng Lía là người dấy loạn, đã thua trận, và đã tự sát ở một góc rừng núi Bình Định. Các đời triều đình về sau đều không muốn khuyến khích dân nổi loạn, nên có thể hiểu rằng bản thơ tuồng đã không ghi được tên tác giả, dù là được hát qua các xóm làng Bình Định.


Một chi tiết để thấy nữa: trong khi nhiều học giả xem Chàng Lía là nghi án huyền thoại, không biết có thực nhân vật nào như thế hay không, thì nhà văn Quách Tấn trong cuốn Nước Non Bình Định đã giành nhiều trang để viết về Chàng Lía, và viết như một nhân vật có thực trong lịch sử, không một dòng ngờ vực nào hết. Vì nhà văn Quách Tấn, cũng như hầu hết dân Bình Định, đều tin thật có một Chàng Lía như thế.

Báo Bình Định trong tháng 6/2005 đã trích từ Nước Non Bình Định, đăng thành loạt 3 kỳ bài viết của Quách Tấn nhan đề "Truông Mây và Chàng Lía" -- trong đó, nhà văn họ Quách trân trọng viết, trích:

"...Chàng Lía, hay Chú Lía, là ai?

Là một hiệp sĩ áo vải, sống vào thời chúa Nguyễn (không biết chắc chắn thời Chúa nào). Cha là người huyện Phù Ly, ở gần "miền Bích Khê". Mẹ là người Phú Lạc, huyện Tuy Viễn. Lía mồ côi cha. Mẹ đem về nuôi ở quê ngoại. Lớn lên cho ở chăn trâu cho một phú hộ trong miền. Lía rất thương mẹ. Đến ở nhà người, nhưng tối nhất định trở về với mẹ..." (hết trích)

Toàn bộ bài dài 3 kỳ của Quách Tấn không hề nêu nghi vấn nào về Chàng Lía có mặt trên đời này hay không. Và từng dòng chữ của họ Quách đều như xác minh rằng, đúng là có Chàng Lía hiệp sĩ áo vải trong lịch sử như thế.

Tuy nhiên, Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia viết:

"Mặc dù thông tin cụ thể chưa xác định được, song có giả thiết cho rằng chàng Lía vốn tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ngày nay). Lía xuất thân trong 1 gia đình nghèo khổ. Là người có khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Khi khởi nghĩa chàng Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung." (hết trích)

Hiện thời, các di tích liên hệ tới Chàng Lía đều tiêu điều hoang phế. Báo Bình Định trong số ngày 22/9/2005, qua bài viết của Lê Viết Thọ, nhan đề "Truông Mây: một di tích bị lãng quên" đã ghi nhận:

"Chỉ cách thị trấn Tăng Bạt Hổ (Hoài Ân) hơn 2 km, nhưng Truông Mây, di tích lịch sử gắn với chàng Lía, người anh hùng nông dân của Bình Định, lại bị lãng quên. Thắp một nén hương bên mộ chàng Lía mà trong lòng không khỏi đau xót...

Phải len sau những vườn cây, leo lên sườn núi Một, anh Hà chỉ cho tôi một mảnh đất ken đặc cây cối, lọt thỏm giữa vườn điều: mộ chàng Lía. Phải vạch lá mới thấy chút dấu tích còn lại: một đoạn tường đá ong, dài độ 1m. Đi ra phía sau, thấy thêm một lớp 5, 6 hòn đá ong vuông vức khác. Và cũng chỉ còn bấy nhiêu. "Trước đây, tôi có nghe các cụ già nói là ngôi mộ còn khá nguyên vẹn, chỉ mất tấm bia do bị bọn đào trộm vàng phá hủy"- anh Hà nói. Điều khá đặc biệt là mộ tuy nhỏ, nhưng căn cứ vào dấu tích vòng ngoài thì khu mộ lại khá rộng." (hết trích)

Về Mộ Chàng Lía, Bài viết cũng ghi nhận rằng Trung tâm Văn hóa - Thể thao Huyện Hoài Ân của Bình Định, vào những năm cuối thập niên 1990s "đã đặt vấn đề khảo sát, xác định vị trí để dự định lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích. Nhưng sau đó, lại bị bỏ lửng, không còn ai quan tâm đến, không hiểu vì sao". (hết trích)

Điểm chú ý là: ngôi mộ thì nhỏ, nhưng khu mộ lại khá rộng. Có nghĩa là, nơi người dân Bình Định tin là mộ Chàng Lía, thực ra phải là một lăng mộ, vì chỉ có lăng mới có khu mộ rộng lớn.

Có di tích như thế, tại sao không được ghi vào chính sử? Thực ra, dễ hiểu, không triều đình phong kiến nào, dù triều đình Huế năm xưa hay triều đình Hà Nội bây giờ, ưa thích chuyện vinh danh người nổi loạn, dù có là một hiệp sĩ áo vải. Đặc biệt nữa, Chàng Lía tuy là một hiệp sĩ, nhưng khi nghệ sĩ hát tuồng lưu diễn từ làng này qua xã nọ, tất phải nói lên ý nghĩa làm sao để các quan trong xã cho phép: do vậy, Chàng Lía phải có những tật xấu vụn vặt, thí dụ như ăn trộm ăn cắp, tính tình hung hăng, và rồi háo sắc để trúng mỹ nhân kế. Nhưng ngay cả cái chết của chàng cũng mang tính nhân bản, luôn luôn nghĩ tới người khác: Chàng Lía bị vây, nên tự cắt đầu, và dặn người tiều phu là bác hãy mang đầu này ra trình quan triều đình để lãnh thưởng.

Và hôm nay, cuốn sách "Người Hùng Bình Định Nổi Loạn Truông Mây" do GS Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và giới thiệu đã lần đầu tiên đưa một văn bản thơ tuồng, từ nền văn học sân khấu của dân gian trở về dạng văn bản đọc, thích nghi với ngôn ngữ có thể hiểu được cho người thời nay.

Không có gì tuyệt vời hơn là khi tìm hiểu về một hiệp sĩ áo vải (nói theo Quách Tấn) đã bị nhiều triều đình qua 3 thế kỷ xóa tên ra khỏi chính sử... thậm chí, tới như đời nay, Mộ Chàng Lía ở Truông Mây cũng còn bị bỏ quên.

Nhưng có một tượng đài vô hình của Chàng Lía vẫn còn được lưu giữ trong lòng người. Thời xưa thì, hình ảnh Chàng Lía được giữ qua thơ tuồng hát nói, lưu diễn qua các sân khấu làng xóm. Và bây giờ, hình ảnh Chàng Lía lưu giữ qua nền văn hóa đọc, qua cuốn sách mà Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm đã sưu tầm, giới thiệu và bổ chính một cách tuyệt vời.

Tác phẩm mà Viện Việt Học ra mắt hôm này hiển nhiên là rất mực cần thiết đối với những người nghiên cứu văn học Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Văn Sâm, Viện Việt Học, và tất cả khán giả.

Phan Tấn Hải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.